Những ''Anh Hai'' Nam Bộ làm rể ở làng đồi xứ Bắc
Làng Đồi quả có vui thêm bởi sự hiện diện của các cựu chiến binh Nam Bộ. Vốn là vùng đất khuất nẻo, đá sỏi bạc màu, người làng Đồi bao đời nay thuần phác làm ăn, rút cục cơm gạo thì thiếu mà sỏi đá thì thừa. Thế nhưng thế đất ở đây lại có núi có sông có đồng có bãi, những dãy đồi nhấp nhô như rồng phục hổ ngồi quay đầu về Núi Tổ (núi Ba Vì), nhiều lúc có những luồng khí bay là là màu tím nhẹ mà theo phong thuỷ, đất ấy có vượng khí.
Ba Vì lãng mạn. Ảnh của Nguyễn Quốc An
Tôi thân quen gần gũi với anh Hai Tân, anh Năm Hệ và bác Ba Tòng là những người miền Nam hiện đang an cư lập nghiệp trên đất Bắc. Các anh ở cùng một xóm với tôi trên cái sống đất làng Đồi xa phố, xa chợ, cạnh con suối nhỏ chạy từ chân núi Ba Vì ra dốc Đá Bạc ở vùng Sơn Tây.
Chẳng là anh Hai Tân, anh Năm Hệ là lính giải phóng ra Bắc cuối năm 1972 để theo học lớp cán bộ đào tạo cấp tốc. Chị gái tôi là Mận, khi ấy là cấp dưỡng của trường, không biết ăn ý thế nào mà mấy tháng sau, anh Hai Tân và chị tôi cưới nhau, một lần anh chị rủ Năm Hệ về thăm làng Đồi, chị tôi nhắm ngay người dì ruột của mình gắp cho Năm Hệ. Thấy dì Hảo hiền thục, đẹp như tố nữ trong tranh Đông Hồ, Năm Hệ mê liền, xin chết luôn. Còn bác Ba Tòng vốn là lính tiểu đoàn 307 nổi tiếng, người Vĩnh Long tập kết ra Bắc năm 1954, sau chuyển ngành sang Nông trường Ba Vì, bởi có được cái nụ tầm xuân của làng đồi là cô Thi nên bác yên tâm công tác cho đến lúc nghỉ hưu về làng Đồi ở rể. Thành ra, ở cái nơi vốn yên tĩnh, nép mình trong thung lũng u uẩn, từ ngày địa phương lập sổ hộ tịch hộ khẩu cho các anh, nhiều lúc thấy vui vui bởi đôi khi có các ''Anh Hai'' cũng là dân ''cắm'' ở quanh vùng đến thăm bạn làng Đồi. Các anh bày ra những bữa nhậu vui vẻ, những lúc ấy tôi thường có mặt, cái khoản rượu đế mà đổ vào tôi như đổ vào hang chuột, anh Hai Tân bảo: ''Thằng này chịu chơi''. Hồi làm lính B2, tôi chuyên làm đầu bếp cho các bữa cải thiện nên làm các món nhậu cho các anh dễ ợt. Thịt gà đem xé nhỏ gọi là xé phay trộn với hoa chuối thải nhỏ, ít lạc rang gi• cho vào đấy, thêm thìa dấm thìa đường cùng các loại rau thơm gia vị trong vườn lúc nào cũng sẵn. Có muốn đổi món thì sẵn ao đấy, quăng tay lưới xuống tóm vài chú cá quả, đem lên chỉ việc xiên que, đốt lửa nướng chín, gỡ ra chấm muối tiêu chanh. Bữa nay có thêm anh Sáu Thế ở 312 vào chơi, thêm người em ở Sông Bé nghỉ phép theo ra thăm thú đất Bắc, cả thảy sáu bảy người, tôi bàn với chị Mận trổ tài bằng khoản cầy tơ bảy món.
Chuyện trò xôm lắm, những mẩu chuyện chọc cười của bác Ba Phi, chuyện đá gà Cao L•nh, chuyện bắt sấu ở rừng U Minh Thượng, cả thói bốc giời của các công tử Bạc Liêu làm ấm lòng người xa xứ. M•i đến lúc lâng lâng tàng tàng rồi, bác Ba Tòng mới nói mà như ca xàng xê:
- ờ ờ… Cái món thịt chó ở đây tao mê, khoản riềng mẻ ướp ngậu hết chê, đúng không tụi bay?…
Hai Tân đế thêm:
- Còn món dồi chó nữa chớ, lúc vớt ở nồi luộc ra còn nóng hôi hổi đem cuốn vào cây chuối non đặt lên bếp than hoa ăn kèm rau mơ tía, muốn ngọng luôn.
- Bởi vậy bảo Hai Tân đưa vợ con vào Long An mà nó không chịu.
- Cha nội nói xạo nghe, chính em bàn với Năm Hệ về trỏng cho dễ bề mần ăn, vậy mà cha cự nự, hắn biểu: ở đâu chả là quê hương. Thực ra thằng cha bị cô Năm (dì Hảo tôi) bỏ bùa đi sao nổi.
- Bả già rồi, bùa ngải gì đâu, tao mê là mê giọng hát của bả, bữa nào rảnh, bả ngồi hát chèo, tao ca cải lương, nghe hết chê luôn.
Làng Đồi quả có vui thêm bởi sự hiện diện của các cựu chiến binh Nam Bộ. Vốn là vùng đất khuất nẻo, đá sỏi bạc màu, người làng Đồi bao đời nay thuần phác làm ăn, rút cục cơm gạo thì thiếu mà sỏi đá thì thừa. Thế nhưng thế đất ở đây lại có núi có sông có đồng có bãi, những dãy đồi nhấp nhô như rồng phục hổ ngồi quay đầu về Núi Tổ (núi Ba Vì), nhiều lúc có những luồng khí bay là là màu tím nhẹ mà theo phong thuỷ, đất ấy có vượng khí. Bởi thế nên con gái làng Đồi đẹp, người làng Đồi quanh quẩn chẳng đi đâu, chỉ đến hồi chống Mỹ, cái làng bé nhỏ ấy lại có hơn một nửa dân số ra trận. Trong số những người vào miền Nam chiến đấu thì đ• có 7 liệt sỹ, 18 người là thương binh và nhiễm chất độc hoá học. Có lẽ vì thế mà các anh cảm cái ân nghĩa của làng Đồi, quyết tâm ở lại xây dựng nơi đây, âu cũng là nghĩa cử cao đẹp nhằm đền đáp nghĩa tình cho mảnh đất có nhiều hy sinh mất mát. Một dạo, làng sửa chữa lại ngôi đình cổ, các anh tham gia đóng góp tiền của và lao động rất nhiệt tình, các anh rất thích dùng nước múc lên từ cái giếng đá ong bên cạnh ngôi đình, nước vừa trong vừa mát lại ngọt như nước dừa xiêm. Các anh cũng thích cái rạch nước nhỏ từ ruột núi chảy ra róc rách dưới chân đồi, không biết có lượng phù sa nào bồi đắp mà cây cỏ đôi bờ cứ non xanh mơn mởn, cá lớn ít gặp chỉ tép tôm là không thiếu bao giờ. Bác Ba Tòng là người Đồng Nai nhưng bác bảo bác là dân Quảng Bình gốc Thanh, đất khoa bảng, từ đời các cụ theo Nguyễn Hữu Cảnh là người của chúa Nguyễn Phúc Chu vào Gia Định, Đồng Nai mở đất. Bây giờ bác rất ưng văn hoá làng Đồi, chẳng thế mà hàng năm làng vào lễ hội, bác cũng khăn nhiễu đội đầu, bao xanh thắt bụng làm dân đô tuỳ khiêng kiệu. Năm đầu tiên làng vào hội, đô tuỳ kiệu phải là dân gốc, bác ở hàng rể ngụ cư nên không được phép, năn nỉ m•i nên các cụ cũng phải họp lại mà xét cái tình cho bác. Cụ từ đình đứng ra khấn khứa đức Thành hoàng và xin gieo một quẻ âm dương, cũng phải kêu đến lần thứ hai, Thánh mới cười mà cho đồng sấp đồng ngửa. Bác mừng quýnh chạy vội về nhà giục bác gái đội mâm lễ ra đình tạ Thánh, từ đấy, bác trở thành dân gốc. Nhiều người tưởng gia đình bác ở trong Nam không còn ai. Bác biểu:
- Tôi có sáu người em, người làm Huyện uỷ, người làm cao su Dầu Tiếng tới chức giám đốc, người chạy xe liên tỉnh, tất cả các em đều kêu vào. Tôi đâu có thua các em, nội ba sào nuôi cá đ• cho nguồn thu hàng năm mười mấy triệu đồng, hai đồi bạch đàn trồng hàng vạn cây, chỉ bán củi cũng đ• dư lương thực, ngoài ra còn hàng chục con trâu bò, hàng trăm mái gà vịt, sờ đâu cũng có tiền xài.
Còn anh Hai Tân, sau ngày cưới chị tôi được ít bữa thì anh về Nam chiến đấu, đến ngày giải phóng 30 - 4 về tiếp quản Sài Gòn được một dạo, anh về Long An tìm gặp gia đình. Nhà anh có năm người tham gia Cách mạng, có hai người hy sinh, cô út là giao liên nay công tác ở Tỉnh đoàn, thằng Năm làm x• đội. Má anh đ• nhắm sẵn cho anh một cô gái ở cùng ấp kém anh năm tuổi, nhưng anh nói với má anh đ• có vợ ngoài Bắc. Má không nói gì, chỉ buồn là thấy má khó nói với bên nhận làm xui gia. Ngỡ là anh ra Bắc đón chị tôi về làm dâu Long An, nào ngờ cuối năm 1980, anh nhận quyết định nghỉ hưu, anh ra Bắc ở luôn, tôi hỏi sao không đưa chị vào Nam. Anh bảo: Vì tao thương chị mày thân gái dặm đường đi làm dâu thiên hạ cực lắm, tao là đàn ông, ở đâu cũng mần ăn được. Anh bỏ vốn ra sức cải tạo xây dựng vườn đồi, mở trại chăn nuôi, vất vả mất hai năm, giờ kết quả hàng năm có nguồn thu hàng trăm triệu đồng, chị tôi giờ như anh Hai Tân nói ''mập ú như nghệ sỹ út Bạch Lan coi trong ti vi''.
Anh Năm Hệ ngày còn nhỏ ở Mỹ Tho đi theo gánh hát của ông Năm Thò, năm 1965 tham gia Cách mạng, đi chiến đấu bị thương ở mặt trận Tây Ninh. Lúc ra viện lấy vợ là một cô giao liên người Cai Lậy, do nhiệm vụ phân công, anh ở lại Tây Ninh, chị về miền Tây công tác, năm 1967, một đoàn quân dân Y4 lên ''R'' - Mật danh vùng căn cứ miền đông Nam bộ - Lúc đoàn vượt qua cánh đồng ''Chó ngoáp'', một phần của Đồng Tháp Mười qua địa phận Long An thì bị máy bay trực thăng của địch phát hiện. Chúng quây vào bắn phá, gọi thêm cả pháo các nơi bắn tới dữ dội, nghe đâu cả đoàn hy sinh, trong đó có người vợ của anh Năm Hệ. Nghe tin anh buồn lắm, nhưng chiến sự lôi cuốn anh vào các trận đánh. Do lập công xuất sắc, bắn cháy hai chiếc xe tăng Mỹ và một chiếc trực thăng nên cuối năm 1972 anh được đi dự Hội nghị mừng công toàn miền, sau đó được cử ra miền Bắc học lớp cán bộ. Chỉ một lần theo Hai Tân về thăm làng đồi, hơn nữa chị Mận tôi vì tâm lý muốn ở đây có chị có em cùng lấy chồng miền Nam nên giới thiệu dì Hảo cho Năm Hệ. Chả biết tự mình hay nghe Hai Tân mà đầu năm 80, anh Năm Hệ cầm giấy nghỉ hưu ra Bắc về làng đồi ở rể. Anh Năm làm vườn rất giỏi, anh chiết ghép các giống cây ăn quả cung cấp cho bà con quanh vùng, anh đào ao nuôi cá lại có những bài thuốc nam chữa rắn cắn, chữa sốt rét và bó g•y xương rất công hiệu nên trở thành thầy lang nổi tiếng. Kiếm được số tiền kha khá, đang định đưa vợ con vào Nam thăm họ hàng thì cô vợ trước người Cai Lậy bất ngờ ra Bắc, hỏi thăm về tận làng đồi. Năm Hệ cuống như gà mắc tóc, còn dì Hảo thì ng• chết giấc. Tôi và bà con ai cũng ái ngại thương dì Hảo phen này bị ''chị Hai'' đánh ghen nhưng không, cô Ba Vận, vợ trước của Năm Hệ chạy vội đến đỡ dì Hảo đặt lên giường rồi nhanh chóng lấy lọ dầu giổiTường Sơn trong túi ra ngồi xoa lên khắp người dì, cô nói:
- Chị yên tâm đi, tôi không làm gì chị đâu, vì ở trỏng nghe tin anh Năm có vợ ngoài Bắc, tôi tìm ra coi có đúng không. Giờ đ• rõ ràng, nhưng trăm cái tội đều do thằng Mỹ, do chiến tranh gây ra cả, chị em mình là phụ nữ chịu cực nhiều, lỗi này không phải ở chị.
Năm Hệ mặt nhầu như bánh tráng nhúng nước, đứng trân trân như trời trồng. Cô Ba Vận liền quay ngoắt ra Hà Nội mua vé tàu về Nam, Năm Hệ theo tiễn về tận ga Hàng Cỏ.
Giờ anh Năm có cái bụng phát tướng, y như bụng điền chủ Cà Mau. Dì Hảo bảo: ''Đàn ông, đi đâu lấy vợ đó, rõ ghét''. Năm Hệ đỏ mặt, mấy ngón tay thọc vào mớ tóc khều khều nói: ''Khổ quá! Tôi nói rồi mà, cái hồi bom đạn tùm lum ấy, nghe tin cô Ba chết thiệt, ai ngờ còn sống, kỳ quá''.
Sáu Thế từ n•y chưa nói gì, giờ thủng thẳng lên tiếng:
- Tôi ở Sông Bé ra, buồn là gia đình trỏng không còn ai, ba tôi mất từ hồi có luật 559, má mất ở nhà tù Phú Lợi, thằng út hy sinh hồi tết Mậu Thân, có về trỏng, cũng không còn ai nên lấy ngoài này là nơi đất lành chim đậu.
Người em kết nghĩa của bác Sáu Thế từ miền Nam theo ra thăm thú đất Bắc vui vẻ góp chuyện:
- Các anh lập nghiệp ở ngoài này cũng như ở trỏng, giờ tàu Thống Nhất chạy có ba tiếng xa xôi gì mấy, vả lại các chị ngoài này đẹp, khéo chiều níu các anh lại chớ đâu phải vì rau muống cuốn chân.
Bác Ba Tòng tỉnh rượu cười ha hả:
- Giỏi! Chú mày nói được đấy . Nhưng nhớ mai mốt đi thăm thú chỗ nọ chỗ kia coi chừng lại theo gót tụi này nghe!
Câu chuyện quanh mâm ăn cứ rỉ rả lâng lâng vậy mà trôi m•i vào khuya, giá tôi là nhà văn chắc thế nào cũng viết được cái truyện ngắn cảm động, nhưng đằng này, gặp đâu viết đó cốt nói được tấm lòng của các anh dù mỗi người mỗi cảnh nhưng có chung tâm huyết ở lại xây dựng làng Đồi. Gần các anh, tôi học được cách làm ra làm và chơi ra chơi, sòng phẳng, chí tình chí nghĩa, nhờ có công sức của các anh đóng góp nên làng Đồi được phủ lên một màu xanh thắm thiết. Những cây xoài, vú sữa, những cây mận (miền Bắc gọi cây roi) được các anh mang từ miền Nam ra, hợp với chất đất làng đồi nên cứ vượt lên, xanh non mơn mởn.
Bác Ba Tòng cho biết, hội đồng hương miền Nam ở đây gây được số quỹ kha khá, hàng năm vẫn hỗ trợ cho anh em tổ chức đưa vợ con vào Nam thăm họ hàng vui vẻ. Tôi nhìn ra quanh vườn thấy cây nào cây lúc lỉu quả, những ngọn gió Ba vì thổi mát rượi, sống đất làng Đồi trong ánh trăn lấp lánh lên muôn ánh vàng nom lung linh như dáng con rồng cựa.
Tạp chí ''Kiến thức gia đình''
thành phố Hồ chí Minh số 177/200i
Tin cùng chuyên mục
Thân thương cây rơm quê nhà
18/08/2015
Tháng tám vào thu
17/08/2015
Nhớ đậu phụ làng Chài quê tôi
13/08/2015
Vòng xoáy cuộc đời
11/08/2015
THƠM NỒNG HƯƠNG CỐM THU HÀ NỘI
07/08/2015
Gió xuân thổi sớm
06/08/2015