Chuyện đời em
Viết về cuộc đời em, tôi đã được em đồng ý cho viết, chỉ thay đổi tên họ, quê quán cụ thể. Có lẽ còn nhiều chị em mà cuộc đời và số phận ngang trái hơn nhiều, Mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng.Thu Quế đã là người con, người vợ, người mẹ tuyệt vời... Những phẩm chất đó đủ để em có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ, viên mãn... Nhưng éo le thay số phận đã đưa em đến với bao điều ngang trái, bất hạnh, lênh đênh như thân phận của nàng Kiều: "Gỡ ra rồi lại buộc vào như không"... Xin cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ Tản văn này.
Một buổi sớm, tôi nhận được cuộc gọi của một số điện thoại lạ. Tôi nghe máy. Người bên kia nói:
- Xin lỗi anh, em là Phan Thu Quế, anh chưa biết em, nhưng em đã biết anh. Anh có thể dành mấy phút tâm sự với em được không?
- Chào em. anh rất vui nếu được nói chuyện cùng em. Tôi trả lời Thu Quế. Từ đó chúng tôi trở thành những người bạn, thường xuyên có những cuộc điện thoại thăm hỏi nhau. Thu Quế không chơi Faeboook, chúng tôi chỉ trao đổi với nhau trên điện thoại. Các lần gọi chủ yếu là Thu Quế chủ động gọi cho tôi, cũng mấy lần tôi chủ động gọi hỏi thăm Thu Quế.
Thu Quế biết tôi qua sự giới thiệu của một người bạn gái trong một lần bạn ấy dẫn Thu Quế đến dự CLB Thơ do tôi làm chủ nhiệm, lúc tôi đang đọc thơ. Thu Quế cùng người bạn không tiện vào, em và bạn đứng nghe tôi đọc thơ xong, rồi Thu Quế rủ bạn về.
Không biết Thu Quế tin tôi ở mức nào, nhưng dần dần em kể hết chuyện đời em cho tôi nghe. Qua câu chuyện em kể, tôi không cắt nghĩa được vì sao đời em có nhiều nghiệp chướng như vậy. Nhiều tình huống tiến không được, lùi không được, nhắm mắt buông tay cũng không được, đành đeo đặng, chịu đựng một mình.
Đời em bất hạnh từ nhỏ. Em sinh ra ở một xóm quê ngoại thành thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ) nay là quận Sơn Tây, Thủ đô Hà Nội. Mẹ mất từ năm em hai tuổi, bố lấy vợ kế, ông theo vợ vào miền Nam sinh sống, để con ở với vợ chồng người em trai nuôi dưỡng. Tuy gia cảnh nghèo, nhưng vợ chồng người chú cũng nuôi dưỡng cháu tử tế. Thu Quế tốt nghiệp đại học Khoa Trung học cơ sở. Cô giáo dạy văn, như một cái nghiệp văn chương đầy mơ mộng, nhìn đời một cách hồn nhiên, trong sáng, không cảm nhận hết cái gai góc, khuc khuỷu của trường đời.
Gần ba mươi tuổi Thu Quế mới quen một chàng trai trong một lần ăn phở ở phố Lý Quốc sư, quán phở nổi tiếng của Hà Nội lúc bấy giờ. Lời tỏ tình đầu tiên của Thu Quế là cô quát chàng thanh niên đang ngồi đối diện với nàng và cô bạn cùng đi:
- Nhìn gì người ta mà nhìn kỹ thế? Thu Quế hỏi như một lời trách móc.
- Chị không nhìn em, sao chị biết em nhìn chị. Chàng trai nói. Thấy chàng trai phản pháo lại, Thu Quế biết mình lỡ lời và vô lý. Thu Quế đành im lặng, lý nhí chào chàng trai rồi rủ bạn gái về.
Lần sau tình cờ Thu Quế gặp lại chàng trai ấy trong quán phở đó. Họ lại ngồi đối diện với nhau, nhưng chỉ có hai người, câu chuyện cởi mở hơn. Ăn xong chàng trai chủ động trả tiền cho Thu Quế. Thu Quế biết chàng đang ở cùng cha mẹ trong một căn hộ trên tầng hai ở Hàng Điếu. Những năm tám mươi của thế kỷ trước, các gia đình ở Hà Nội, chủ yếu ở trong các căn hộ thuê của nhà nước, hoặc của tư nhân, ít người có nhà riêng. Sau lần ấy chàng như đã mết nàng. Chàng quyết định theo gót chân của nàng.
Sau Thu Quế biết chàng là Lê Huy Quang, nhà ở Hàng Điếu. Hoàn cảnh của Quang còn khó khăn hơn Thu Quế. Quang sinh ra trong một gia đình, mẹ làm vợ lẽ không chính thức của bố Quang. Khi bố Quang mất, các anh chị con chính thức chiếm hết tài sản, nhà cửa của bố để lại, chỉ cho mẹ con Quang một ít tiền thuê nhà ở tạm. Quang phải bỏ học làm nghề thợ điện gia dụng, cái nghề ráo mồ hôi đã hết tiền. Trước tình cảm chân thành, tha thiết của Quang, cô giáo Thu Quế lúc ấy đã gần ba mươi tuổi xiêu lòng. Khi Quang yêu Thu Quế, chú thím và bố ở Sài Gòn không ưng, can ngăn, nhưng tình yêu muộn mằn đầu đời có sức mạnh như ma ám, dẫn Thu Quế vào một mối tình, mà sau này Thu Quế tỉnh ra không còn kịp nữa.
Sau đám cưới, Thu Quế về ở với Quang trong căn nhà hơn ba mươi mét vuông trên tầng hai đến nay. Cuộc hôn nhân sau tuần trăng mật và những năm tháng thơ mộng đầu đời, đã bị nỗi lo cơm áo làm xói mòn dần những gì tốt đẹp nhất. Nghề trái ngược nhau, cô giáo suốt ngày những từ bay bổng trên giảng đường cùng học sinh, chồng thì luôn hì hục, cặm cụi với những ổ cắm, dây điện, bóng đèn, lỗ khoan tường... Quang về nhà thấy vợ quần áo là lượt, xúng xính, Quang trở nên khó tính, khoảng cách xa dần... Đôi lần anh đã thô lỗ cục cằn với Thu Quế. Thu Quế nín nhịn giữ cho thể diện của gia đình, của mình, của nhà trường... Sau lần sinh con gái Quang bị ngã xe, vết thương nhiễm trùng, dần liệt nửa người. Chữa chạy qua nhiều bệnh viên, tốn kém, bệnh tình chồng càng nặng. Bảy năm sau anh qua đời... Một mình Thu Quế làm nuôi bốn miệng ăn trong gia đình, chữa chạy cho chồng, lo tiền con ăn học, tiền thuê nhà...
Sau khi chồng qua đời, nhiều người muốn đến với Thu Quế, lòng Thu Quế cũng xốn xang, muốn tìm một bến bờ hạnh phúc mới. Nhưng đi không được, ở không xong… Chị gái chồng Thu Quế đã lấy chồng ở Sài Gòn, nhà cũng khó khăn, không đem mẹ đi được. Thu Quế đành phải chăm sóc, cưu mang, nuôi dưỡng mẹ chồng... Mẹ chông Thu Quế là người rất khó tính. Bà cũng trong cảnh góa chồng sớm, nhưng bà không biết thương cảm, chia sẻ cùng con dâu, mà luôn có ý rình mò, cấm đoán, mỗi khi Thu Quế giao lưu với bạn bè, kể cả với bạn gái và học trò đến nhà. Hai mẹ con có một cái ti vi 14 ins bà đòi quản lý. Lúc thì bà mở oang oang, lúc thì tắt ngấm. Niềm vui duy nhất của Thu Quế là chăm sóc con gái, hy vọng khi con gái lớn lên, có việc làm, hai mẹ con đỡ khổ. Khi con gái tốt nghiệp phổ thông, Thu Quế đã lo cho con du học ngành y ở Nhật Bản. Chồng tai nạn rồi lâm bệnh bảy năm trời rồi qua đời, lo cho con đi đi du học, một bài toán tưởng rồi đã có đáp số, nhưng nợ nần đã chồng chất. Ngoài những giờ dậy học, đứng lớp, dạy thêm… Thứ bảy, chủ nhật Thu Quế vào bệnh viện làm Ô sin chăm sóc người ốm theo từng ca, mà phải nhờ những bác sĩ thân tình, hiểu và thương hoàn cảnh của Thu Quế dành chỗ, giới thiệu cho. Mỗi ngày làm thêm được ba trăm ngàn, hơn cả lương dạy học.
Con gái sang Nhật học được nửa học kỳ, không chịu nổi cảnh thiếu thốn tiền ăn, tiền học mẹ khó khăn thường gửi sang chậm, nghe theo bạn bè trốn ra ngoài làm, đã bị chính quyền sở tại bắt giao cho đại sứ quán, yêu cầu gia đình bồi thường đủ tiền mới cho về. Lòng người mẹ xót xa, quặn thắt lo cho con gái lạc bước sểnh chân. Làm sao có được vài trăm triệu chuộc con về. Mẹ chồng tuy khó tính, nhưng Thu Quế luôn cam chịu, không bao giờ cô gắt gỏng hoặc thất lễ với bà... Ngày ngày vẫn lo từng bữa ăn, giấc ngủ của bà. Hầu như cô đã khép cửa lòng mình, không muốn chuyện trò, chia sẻ với một ai... Mẹ chồng Thu Quế có lúc đã ngã giá một cách thô thiển: Cô muốn đi lấy ai phải đưa cho tôi mấy trăm triệu, tôi vào Nam ở với con gái thì cô đi? Tiền nhà hàng tháng Thu Quế vẫn phải trả người ta hơn hai triệu, cũng may là hợp đồng dài hạn... Lo một ngày người ta đòi nhà, hai mẹ con biết đi đâu...?
Thu Quế còn có ý định nhờ mấy anh bác sĩ trong bệnh viện, nếu ai có nhu cầu thay thận, cô tình nguyện bán đi một quả thận để có tiền chuộc con từ Nhật Bản trở về… Một quả thận bán cho người lúc cần mổ cấp cứu mới được khỏang trăm triệu, còn bình thương, chỉ vài ba chục triệu, thấm vào đâu so với số tiền phải chi. Hiện nay con Thu Quế bị bắt vào trại tị nạn, có hồ sơ gửi qua đại sứ quán yêu cầu gia đình nộp tiền bảo lãnh để đưa cháu về. Đời Thu Quế đã đến bước đường cùng.
Tôi đã nói với Thu Quế: Nhà khó khăn như thế, mà em cố vay mượn vài ba trăm triệu cho con ra nước ngoài học tập, chưa có nguồn nào trả nợ, là một bước liều lĩnh. Ai không muốn lo cho con sung sướng bằng người và hơn người. Nhưng phải biết mình là ai?... Con gái chỉ cần khỏe mạnh, có nghề nghiệp ổn định, tự làm nuôi được mình và góp một phần vào nuôi dạy con... Mặt khác làm đầy đủ thiên chức của người con, người vợ, người mẹ... là đã thành công và trọn vẹn. Các cụ nói, thân gái nhờ lộc nhà chồng và nhờ vào phúc ấm của chồng. Giỏi giang đấy, mà lấy thằng chồng không ra gì... đời coi như tay trắng...
Thu Quế nói: Lúc ấy em nghĩ đơn giản, thấy người ta cho con đi mình cũng cố, chứ ngờ đâu ra cơ sự này...? Những đau khổ dằn vặt ấy, từ xưa em không dám thổ lộ cùng ai, không hiểu vì sao mới quen anh, mới biết anh, mặc dù chưa chưa hề gặp anh mà em cứ tuồn tuột kể hết ra với anh… Anh đừng cười em nhé. Được nói chuyện với anh, em cảm thấy nhẹ lòng và muốn sống hơn...
Là người đàn ông, cuộc đời trải qua nhiều đau khổ, mất người thân, hai chặng đời nuôi con một mình, tôi càng hiểu và thương cảm hơn với cuộc đời của Thu Quế. Không giúp gì em về vật chất và thấy mình không đủ sức để cùng em trên con thuyền mong manh, đầy bão tố ,thác ghềnh... tôi chỉ còn biết luôn động viên an ủi em, để em vững lòng tin. Số phận đóng cửa này của ta, nhất định sẽ mở cho ta một lối khác ở đâu đó dành cho ta, mà ta chưa tìm ra. Em nói, nhiều lần em định buông tay, mặc cho số phận... Từ khi biết anh, mỗi lúc nói chuyện với anh, em cảm thấy rất bình an. Tôi đành phải nói với em: Ngôi nhà của tôi đã qua quá nhiều sóng gió không còn là chốn bình yên cho em nương náu. Đôi vai mảnh học trò của tôi, không còn vững chãi để em tựa vào nữa... Tôi chỉ còn như một sợi dây tình cố níu em khỏi gục ngã, buông xuôi rơi xuống vực thẳm, trong lúc giông bão em mất phương hướng... Nhiều lúc tôi ước… giá mà tôi có một số tiền thật lớn, hay mở mắt ra trúng số độc đắc... để có thể giúp em qua cơn hoạn nạn này. Rất thương và muốn chia sẻ gánh nặng cùng em, nhưng chỉ còn biết gửi lòng mình qua trang viết này... Biết đâu cơ duyên có một người nào đó thấu hiểu... tìm đến giúp đỡ, cưu mang em.
- Xin lỗi anh, em là Phan Thu Quế, anh chưa biết em, nhưng em đã biết anh. Anh có thể dành mấy phút tâm sự với em được không?
- Chào em. anh rất vui nếu được nói chuyện cùng em. Tôi trả lời Thu Quế. Từ đó chúng tôi trở thành những người bạn, thường xuyên có những cuộc điện thoại thăm hỏi nhau. Thu Quế không chơi Faeboook, chúng tôi chỉ trao đổi với nhau trên điện thoại. Các lần gọi chủ yếu là Thu Quế chủ động gọi cho tôi, cũng mấy lần tôi chủ động gọi hỏi thăm Thu Quế.
Thu Quế biết tôi qua sự giới thiệu của một người bạn gái trong một lần bạn ấy dẫn Thu Quế đến dự CLB Thơ do tôi làm chủ nhiệm, lúc tôi đang đọc thơ. Thu Quế cùng người bạn không tiện vào, em và bạn đứng nghe tôi đọc thơ xong, rồi Thu Quế rủ bạn về.
Không biết Thu Quế tin tôi ở mức nào, nhưng dần dần em kể hết chuyện đời em cho tôi nghe. Qua câu chuyện em kể, tôi không cắt nghĩa được vì sao đời em có nhiều nghiệp chướng như vậy. Nhiều tình huống tiến không được, lùi không được, nhắm mắt buông tay cũng không được, đành đeo đặng, chịu đựng một mình.
Đời em bất hạnh từ nhỏ. Em sinh ra ở một xóm quê ngoại thành thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ) nay là quận Sơn Tây, Thủ đô Hà Nội. Mẹ mất từ năm em hai tuổi, bố lấy vợ kế, ông theo vợ vào miền Nam sinh sống, để con ở với vợ chồng người em trai nuôi dưỡng. Tuy gia cảnh nghèo, nhưng vợ chồng người chú cũng nuôi dưỡng cháu tử tế. Thu Quế tốt nghiệp đại học Khoa Trung học cơ sở. Cô giáo dạy văn, như một cái nghiệp văn chương đầy mơ mộng, nhìn đời một cách hồn nhiên, trong sáng, không cảm nhận hết cái gai góc, khuc khuỷu của trường đời.
Gần ba mươi tuổi Thu Quế mới quen một chàng trai trong một lần ăn phở ở phố Lý Quốc sư, quán phở nổi tiếng của Hà Nội lúc bấy giờ. Lời tỏ tình đầu tiên của Thu Quế là cô quát chàng thanh niên đang ngồi đối diện với nàng và cô bạn cùng đi:
- Nhìn gì người ta mà nhìn kỹ thế? Thu Quế hỏi như một lời trách móc.
- Chị không nhìn em, sao chị biết em nhìn chị. Chàng trai nói. Thấy chàng trai phản pháo lại, Thu Quế biết mình lỡ lời và vô lý. Thu Quế đành im lặng, lý nhí chào chàng trai rồi rủ bạn gái về.
Lần sau tình cờ Thu Quế gặp lại chàng trai ấy trong quán phở đó. Họ lại ngồi đối diện với nhau, nhưng chỉ có hai người, câu chuyện cởi mở hơn. Ăn xong chàng trai chủ động trả tiền cho Thu Quế. Thu Quế biết chàng đang ở cùng cha mẹ trong một căn hộ trên tầng hai ở Hàng Điếu. Những năm tám mươi của thế kỷ trước, các gia đình ở Hà Nội, chủ yếu ở trong các căn hộ thuê của nhà nước, hoặc của tư nhân, ít người có nhà riêng. Sau lần ấy chàng như đã mết nàng. Chàng quyết định theo gót chân của nàng.
Sau Thu Quế biết chàng là Lê Huy Quang, nhà ở Hàng Điếu. Hoàn cảnh của Quang còn khó khăn hơn Thu Quế. Quang sinh ra trong một gia đình, mẹ làm vợ lẽ không chính thức của bố Quang. Khi bố Quang mất, các anh chị con chính thức chiếm hết tài sản, nhà cửa của bố để lại, chỉ cho mẹ con Quang một ít tiền thuê nhà ở tạm. Quang phải bỏ học làm nghề thợ điện gia dụng, cái nghề ráo mồ hôi đã hết tiền. Trước tình cảm chân thành, tha thiết của Quang, cô giáo Thu Quế lúc ấy đã gần ba mươi tuổi xiêu lòng. Khi Quang yêu Thu Quế, chú thím và bố ở Sài Gòn không ưng, can ngăn, nhưng tình yêu muộn mằn đầu đời có sức mạnh như ma ám, dẫn Thu Quế vào một mối tình, mà sau này Thu Quế tỉnh ra không còn kịp nữa.
Sau đám cưới, Thu Quế về ở với Quang trong căn nhà hơn ba mươi mét vuông trên tầng hai đến nay. Cuộc hôn nhân sau tuần trăng mật và những năm tháng thơ mộng đầu đời, đã bị nỗi lo cơm áo làm xói mòn dần những gì tốt đẹp nhất. Nghề trái ngược nhau, cô giáo suốt ngày những từ bay bổng trên giảng đường cùng học sinh, chồng thì luôn hì hục, cặm cụi với những ổ cắm, dây điện, bóng đèn, lỗ khoan tường... Quang về nhà thấy vợ quần áo là lượt, xúng xính, Quang trở nên khó tính, khoảng cách xa dần... Đôi lần anh đã thô lỗ cục cằn với Thu Quế. Thu Quế nín nhịn giữ cho thể diện của gia đình, của mình, của nhà trường... Sau lần sinh con gái Quang bị ngã xe, vết thương nhiễm trùng, dần liệt nửa người. Chữa chạy qua nhiều bệnh viên, tốn kém, bệnh tình chồng càng nặng. Bảy năm sau anh qua đời... Một mình Thu Quế làm nuôi bốn miệng ăn trong gia đình, chữa chạy cho chồng, lo tiền con ăn học, tiền thuê nhà...
Sau khi chồng qua đời, nhiều người muốn đến với Thu Quế, lòng Thu Quế cũng xốn xang, muốn tìm một bến bờ hạnh phúc mới. Nhưng đi không được, ở không xong… Chị gái chồng Thu Quế đã lấy chồng ở Sài Gòn, nhà cũng khó khăn, không đem mẹ đi được. Thu Quế đành phải chăm sóc, cưu mang, nuôi dưỡng mẹ chồng... Mẹ chông Thu Quế là người rất khó tính. Bà cũng trong cảnh góa chồng sớm, nhưng bà không biết thương cảm, chia sẻ cùng con dâu, mà luôn có ý rình mò, cấm đoán, mỗi khi Thu Quế giao lưu với bạn bè, kể cả với bạn gái và học trò đến nhà. Hai mẹ con có một cái ti vi 14 ins bà đòi quản lý. Lúc thì bà mở oang oang, lúc thì tắt ngấm. Niềm vui duy nhất của Thu Quế là chăm sóc con gái, hy vọng khi con gái lớn lên, có việc làm, hai mẹ con đỡ khổ. Khi con gái tốt nghiệp phổ thông, Thu Quế đã lo cho con du học ngành y ở Nhật Bản. Chồng tai nạn rồi lâm bệnh bảy năm trời rồi qua đời, lo cho con đi đi du học, một bài toán tưởng rồi đã có đáp số, nhưng nợ nần đã chồng chất. Ngoài những giờ dậy học, đứng lớp, dạy thêm… Thứ bảy, chủ nhật Thu Quế vào bệnh viện làm Ô sin chăm sóc người ốm theo từng ca, mà phải nhờ những bác sĩ thân tình, hiểu và thương hoàn cảnh của Thu Quế dành chỗ, giới thiệu cho. Mỗi ngày làm thêm được ba trăm ngàn, hơn cả lương dạy học.
Con gái sang Nhật học được nửa học kỳ, không chịu nổi cảnh thiếu thốn tiền ăn, tiền học mẹ khó khăn thường gửi sang chậm, nghe theo bạn bè trốn ra ngoài làm, đã bị chính quyền sở tại bắt giao cho đại sứ quán, yêu cầu gia đình bồi thường đủ tiền mới cho về. Lòng người mẹ xót xa, quặn thắt lo cho con gái lạc bước sểnh chân. Làm sao có được vài trăm triệu chuộc con về. Mẹ chồng tuy khó tính, nhưng Thu Quế luôn cam chịu, không bao giờ cô gắt gỏng hoặc thất lễ với bà... Ngày ngày vẫn lo từng bữa ăn, giấc ngủ của bà. Hầu như cô đã khép cửa lòng mình, không muốn chuyện trò, chia sẻ với một ai... Mẹ chồng Thu Quế có lúc đã ngã giá một cách thô thiển: Cô muốn đi lấy ai phải đưa cho tôi mấy trăm triệu, tôi vào Nam ở với con gái thì cô đi? Tiền nhà hàng tháng Thu Quế vẫn phải trả người ta hơn hai triệu, cũng may là hợp đồng dài hạn... Lo một ngày người ta đòi nhà, hai mẹ con biết đi đâu...?
Thu Quế còn có ý định nhờ mấy anh bác sĩ trong bệnh viện, nếu ai có nhu cầu thay thận, cô tình nguyện bán đi một quả thận để có tiền chuộc con từ Nhật Bản trở về… Một quả thận bán cho người lúc cần mổ cấp cứu mới được khỏang trăm triệu, còn bình thương, chỉ vài ba chục triệu, thấm vào đâu so với số tiền phải chi. Hiện nay con Thu Quế bị bắt vào trại tị nạn, có hồ sơ gửi qua đại sứ quán yêu cầu gia đình nộp tiền bảo lãnh để đưa cháu về. Đời Thu Quế đã đến bước đường cùng.
Tôi đã nói với Thu Quế: Nhà khó khăn như thế, mà em cố vay mượn vài ba trăm triệu cho con ra nước ngoài học tập, chưa có nguồn nào trả nợ, là một bước liều lĩnh. Ai không muốn lo cho con sung sướng bằng người và hơn người. Nhưng phải biết mình là ai?... Con gái chỉ cần khỏe mạnh, có nghề nghiệp ổn định, tự làm nuôi được mình và góp một phần vào nuôi dạy con... Mặt khác làm đầy đủ thiên chức của người con, người vợ, người mẹ... là đã thành công và trọn vẹn. Các cụ nói, thân gái nhờ lộc nhà chồng và nhờ vào phúc ấm của chồng. Giỏi giang đấy, mà lấy thằng chồng không ra gì... đời coi như tay trắng...
Thu Quế nói: Lúc ấy em nghĩ đơn giản, thấy người ta cho con đi mình cũng cố, chứ ngờ đâu ra cơ sự này...? Những đau khổ dằn vặt ấy, từ xưa em không dám thổ lộ cùng ai, không hiểu vì sao mới quen anh, mới biết anh, mặc dù chưa chưa hề gặp anh mà em cứ tuồn tuột kể hết ra với anh… Anh đừng cười em nhé. Được nói chuyện với anh, em cảm thấy nhẹ lòng và muốn sống hơn...
Là người đàn ông, cuộc đời trải qua nhiều đau khổ, mất người thân, hai chặng đời nuôi con một mình, tôi càng hiểu và thương cảm hơn với cuộc đời của Thu Quế. Không giúp gì em về vật chất và thấy mình không đủ sức để cùng em trên con thuyền mong manh, đầy bão tố ,thác ghềnh... tôi chỉ còn biết luôn động viên an ủi em, để em vững lòng tin. Số phận đóng cửa này của ta, nhất định sẽ mở cho ta một lối khác ở đâu đó dành cho ta, mà ta chưa tìm ra. Em nói, nhiều lần em định buông tay, mặc cho số phận... Từ khi biết anh, mỗi lúc nói chuyện với anh, em cảm thấy rất bình an. Tôi đành phải nói với em: Ngôi nhà của tôi đã qua quá nhiều sóng gió không còn là chốn bình yên cho em nương náu. Đôi vai mảnh học trò của tôi, không còn vững chãi để em tựa vào nữa... Tôi chỉ còn như một sợi dây tình cố níu em khỏi gục ngã, buông xuôi rơi xuống vực thẳm, trong lúc giông bão em mất phương hướng... Nhiều lúc tôi ước… giá mà tôi có một số tiền thật lớn, hay mở mắt ra trúng số độc đắc... để có thể giúp em qua cơn hoạn nạn này. Rất thương và muốn chia sẻ gánh nặng cùng em, nhưng chỉ còn biết gửi lòng mình qua trang viết này... Biết đâu cơ duyên có một người nào đó thấu hiểu... tìm đến giúp đỡ, cưu mang em.
Đúng là :
"Vai mang khăn gói qua sông
Mẹ gọi lạy mẹ, theo chồng cứ theo"
Thân gái như phận nàng Kiều
Mười hai bến nước... chợ chiều, đò ngang...
Thuận buồm thuyền sẽ êm dòng
Còn khi bão gió bềnh bồng sóng chao.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"?
May ra gặp đấng anh tài
Không may gặp kẻ ôm chai bét nhè...!
Mẹ gọi lạy mẹ, theo chồng cứ theo"
Thân gái như phận nàng Kiều
Mười hai bến nước... chợ chiều, đò ngang...
Thuận buồm thuyền sẽ êm dòng
Còn khi bão gió bềnh bồng sóng chao.
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"?
May ra gặp đấng anh tài
Không may gặp kẻ ôm chai bét nhè...!
Viết về cuộc đời em, tôi đã được em đồng ý cho viết, chỉ thay đổi tên họ, quê quán cụ thể. Có lẽ còn nhiều chị em mà cuộc đời và số phận ngang trái hơn nhiều, Mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng.Thu Quế đã là người con, người vợ, người mẹ tuyệt vời... Những phẩm chất đó đủ để em có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ, viên mãn... Nhưng éo le thay số phận đã đưa em đến với bao điều ngang trái, bất hạnh, lênh đênh như thân phận của nàng Kiều: "Gỡ ra rồi lại buộc vào như không"... Xin cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ Tản văn này.
Tin cùng chuyên mục
Khanh
03/12/2016
Cún khóc
21/11/2016
Những người có lòng
15/11/2016
Đông muộn
09/11/2016
Chuyện lạ ghi ở Chư Yang Sin
29/10/2016