Đêm tri kỉ - Truyện ngắn của Bùi Quang Việt (Hà Nội).

Tác giả Bùi Quang Việt, sinh năm 1953. Quê quán: Giao Thủy, Nam Định Địa chỉ Tây Hồ Hà Nội.

Là Hội viên Hội khoa học Lịch sử  Việt Nam, Chi hội Bộ Công an.-Đã xuất bản: “Dọc ngang bến người”, Tản văn, NXB Hội Nhà văn, năm 2020.


Mấy ông bạn vàng là giám đốc doanh nghiệp ở Sài Gòn nghe tin Sếp vào tranh nhau bố trí xe đón. Chả là mấy giám đốc này trong cùng, một Tổng công ty mẹ bị "gẫy cầu", vướng vòng lao lý, không nhờ Sếp cao mưu, giải thoát cho thì mỗi thằng đã ngồi bóc vài cuốn lịch.

Sau một chầu nhậu "quắc cần câu" ở Bến Bạch Đằng, hai thằng giám đốc dìu hai nách, Sếp chân thấp, chân cao, rũ rượi, lê vào một khách sạn Năm sao ở quận Nhất.

Chúng nó thả Sếp lên chiếc giường đệm Kim Đan, đứa cởi giầy, cởi quần áo, đứa lấy nước nóng lau mặt. Ít phút sau, Sếp hồi tỉnh lại, nhưng mắt vẫn nhắm nghiền, miệng thỉnh thoảng lại ngáp ngáp, có lúc thở hắt ra như thằng sắp chết. Đ. mẹ cái thứ rượu Tây này kinh thật! Không biết nó được làm từ Anh, Pháp hay Scotlan? Uống vào trong bụng nóng bừng bừng như cháy hết cả gan ruột? Nó ngấm vào từng con tỳ, con vị trong cơ thể. Muốn nôn ra cũng không được. Rồi Sếp chìm vào giấc ngủ.

Nửa đêm thấy khát nước, Sếp tỉnh dậy, thấy một "tiên nữ" mặc hai mảnh, thơm nức, nằm bên cạnh đang lướt phone. Sếp hơi giật mình, nhưng hiểu ngay ra mưu của mấy thằng giám đốc. Sếp hỏi:

- Ai đưa con vô đây? Họ bảo con vô đây làm gì?

- Dạ, anh Hải đón con vô? Bảo con đêm nay trực, canh chú xỉn. Nếu có gì bất thường, thì gọi cho ảnh.

- Sao con không ngủ đi chút cho đỡ mệt?

- Ui, "điều dưỡng" đi canh "bệnh nhân" mà ngủ thì còn nói chuyện chi? Mà chú ngủ chút nữa đi! Chập tối lúc chú vừa vô đây, làm con hết hồn, cứ vật vã, lăn hết bên này, bên kia, đòi ói mà không ói được, làm con sợ.

Tôi nghe giọng nói của con gái miền Tây rất dễ thương và cũng đã tỉnh hẳn tôi bảo:

- Con bận đồ dài vô đi. Chú cháu mình nói chuyện nha!

Cháu vào nhà tắm ít phút, lúc ra, thấy cháu mặc bộ váy ngủ trắng muốt. Tôi nhìn thấy cả chỗ không trắng trên người cháu. Chắc bé nghĩ là tôi đã tỉnh và có thể làm được cái điều cháu mong đợi? Tôi mở tủ lạnh mini, lấy một lon coca, bật nắp, đưa cho cháu, lấy cho mình một chai nước suối lạnh. Tu một ngụm rồi nói:

- Chú bị bệnh tiểu đường, liệt rồi, không quan hệ được. Cháu yên tâm là đêm nay cháu không vất vả gì, sáng mai vẫn có tiền thưởng. Nhưng bây giờ chú dạy con cách xử lý người bị tiểu đường nếu chẳng may bị hạ đường huyết đột ngột. Khi con thấy chú tự nhiên tay chân bị run, mắt lờ đờ, con lấy muỗng pha cà phê trên cái mini bar này, xúc một thìa đường, đổ vào miệng cho chú là ổn. Hướng dẫn cháu, thực tập, làm như thật.

- Bây giờ, con kể chuyện nhà cho chú nghe! Nhưng tuyệt nhiên, không được bịa chuyện nói dối chú. Chú không bao giờ thích nghe lời nói dối.

Cháu kể rằng, cháu quê Cần Thơ, ba làm xe ôm, má bán nước mía, nhà còn một em gái đang học lớp chín. Trong một lần ba chạy xe, đổ dốc cầu, mất phanh, té đập đầu xuống đường, bị chấn thương sọ não. Nằm bịnh viện Cần Thơ hơn tháng trời, bịnh viện trả về. Chừ teo cơ, sống thực vật. Cháu đang học lớp 11 phải bỏ học chăm ba ở bịnh viện. Khi ba về nhà thì gia đình đã khánh kiệt, xe nước mía của má không đủ nuôi sống gia đình, con phải lên Sài Gòn làm "gái", mỗi tháng gửi cho má ba bốn triệu, nuôi ba và nuôi con út ăn học. Mà làm cái nghề này nhục lắm chú ạ. Người ta có tiền, người ta để mình làm người hay bắt mình làm súc vật cũng phải chịu. Một hôm có một thằng đực rựa, không hiểu nó uống thuốc gì mà vần con tới hai tiếng không ra. Trời nóng, nhà nghỉ rẻ tiền không có điều hòa. Cái thân con bằng nào thì mồ hôi con ra, ướt đẫm ga giường từng ấy. Chim con rát như phải bỏng. Con đấm, con đạp, con la hét, con vứt cái silip vào mặt nó. Nó sợ quá, bỏ chạy. Chiều hôm ấy con mệt rã, bỏ cơm, nằm khóc hết nước mắt. Nhục. Nhiều lúc con muốn tự vẫn mà nghĩ đến ba, đến má, đến con Út lại đành nuốt nước mắt lại đấy chú.

Tôi nằm nghe cháu kể, hai hàng nước mắt cũng chảy tràn xuống gối. Tôi hỏi cháu: Nếu bây giờ con có một việc làm ổn định, được bao ăn uống, mỗi tháng thu nhập chừng sáu, bảy triệu. Con có dám bỏ nghề không?

- Chỉ cần bốn triệu một tháng, con cũng bỏ ngay chú ạ.

Tôi xoay người ôm lấy cháu, tặng một nụ hôn lên trán:

- Con giờ còn công nợ ai? Bao nhiêu tiền? Nhớ có việc làm là phải giải nghệ làm "gái", nghe chưa? Bây giờ con ngủ đi chút. Sáng mai, chú đưa con về quê, thăm ba má.

Đầu giờ sáng, mấy ông giám đốc lại đến đón Sếp đi ăn sáng, cà phê. Một đứa đưa cái bao thư, tôi nhét túi quần. Nhắc mấy thằng đệ:

Đứa nào hôm nay đưa anh đi Cần Thơ, có chút việc?

Chúng nhao nhao xung phong. Tôi chọn thằng đi Rang rover cho an toàn. Bảo đúng 9 giờ xuất phát.

Tôi về khách sạn, xé bao thư trong túi, cho cháu năm triệu đồng, bảo cháu đưa về trả hết tiền cho nhà trọ và xin về thăm nhà một thời gian, mang hết đồ cá nhân đi. Đúng giờ chú đến đón.

Tôi bước vào một căn nhà tồi tàn trong hẻm nhỏ, gần bến Ninh Kiều. Mùi hôi hám của người ốm nồng nặc. Tôi nhìn một thân hình tiều tụy, chỉ còn da bọc lấy xương, đôi mắt mở hé, vô hồn, chớp chớp rồi dào nước khi thấy có con gái về nhà. Mẹ cháu, cũng quắt queo như con cá khô Sặc. Sau khi tôi xin chị cho cháu ra Hà Nội làm việc trong quán cơm của em gái tôi, chị đồng ý và ngỏ lời nhờ tôi giúp đỡ, bảo ban cháu nữa. Chiều hôm sau, hai chú cháu tôi đã có mặt trên chuyến bay Vietnam Airline SG - HN.

Qua bốn năm tắm nước máy Thủ Đô, Thảo đã thành cô gái hai mươi hai, tóc dài da trắng. Vẫn giọng nói ngọt ngào của gái miền Tây như rót mật vào tai khách đến ăn cơm. Cháu vừa chỉnh chu lại đảm đang tháo vát nên quán cơm đông ngùn ngụt. Vợ chồng cô em gái tôi không có con gái nên coi cháu như con đẻ của gia đình./.

tác giả: Bùi Quang Việt