Nỗi lòng người vợ-Truyện ngắn của Vũ Thị Kim Liên
Hôm nay vào tiết cuối thu, không khí dễ chịu hơn . Đêm về đã lành lạnh !
Cũng như thường nhật tôi dậy nấu ăn sáng cho cả nhà!
Cháo cho mẹ chồng , đã ninh xương bằng nồi áp suất đa năng chỉ pha chế gia giảm cho hợp khẩu vị mẹ . Phần bánh mỳ và trứng gà ngải cứu cho các con ăn theo sở thích. còn tôi ăn miến nấu với nước xương ống hầm cà rốt cùng gia vị để giảm béo nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng...
Ai cũng nói tôi chú trọng đến khẩu vị của từng người thì phải vất vả tất bật vào buổi sáng. Nhưng mọi người ơi mọi thứ mình đều chuẩn bị từ tối và liên tục đổi bữa để thành viên trong gia đình ngon miệng ạ !
Tôi chuẩn bị bữa trưa cho mẹ vì trưa mấy mẹ con tôi đều ăn tại cơ quan . Chuẩn bị dắt xe ra đi làm thì :
- Reng reng reng ... điện thoại cố định vang lên ở phòng khách.
- A lô!
-Dạ em chuẩn bị đi làm ạ ! Dạ vâng , đầu tuần em đến sớm quét phòng ,rửa ấm chén và khởi động máy.
- À vì mình ít tuổi hơn các anh chị trong phòng.
Sốt ruột vì sợ muộn làm lên tôi trả lời vội bà chị dâu ở quê gọi điện ra hỏi thăm .
Không thấy chị dâu nói lí do gọi điện mà chỉ thấy chị ấy hỏi vòng vo tam quốc.
Tôi bèn ngắt lời chị:
- Dạ vâng ạ , nhưng chị ơi gọi em có việc gì thế? Hay tối về em điện lại cho chị nhé.
- Ồ không em ơi, gọi tìm em vào buổi sáng thì em mới xin cơ quan nghỉ để về giúp chị được chứ .
- Thế ạ? Vâng chị nói cho em biết đi chị? Em sẽ giúp chị và gia đình mình mà. Em còn phép mà.
- Tốt quá, ngày mai cô xin nghỉ về trông anh cô 5 buổi ở viện giúp chị với nhé?
Tôi giật mình khi chị nói anh trai nằm viện mà sao ở quê không ai báo cho tôi biết :
- Anh em bị làm sao hả chị? Tháng trước em về thấy anh khỏe và tham gia biểu diễn Ngày đại đoàn Kết toàn dân, tiết mục đoạt giải A mà? Anh ốm mà không ai báo cho em biết?
Chắc thấy giọng tôi run run lo lắng nên chị động viên :
- Cô đừng lo anh cô bệnh cũ tái phát tuy vẫn ăn uống bình thường nhưng phải có người biết nói chuyện bác sỹ bảo thế bệnh mới mong thuyên giảm. ở nhà đông người , nhưng không dám nhờ ai chỉ nhờ cô vì anh cô chỉ nghe lời cô. Vì chị phải về quê ngoại giúp dì út lo việc gả chồng cho con gái dì ấy. Anh cô nằm viện, chị mà về ngoại cũng không yên tâm nhưng vì xa xôi anh cô có bệnh lên gần năm nay chị không về quê, nhân đợt cưới con dì út chị muốn về.
- ôi chị của em, đừng lo em đi làm đã nhé . Em sẽ về thăm và chăm sóc anh trai chị ạ!
- Nếu em về được thì chị cảm ơn cô nhiều lắm ,Mai à.
Hứa với chị thế nhưng tôi cũng lo vì công việc ở phòng cuối năm bận rộn lại thêm hai nàng tháng sau nghỉ thai sản rồi mẹ chồng tôi ai lo cơm nước? Các con thì bận công việc mà chúng nó lại là trai thì khâu bếp núc không ổn.
Sau khi xin phép Trưởng phòng vì anh trai là thương binh bị bệnh ;
Tôi về nhà chưa biết thưa gửi xin phép mẹ chồng như thế nào.
- Con ơi mẹ cắm cơm rồi, con cứ đi về chăm anh trai giúp chị dâu con đi. Mẹ và các cháu tự lo được. Đừng lo con ạ.
Mẹ chồng tôi vui vẻ giục tôi ăn tối rồi chuẩn bị mai về quê sớm.
- Bà nói đúng đấy mẹ ạ! Con sẽ tự làm ăn sáng cho bà và anh em con. Chúng con lớn rồi. Mẹ cứ đi về chăm sóc bác nhà mình nhé, chắc phải quan trọng bác sỹ mới khuyên bác Thủy nhà mình tìm mẹ đấy !
Con trai lớn nói dõng dạc làm tôi thấy ấm lòng và yên tâm.
Từ ngày anh xã nhà tôi đi lao đông bên Úc mấy năm nay mọi việc đối nội đối ngoại để một mình tôi cáng đáng .
***
Sáng thu trời quang mây tạnh , chim hót líu lo như đón chào người xa quê về với vườn cây ,ao cá. Tôi về thăm Mẹ cùng anh chị em , mọi lần chỉ về vào ngày tết, ngày giỗ. Gần đây tiện xe ô tô về tận ngõ lên tôi năng về quê mau mắn hơn xưa ! Cả nhà quây quần đông đủ . Thì ra anh tôi bị bệnh nặng phát ra 6 tháng nay, thần kinh yếu hay bị mê sảng do hậu quả di chứng chiến tranh ,vết thương tái phát. Vết thương chiến tranh không bao giờ khỏi, anh thường gào thét hô hoán "xung phong" , gặp ai anh tôi cũng vác chạy hô cấp cứu. Thấy nhà ai nấu cám lợn bằng rơm có bùng ngọn lửa là anh tôi chạy thẳng xuống ao múc nước, hai tay 2 gầu sòng tưới cho tắt ngấm mới về nhà. Tài nhất là khi có hội làng thì khâu bảo vệ anh tôi làm rất tốt kể cả hát rất hay hầu như không sai nhạc điệu.Tôi bật khóc khi nghe chị dâu kể... tôi ân hận đã giành it thời gian quan tâm đến người thân. Hai vai tôi rung mãi ...!
- Mai ơi , đừng buồn, đừng tự trách mình từ khi anh cô xuất ngũ sức khỏe ngày một xấu đi, do yếu thần kinh và bị di chứng nặng hai năm nay liên tục được Nhà nước quyết định cho có người chăm sóc.Ủy Ban xã quyết định chi lương cho chị suất chăm sóc anh là thương binh hạng 1. Mấy tháng nay anh cô bị nặng vì trong Hội Cựu Chiến Binh xã đi làm lễ truy điệu cho một số cụ và bệnh binh qua đời.Vì thế, anh cô bị nặng phải đưa đến tuyến trên điều dưỡng. Anh bị tâm thần nặng hơn trước .chị dâu rơm rớm nước mặt kể và vỗ về tôi.
- vâng ạ , chị ơi lần nào về gặp anh sao em không thấy anh biểu hiện gì cũng nghe một số người đồn thổi :"Con trai lãnh đạo cấp to, có em trai liệt sĩ Vũ Ngọc Tỉnh hi sinh ở trận Gạc Ma có khác nhà nước chu cấp lương cao lại còn cấp lương cho vợ chăm sóc nó chứ".
Giờ anh bị nặng thế chị cho mọi người biết để bà con hiểu mà giúp đỡ cho tinh thần anh tốt lên.
Tôi nói giọng như thì thầm bên tai chị. Chị vụt nói to lên:
Cô ơi cả làng biết chỉ có mấy người độc mồm ganh ghét phát ngôn sai đã bị Xã mời ra
ra UBND phê bình rồi. gần đây cả làng trên xóm dưới đều đến động viên và Hội Phụ Nữ Xã cũng cắt cử 2 người chăm sóc anh cùng chị. Quê mình đoàn kết và thân ái lắm. Có điều bệnh anh gần đây ngoài chị ra khó ai tiếp cận được ,chị nói cô phải vững tinh thần nhé vì đến đó rất nhiều bệnh binh như anh cô. Khoảng 10 giờ rưỡi sáng mới được vào viện.
- Vâng chị cứ đi về lo công việc .Khoảng 9 giờ em đi xe máy vào viện. Có cần mua thêm gì hoặc mang tư trang đồ dùng cho anh không?
- Không cô ạ, tất cả đầy đủ rồi. Cô chỉ lo đồ dùng của cô thôi. Có cái chiếu và gối chị gửi cô hộ lí nhé . Cô cố gắng vất vả vì anh chị mấy hôm. Chị đi cho kịp xe đây. Con đi bu ạ , ở nhà bu để ý bảo cháu cho gà và lợn ăn theo phương thức kỹ sư chăn nuôi phổ biến.À tối đến Bu bảo cháu thả ngỗng ra cho nó trông nhà và trông ao cá . Con không sợ người làng mình hi hi chỉ sợ trộm cắp ở nơi khác đến nhập nhoạng trà trộn vào nên thả ngỗng ra bu nhé.
- ô chị ơi ngỗng biết trông nhà sao? Hi hi ...chị vẫn trong đội hài kịch của Thành phố Sao?
- hi hi! cô nhà mình đi cơ quan nhà nước trung tâm Thành Phố nên không biết. Ngỗng nó thấy người lạ là xông vào mổ què luôn. Ngỗng còn bắt trộm tại trận chờ bảo vệ an ninh đến giải ra xã đấy.Thôi chào cả nhà còn 5 phút xe qua ngõ con ra rồi về quê ngoại bu và các em chơi . Mai nhớ nhiệm vụ nhé!
Bóng chị dâu khuất khi cây mít , cây ổi góc vườn vươn ra đầu ngõ che khuất. Tôi vẫn nghĩ Ngỗng trông nhà và bắt trộm là thật hay đùa? Cổ tích sao? Phải hỏi mẹ mới được...
- Con ơi chuẩn bị vào viện với anh đi , mang theo mấy quả bưởi vào cho anh ăn ,bu vặt ở nhà mình đem sang đấy.
- Vâng ạ con đi luôn đây, Bu yên tâm đừng lo gì nhé. Có con rồi sẽ chăm sóc anh là chăm sóc lính cụ Hồ là nghĩa vụ của toàn dân mà mẹ à.
Trả là từ bé địa phương tôi toàn gọi cha mẹ là thầy u hoặc là thầy bu.
***
Tôi lướt xe lên bệnh viện dành cho thương ,bệnh binh của Tỉnh.
Tôi ngỡ ngàng vì cảnh quan ở đây. Vâng ! Hàng cây xanh tỏa bóng như che chở cho các tòa nhà đầy ắp bệnh nhân ! Nơi đây không náo nhiệt như ở các bệnh viện khác. Tôi vào phòng đón tiếp để xin vào phòng của anh tôi . Cô y tá dẫn tôi vòng ra sau đến dãy thương bệnh binh Nội trú.Trước khi vào y tá khám rất kỹ các thứ tôi mang theo.
- Yêu cầu cô để lại bộ cắt móng tay , bộ cạo dâu và con dao con.
- Cháu ơi cô mang vào cho bệnh nhân mà? Con dao để gọt cam , ổi , bưởi mà? Có vi phạm gì đâu chứ?
- Thưa cô ! Quy định của bệnh viện rồi. Thế cô chưa đến bệnh viện này hoặc các viện tương tự thế này đều không đem dao kéo vật cứng vào gây ra nguy hiểm cho người bệnh và cho nhân viên cô ạ.Bệnh nhân nào nặng hay nhảy tường hoặc có biểu hiện gây nguy hại thì phải xích. Cô phải thật cẩn thận vì người bệnh không còn tỉnh táo kiểm soát được hành vi của họ.
- Cảm ơn cháu đã nhắc , cô xin chấp hành . Nhờ cháu gọt bưởi, cam, ổi ra mang tới các phòng bệnh và cả khoa ta ăn quà quê mẹ cô gửi lên đấy!
- Cảm ơn cô đã hiểu và hợp tác .Cô theo cháu , gặp bác sỹ trưởng khoa biết rõ bệnh tình và phác đồ điều trị của anh cô nhé.
Tôi lặng lẽ theo y tá vào Phòng trực Bác Sĩ. Được bác sĩ cho biết bệnh tình của anh mình . Bác sĩ còn hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ mình trước sự lên cơn của các bệnh nhân. Cô hộ lý phát cho dây xích và khóa đồng tôi rất ngỡ ngàng.
- Mời người nhà theo y tá điều dưỡng và bảo vệ vào phòng số 5 giường số 2
nhé.
Tôi vội đi theo y tá, hỏi sao phải cần người bảo vệ ?
- Phải có người bảo vệ cô ạ, nhưng ông Tùng bảo vệ đang cùng người nhà phòng 4 đưa bệnh nhân đi tắm rồi. Cô đi với cháu vào p. Số 5 nhé có vấn đề gì bấm chuông gọi cháu.
Vừa vào dãy nhà có 10 phòng bệnh , y tá đã khóa cửa lớn ngoài ( 10 phòng bệnh chung một cổng sắt to chỉ có ô lỗ khóa to đùng) tôi giật mình vì mình cũng bị nhổt.Đang tất tả ở hành lang đi qua phòng ăn, phòng xem ti vi và đọc báo để vào vào số 5 anh trai tôi nằm.Thót tim vì có dáng người nhảy phóc từ đâu chạy lại phía tôi nhanh như tia chớp túm chặt cổ tay tôi :
- Em đây rồi ! sao em học lâu thế ? Anh chờ mãi , áo dài trắng đâu không mặc? Sao mặc thế này...
Tôi hú hồn. Theo phản xạ tôi lé mình buông túi sách dùng tay tự do đập mạnh cho tay bệnh nhận rời ra.,nhưng bàn tay hộ pháp của thương binh tâm thần nắm chắc không buông. Tôi chợt hiểu và biết mình không thể đánh lại như kẻ tội phạm được.
- Anh có khỏe không? Anh làm em đau rồi nắm nhẹ thôi.
Tôi thoáng nghĩ mình phải đóng kịch để thoát thân... nếu không phải dùng võ thuật đánh bật người bệnh ra để mình an toàn.Người bệnh đã buông nhẹ tay ra và cúi nhặt túi đồ cho tôi, bây giờ tôi bình tĩnh hơn nói tiếp:
-Anh ăn cơm chưa ? Đợi em lâu rồi sao? Em bận học mà.
-Anh ăn lâu rồi đến đón em,
Anh muốn nghe em hát bài "Lời Thương Ta Ngỏ Cùng Nhau"
-Hả em ...em không biết bài đó ạ
- Buồn quá , lần đó anh được đơn vị thưởng phép đã đi bộ mất 2 ngày đêm về thăm em đấy. Anh cùng em hát song ca mà . Anh hát cho em nghe lại nhé:
+Chiều biên giới anh thầm nhớ về , nơi em đó bộn bề , bao lỗi nhớ tha thiết..
- Hỡi anh có biết những lời em thương
Bao ngày qua tuy rằng xa em để trong lòng...
Tôi chợt nhớ đã đi hội diễn hát giao lưu ở Thị Xã bài đó nhưng lâu rồi không hát lên quên đầu đề bài hát!
+Anh biết rồi nên vì người
Giữ lời hứa...Rằng năm xưa ơ chúng mình
Yêu í ơ nhau là trước sau
-Tình đừng phai dù rằng ai
Xin chớ đứng ngồi..."
Máu VNS có sẵn thời thiếu nữ và nhiệt tình các phong trào ở cơ quan cũng như ở khu dân cư, tôi đã hát song ca cùng người thương binh bệnh tâm thần không hề quen biết! Với tình cảm da diết khi nhập vai diễn thì không còn sợ hãi...
Bỗng tiếng vỗ tay không ngớt . Tôi sững người khi biết toàn bệnh nhân ở 10 phòng bệnh và người nhà bệnh nhân đều ngó ra ,người bị xích tay hay chân cũng ngó ra còn đa phần bệnh nhân cứ vỗ tay rồi yêu cầu hát lại. Tôi lướt mắt nhìn tìm anh mình .
Tôi định chạy ra gặp anh trai khi thấy anh trai lẩm bẩm :
- Hát lại đi ! Hát nữa đi !Tập hợp có bom tất cả chú ý!...
Tôi bật khóc nức nở khi biết anh trai không nhận ra em mình , Thì cũng sững sờ khi nghe người bệnh ( vừa song ca) nói:
- Chiến thắng rồi, anh lại về bên em , hát cùng em rồi đừng khóc nữa !
Ôi ! hu hu ,tiếng khóc của tôi nấc lên từng hồi và dừng khi tiếng khóa mở cổng chính ( cánh cổng chung của 10 phòng bệnh)
Đoàn bác sỹ y tá cùng bảo vệ ùa vào :
- Cảm ơn ca sĩ đã cứu giúp bệnh viện một việc mà không ai có thể làm được.
- Dạ thưa bác sĩ , tôi không phải là ca sĩ chỉ là công nhân viên chức ở xa về xin các bác sĩ bỏ qua. Thực ra nếu bọn tội phạm thì tôi đã quật ngã và khóa tay rồi. Nhưng đây là người lính cụ Hồ tôi phải dùng tình yêu thương để không làm người bệnh tổn thương thêm và an toàn cả cho tôi.
- Xin lỗi chị, đáng ra tôi là bảo vệ trực ca chiều nhưng vì có bệnh nhân phòng 4 trốn leo tường trốn bị ngã lên tôi cùng y bác sĩ cấp cứu, không thấy phòng nào bấm chuông gọi.
- Thôi nào mời tất bệnh nhân , người nhà ra sân đứng vòng tròn hát bài :
"Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân !"
Bài hát vừa rứt thì anh trai tôi bỗng gọi : Mai ơi anh em ta hát bài : " Nắng Ấm Quê Hương " đi
Tôi lao về phía anh trai mình :
Anh Kiên ! Sao rồi anh hát cho em bài anh dạy em đi :
" Đảng Là Cuộc Sống Của Tôi" rồi em sẽ hát cùng anh bài ca ngợi quê mình!
***
Tôi ở trông anh trai một tuần cũng là ngày anh tôi được về nhà.
Vâng, sáu hôm ở viện tôi đã cùng bác sỹ y tá hộ lý người nhà bệnh nhân vui vẻ hòa thuận . Bệnh nhân thuyên giảm các chứng mê sảng và tâm thần ổn định . Anh trai tôi luôn vui và trở lại bình thường .
Bác sĩ nói :" Di chứng sau chiến tranh là nỗi đau bất tận lúc người bệnh bình thường nhớ mọi việc đã qua hơn hiện tại. Được bệnh viện và gia đình cùng các tổ chức chính trị quan tâm nhiều đến bệnh nhân thương binh bệnh binh để sẻ chia với gia đình có cha, chồng, con bị di chứng của chiến tranh sẽ gánh đỡ một phần với họ và gia đình . Giảm thiểu sự đau đớn cho bệnh nhân .
Trước ngày anh tôi ra viện , tôi tò mò gặp bác sỹ điều trị cho người bệnh đã hát song ca cùng tôi.Anh ấy là : Nguyễn Xuân Sung sinh năm 1952 quê Phú Thọ. Bệnh nhân này không vợ con, được vợ chồng em trai đón phụng dưỡng.Anh ấy bị chứng bệnh : nhớ về thời trẻ yêu cô gái cùng lớp . Cô bạn gái đi thanh niên xung phong hi sinh trước ngày giải phóng.
Sáu ngày đêm tôi làm "ca sĩ" và đọc thơ cho các bệnh nhân nghe, tất cả hiền và thân ái không nổi khùng la hét cũng không thấy ai hô "xung phong" nữa... Bác sĩ nói vui với tôi :
- Cảm ơn đồng chí đã có phác đồ chữa trị bệnh tâm thần do di chứng vết thương chiến tranh đã gây ra.
- Ô dạ thưa Giáo Sư - bác sĩ, tôi chỉ dùng tiếng nói từ trái tim mình : " Hỡi các anh chị em hãy bình tĩnh nghe tôi nói : Đất nước ta đã hòa bình không còn chiến tranh , thống nhất đất nước rồi. Hòa bình rồi, ta cùng hát nào?
Về nhà cả gia đình đoàn tụ. anh trai tôi tự tay thịt con ngan nhà nuôi .Ăn trưa xong tôi xin phép mẹ và anh chị cùng toàn gia để về mai đi làm vì hết phép.Bất ngờ có còi xe ô tô. Một chiếc xe con mang biển kiểm soát tỉnh Phú Thọ phóng vào sân.
Bước xuống xe là hai người đàn ông trung niên ăn mặc com lê lịch lãm:
- Kìa anh sung ! Anh đây sao? Anh trai hô to từ trong nhà bước ra.
- Ừ, Kiên , mình đây ! Mình đến cảm ơn em gái cậu đã hát cùng mình . Cậu ra viện hôm qua thì trưa nay anh bạn nối khố với mình xuống đón và rất muốn gặp mặt ân nhân .
Tôi đứng như trời trồng không thể tin là sự thật.
- Chị ơi em đang mơ hay thật ạ?
- Chị không hiểu em hỏi gì sự thật đấy. Anh cô lúc bị bệnh phát, lúc tỉnh thì cô mới có thêm hai cháu trai giờ làm bác sĩ chứ!
- Chào Vũ Mai nhé ,anh là người làm em sợ và em chính là người giúp anh kiểm soát được mình khi được nghe em nói chuyện nghe nói chuyện , nghe em hát nghe em diễn kịch phát thuốc phát lộc.
-Dạ thế anh nhớ hết sao?
- Không, mà là người trong xe cơ.Bước xuống xe còn có lái xe và vị Giáo sư- Bác sĩ nói :
- "Chầu về chầu cứu người mê Chầu độ người Tài ".
Chào Vũ Mai ! Cảm ơn nhà thơ cảm ơn ca sĩ, cảm ơn nhà biên kịch đã hóa thân vào " Đức Thánh Trần" trừ tà sát quỷ cho bệnh nhân yên lòng. Hóa thân vào " Chầu Ngàn" cho thuốc là những chai nước Chầu phát nước cho bệnh nhân uống thuốc và ai phải tiêm thì được
" Chầu sáu Lục Cung" vuốt ve che chở... sau đó
" Cô Chín Sòng Sơn " về sang tai đánh tiếng cho bệnh nhân lời hay ý đẹp về cuộc sống tốt đẹp hiện tại và tương lai . Tuyên truyền cho toàn thể nhân dân tuyệt đối trung thành với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trung thành với chủ Nghĩa mác- Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh.
Cuối cùng là "CÔ BÉ NGÀN"
Phát lộc cho tất cả bệnh nhân tờ lộc màu xanh (100.000đ) của Ngàn xanh để mười phương độ trì cho thoát bệnh : Bản Sắc Dân Tộc Việt Nam đã ngấm vào máu em rồi Vũ Mai ! Trân trọng em đã cứu được anh trai. Em là Thanh Đồng là Giáo viên là kế toán là nhà thơ là diễn viên múa dùng các vị Thánh cứu thế chứ không phải mị dân như mấy kẻ trọc phú ngạo mạn nói đâu.
- Dạ thưa giáo sư , em chỉ là người dân , em đau với nỗi đau đồng loại ! Còn phát lộc chỉ có 100k thì ai cũng quý nâng niu hạnh phúc được khỏi bệnh . Còn nói ủng hộ cho bệnh nhân thì ít ỏi quá nên em mượn tay tiên Cô về phát lộc thôi ạ, chuyện tâm linh ấy mà.
- Vũ Mai ! Tôi là Lê Trọng ! Giám đốc Công Ty Cổ Phần XX đến Kính mời Cô về Đền Hùng và Đền Tam Giang ( Ngã Ba Sông Bạch Hạc Việt Trì ).Xưa mẹ tôi đã đến đón cô 3 năm liền. Tôi và bạn tôi là anh Sung đây mong cô giúp ! Giờ lên xe anh em tôi đưa cô về nhà.
Người đàn ông đi cùng bệnh nhân Sung tự giới và đưa tấm danh thiếp!
***
Mải chuyện trò quên ăn. UB ND Xã rồi bà con nhà nào nhà đó mang lễ vật cúng tạ tại Chùa Keo, Đền vua Cha Bát Hải (ĐỆ TAM VƯƠNG QUAN ở Đền Đồng Bằng ) vào thụ lộc vì biết có vị giáo sư Bác sĩ vào chơi anh Kiên thêm ổn định bệnh, ra viện nên cả làng đến mừng , mừng người lính Cụ Hồ .Chị dâu tôi nói:
- Em là GHẾ THÁNH MẪU,
Không sai!
-Chị ơi tất cả ai có tâm sáng lòng hướng thiện trái tim nhân hậu đều là ghế Thánh Mẫu, Ghế Chúa, Chầu, Quan, Cô , Cậu!
Nhìn mắt ai cũng long lanh ngấn lệ! Riêng chị dâu tôi ôm lấy người chồng với gương mặt rạng ngời ... nước mắt vẫn rơi...!
Tôi thầm cảm ơn Trời phật đã cho cả làng tôi mọi điều tốt đẹp, bách bệnh tiêu tán vạn bệnh tiêu trừ! Tôi lại mỉm cười mỗi khi làm việc thiện. Xe con của lãnh đạo Việt Trì đưa về tận nhà để sau lái xe còn biết để đón .
Ở Bệnh Viện và ở quê ra về đi làm lòng tôi vẫn bâng khuâng và luôn cầu mong cho tất cả bệnh nhân đều thoát mọi tai ương nạn ách. Cần được yêu thương che chở động viên giúp đỡ từ cộng đồng .Từ các nhà hảo tâm và các tổ chức chính trị Xã Hội Ủng hộ việc làm từ thiện ở các bệnh viện trên toàn Quốc.
.
Cuối Thu 2011-