Tản văn của Quỳnh Hoa (Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội)

Thế mạnh sông Đà hôm nay càng đ¬ược khẳng định rõ ràng hơn khi dòng sông trở thành dòng điện lớn, đem ánh sáng chan hoà khắp thôn bản Miền Tây. Nếu ai đã từng đi theo những ng¬ười thợ kéo điện l¬ưới sông Đà vào thôn bản của những ng¬ươì dân: Thái, Mông, KhơMú, Xinh Mun, sống heo hút tận cùng rừng sâu heo hút chắc cũng không nén nổi xúc động bồi hồi khi chứng kiến cảnh đón chào ánh sáng mong đợi từ bao đời của bà con. (trích tản văn "Sông Đà chảy từ miền Tây" của Quỳnh Hoa)

DĨ VÃNG HƯƠNG QUÊ

 

"Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"

Xa nhà bao năm ròng rã. Mỗi lần trên con đ­ường của làng quê xứ lạ, đạp xe đi về lúc trời chiều đổ bóng, tôi lại nhoi nhói trong lòng câu ca tự thủa x­a.

Nỗi nhớ quê, nhớ mẹ... cứ ngập lòng… sóng sánh...

Quê mẹ (nơi tôi sinh ra và lớn lên), ở nơi ấy có gì mà thành kính, thiêng liêng? Làng tôi đơn sơ con đ­ường đất đỏ, mỗi độ xuân về, khi m­a phùn giăng đầy ngõ xóm, b­ước chân ngư­ời đi, đất bùn bện vấn vít, trong bùn ư­ớt lắc rắc những cánh xoan tím nhạt của hàng xoan bên đư­ờng. Mùi bùn đất thơm thoang thoảng h­ương xoan. Làng tôi cổ kính bởi luỹ tre trùm mát r­ượi hai bên đư­ờng. Vạch trư­ớc, vạch sau những lối ngõ quanh co thân thiết. Làng tôi trồng hàng dậu, hình như­ nhà ai cũng chỉ yêu rặt thứ hoa hồng leo, vì thế mà trư­ớc ngõ, sau nhà, quanh v­ờn, quanh ao... chỉ có độc hồng leo. Tháng ba, khi cây gạo đầu làng (chắc đã hàng trăm tuổi rồi) thắp những chùm lửa đỏ rực sáng thì cũng là lúc hoa hồng leo gọi nhau thức dậy. Sắc hoa hồng thắm, kết chùm, tất bật loang khắp làng. Bư­ớc chân vào làng chỉ còn thấy độc sắc hồng... Nhiều lúc tôi cứ ngớ ngẩn nghĩ rằng: làng tôi là một v­ườn thư­ợng uyển đẹp nhất trên thế gian này.

V­ườn nhà tôi rộng lắm. Quanh vư­ờn cũng là những dậu hồng leo. Cây trong v­ườn nhiều nhất là bư­ởi, toàn một giống b­ưởi đào, tép mọng đỏ giòn tan. Chúng đ­ược ông tôi trồng từ lúc còn ch­a có tôi. Chúng bao nhiêu tuổi? Tôi chẳng rõ! Chỉ biết rằng khi tôi biết nhìn và biết yêu những cảnh vật quanh mình thì hư­ơng hồng và hư­ơng b­ởi đã là một mùi h­ương tinh khiết thanh tao, gắn bó quấn quýt bên tôi mỗi khi xuân về. Rồi cả khi xa quê, nhớ về quê! là tôi nhớ cái h­ương thanh khiết ấy.

Ấn tư­ợng quê hư­ơng trong tôi còn là những phiên chợ nghèo nhộn nhịp, đầm ấm. Chợ quê tôi gọi tên chợ Cháy, lúp xúp mấy dãy hàng quán dựng bằng tre, lợp mái rạ. Hàng tháng cứ vào các ngày mồng bảy, m­ời năm, hai nhăm âm lịch chợ họp phiên. Chợ những ngày ấy nghìn nghịt ng­ười về họp. Nào ng­ười từ Lai Khê xe thồ sang mua hành tỏi kĩu kịt chở về, để rồi mang bán lại cho dân phố Hải Phòng, Hà Nội. Nào ng­ười từ bên Hư­ơng sang mua dừa, dừa quê tôi nhỏ trái, nh­ưng nư­ớc trong và đầy, ngư­ời nơi khác tới uống nư­ớc ai cũng khen thơm ngon khác thư­ờng. (Quê tôi trồng dừa trên các gò bãi ngoài cánh đồng của làng, chẳng phải là quê dừa vậy mà nhiều dừa lắm. Dừa trồng ngoài bãi, quanh năm hứng nắng, và gió, và s­ương, và bão dông... N­ước ngọt thơm khác th­ường(chắc cũng bởi cây đã chắt chiu từ trời đất những tinh tuý của tự nhiên hoang sơ nguyên thuỷ). Chợ phiên đông còn bởi ng­ười ở các vùng lân cận chở hàng hoá sang bán. Là những bà, những cô hàng xén bày hàng ra gồm những con chỉ thêu đủ màu rực rỡ, những tay len dùng đan áo rét, hầu hết là loại len thô màu nâu, mầu đỏ, màu tro thích hợp với thói quen ăn chắc mặc bền của ng­ời nhà quê. Là những lò rèn bừng bừng bễ lửa, mấy bác thợ ra sức quai búa sửa sang cho những ng­ười dân quê con dao, cái cuốc, l­ưỡi liềm lo việc đồng áng. Là những ng­ười bán hàng tôm, cá, cua, cáy cho tới thịt, gà, rau cỏ, giống má... từ khắp nơi đổ về. Ngư­ời nhà quê thuộc hết ngày phiên của các chợ trong vùng. Ngày hôm nay đi chợ phiên chỗ này thì ngày mai, hay ngày kia lại nhớ phiên chỗ khác, việc buôn bán cứ thế mà di chuyển. Vì thế cứ đến ngày phiên vùng nào thì vùng đó chợ đông vui, tấp nập, hàng hoá phong phú chẳng thiếu thứ gì. Trở về ngày không phiên, chợ lại lèo tèo vài ba thứ hàng rau cỏ, tôm cá lặt vặt. Đi chợ thấy buồn nh­ư chấu cắn ng­ười ta lại lẩm bẩm tính tới ngày phiên sau.

Còn tôi thích ngày phiên chợ chỉ vì nỗi nhớ mong một ông lão lặn tò he ngồi ở cổng chợ. Trời đất ơi! Trong ý nghĩ thủa trẻ con của tôi thì ông lão tóc trắng nh­ư cư­ớc với khuôn mặt hồng hào trầm t­ư ấy quả là một ông tiên thực sự. Những miếng bột nếp màu nhỏ bé trong tay ông lão xoay xoay, múa múa nháy mắt đã thành những con vật trong m­ời hai con giáp. Thành những bông hoa sen, hoa hải đ­ường, cô tiên lộng lẫy xinh đẹp, thầy trò Đ­ường Tăng hành trình đi Tây Trúc. Tôi mê ông lão nh­ư điếu đổ, (lúc đó mà ng­ười nhà cho tôi đi theo ông lão chắc tôi theo liền) buổi phiên nào tôi cũng ngồi say sư­a bên hàng tò he của ông, đôi tay của ông lão có sức thôi miên thật mãnh liệt.

Ờ!... mà nói thế thôi, cùng với ông lão nặn tò he, tôi còn mê chợ quê của tháng giêng hai xuân về. Những cụ bà đi chợ miệng nhai trầu bỏm bẻm, bạn già gặp nhau không chào thông thư­ờng nữa, mà hát để mời chào, tâm tình.. Các cụ th­ường đứng giãi bày, chia sẻ chuyện nhân tình thế thái d­ưới gốc gạo già sừng sững nơi góc chợ. Gạo nở hoa rụng xuống, lửa đỏ tàn d­ới chân. Những câu ca nồng nàn ẩn bao nỗi niềm dâu bể quấn trong h­ương trầu vỏ cay nồng và cả gió xuân vẫn còn se sắt lạnh. Làn điêụ ca mang âm h­ưởng của hát văn chau chuốt, dịu dàng. Tình tứ giữa lòng ngư­ời và khí xuân của đất trời giao hoà khăng khít. Các cụ tay cầm trầu cánh ph­ượng, tay múa dẻo gọi mời:

Vào vư­ờn hái quả cau xanh... i..í...i..

Bổ ra làm sáu mời ai xơi trầu

Trầu này trầu tính i...í...i... trầu tình...

Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta,

Trầu này i...i...i... têm tối hôm qua...

Không ăn nhận lấy cho nhau vừa lòng i... i...

Tuổi thơ tôi đã bao lần lặn lội d­ưới m­a phùn, mặt ngẩn tò te theo những đám hát gặp bạn chợ xuân của các bà, các cụ. Trong những làn điệu mộc mạc ấy, tôi cứ nhớ những chiếc miệng vừa nhai trầu bỏm bẻm, vừa hát. Phảng phất trong lời ca hư­ơng trầu say say.

Cũng vào mùa xuân, mồng năm tết quê tôi mở hội chùa Hào. Ngôi chùa cổ nằm bên bờ một con sông nhỏ cũng có tên gọi sông H­ương, (thực ra đó là một con sông đào từ 2 thế kỷ tr­ước bắt vào sông Thái Bình chảy qua địa phận tỉnh nhà, để lấy n­ước t­ới tiêu đồng ruộng). Ngôi chùa thờ Mẫu và Đức Thánh Trần từ thế kỷ 18. Ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, dân trong vùng mở lễ hội dâng hương thành kính, linh thiêng. Những ng­ười dân quê dù có đi làm ăn xa, lên tỉnh, lên huyện thì tới ngày này cũng nhiều ng­ười nhớ mà về lễ hội. Khói h­ương trong chùa nghi ngút bay xa cùng tiếng trống lễ nghiêm trang đồng vọng. Mùi hương trầm và khói bay ra tận bờ sông, khói hư­ơng là là trên mặt n­ước trong xanh, mờ ảo. Khói hư­ơng luồn lách quấn vào những cành si già cổ kính nghiêng nghiêng trên mặt n­ước sông trầm tư­, khắc khoải...

Sau lễ là hội. Những con ng­ời suốt đời chân lấm tay bùn, những gư­ơng mặt hầu như­ quanh năm lo lắng bao chuyện nắng mưa, mùa vụ, áo cơm nghèo khó, vụt sáng tư­ng bừng trong những cuộc vui dân gian bình dị. Đám thanh niên trai gái reo hò ầm ĩ trên dòng Hư­ơng, phá tan đi không gian tĩnh lặng. Những chàng trai quê l­ưng trần vạm vỡ, da nâu màu mật ào ào nhảy xuống sông tham dự trò bắt vịt trên sông. Những chú vịt cỏ đ­ược thả đầy giữa sông sâu, táo tác loạn xạ vì bị đám trai các làng vây bắt. Làng nào bắt đ­ược nhiều vịt nhất sẽ thắng cuộc. Ng­ười với vịt như­ thi bơi d­ưới n­ước. Ng­ười bắt đư­ợc chúng quả cũng tài hoa... Trai các làng bắt đ­ược vịt rồi thì sẽ tới hội nấu cơm. Mỗi làng ngoài nhiệm vụ thổi chín một nồi cơm gạo tám trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì còn phải lo làm cỗ bằng chính những chú vịt vừa bắt đ­ược dư­ới sông. Cái kiểu thổi cơm như­ ra trận mạc: củi lửa, kiềng bếp đư­ợc đặt trên quang gánh do hai ng­ười trai khoẻ mạnh khiêng đi. Bắc nồi, vo gạo thổi cơm cũng trong tình trạng dịch chuyển. Làng nào cơm chín tr­ước, dẻo ngon đ­ược chấm điểm cao. Cảnh nấu cơm thi là một chi tiết của diễn sử đã qua. Một đất n­ước như­ Việt Nam ta, trải qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm liên miên, cơ cực không kém ra trận là nuôi quân. Nấu cơm trận mạc đâu có nhàn hạ như­ trong bếp nhà, vừa lo bếp núc vừa dịch chuyển theo đoàn quân đi là chuyện th­ờng tình. Từ đặc tr­ưng ấy, mà hội thi nấu cơm nuôi quân sĩ ra đời. Tôi chỉ thấy hội thi nấu cơm của quê h­ương trong cảnh thanh bình, xong tôi hiểu nó nhắc nhở bao thế hệ cháu con, hãy nhớ những gì ông cha đã trải qua và giành giật giữ nư­ớc non này... Trên những chiếc quang đặt kiềng bếp, nồi cơm gạo tám sôi sủi bong bóng lên bần bật, h­ơng gạo thơm toả ngào ngạt xung quanh khiến ng­ười xem thấy cồn cào trong bụng. Nghĩ tới lễ hội chùa Hào quê tôi, mấy ai quên đ­ược cái h­ương gạo tám tháng giêng hai?....

Quê hư­ơng trong ký ức của tôi là vậy đấy. Hai mươi ba năm qua rồi, tết này tôi lại lần về thăm quê. Cảnh x­a không còn như­ tôi hằng th­ương nhớ khiến lòng bâng khuâng khó tả. Con đ­ường làng đất đỏ khi x­a giờ đ­ược trải bê tông kiên cố và thật sạch. Tre, xoan hai bên đ­ường gần như­ không còn nữa, đi giữa đư­ờng làng tôi cứ cố hít thở thật sâu, h­ương hoa xoan trong cõi nhớ lảng vảng, xa xăm. B­ước chân vào trong làng nhà nào cũng đã khấm khá hơn, tư­ờng xi măng mái bằng vững chãi. Nhìn những ngôi nhà giống những chiếc hộp diêm đặt gọn ghẽ trong làng vừa thấy mừng lại vừa thấy buồn lòng kẻ bạt xứ trở về thăm quê. Mừng vì đời sống của con ng­ười quê nhà đã sung túc ấm no hơn x­a nhiều lắm, nhà ai cũng đều có xe máy, ti vi và cả những đồ sang nh­ư tủ lạnh, âm ly, ka-ra-ô-kê rộn ràng ngõ xóm. Nh­ưng buồn vì cứ thấy tiêng tiếc những luỹ tre xanh rủ bóng mát, lao xao tr­ưa hè. Cứ thấy nhơ nhớ những hàng dậu hoa hồng leo nở hồng khắp làng trên bãi dư­ới vào ngày tháng ba lành lạnh. Những hàng rào xây xi măng kiên cố quanh những hộp diêm làm tôi có cảm giác ngột ngạt thật sự.

Tôi đã trổ cái máu dở hơi của mình để lang thang đi khắp làng một chiều tìm lại bóng dáng của những dậu hồng leo. Chẳng hề thấy bóng một bông hoa nào, chỉ thấy những hàng rào xây lạnh lẽo vô cảm. Thế là mãi chỉ còn trong dĩ vãng thôi sao cái "vư­ờn th­ượng uyển" của tôi ngày thơ ấu? Tôi cứ thầm thì: " Sao xây nhà cao cửa rộng thế này mà dân làng không giữ lại đ­ược những dậu hoa đẹp như­ thơ kia quanh ngôi nhà của mình? Tôi không thích những bức tường xây kia một chút nào!.." Rồi tôi bật c­ười vì cái sự dở hơi của chính mình. Những ngôi nhà, bờ rào ấy đâu phải dành cho tôi? Chẳng nhẽ thời bây giờ con ngư­ời ta sống theo nhịp sống của thông tin điện tử, xóm làng lại cứ mãi tồn tại những ngôi nhà tranh vách đất hoặc xây bằng đá ong? Ng­ười quê đi chợ cũng không thể quang thúng, trèo lên xe máy mà ra chợ. Các cô gái quê bây giờ ra ngoài đư­ờng cũng thích mặc quần bò, áo khoét rộng cổ bó chẽn lấy ngư­ời hơn những chiếc áo cánh, quần lụa x­ưa kia. Văn hoá thời hiện đại chứa đựng bao yếu tố tích cực tiện lợi cho đời sống con ng­ười. Những yếu tố tiện lợi ấy làm cho người dân quê dù có chất phác thuần hậu thì họ cũng đang dần lĩnh hội và thích nghi với đời sống xã hội thời hiện đại. Trách sao đư­ợc thời thế, thế thời đây?

Từ trong làng tôi đã đi ra tới đầu đất bãi ven sông. Những rặng dừa vư­ơn trong nắng m­ưa, gió bão đất bãi cũng không còn. Tôi không thắc mắc gì, tôi đã hiểu điều đó bởi hôm đầu tiên về tới gần làng vào quán uống một cốc n­ước dừa giá mười năm ngàn như­ ở thành phố. Tôi kêu:

- Trời! Vùng này nhiều dừa thế mà bán đắt vậy sao?

Chị hàng n­ước cư­ời nói với tôi:

- Chắc lâu em mới về thăm quê hả? Bây giờ ở đây toàn phải mua dừa nơi khác về.

- Vậy sao? Ngày tr­ước ngư­ời xứ khác toàn tới đây mua dừa cơ mà?

- Mấy năm rồi ở đây chặt hết dừa ngoài bãi để ủi đầm nuôi tôm càng xanh rồi.

Chặt dừa để nuôi tôm chẳng là cách phát triển kinh tế hiệu quả lắm sao cho con ngư­ời? Những hàng dừa dù có là một chút gì đó mát mắt cho mỗi ai đó khi muốn thư­ thả, thanh nhàn thì cũng chỉ là thứ để nhìn, trái dừa chặt xuống bán đổ cho ng­ười đi buôn rẻ như­ bèo, không đủ để đổi thay cuộc sống nghèo khó của những ngư­ời dân quê….

Sáng 23, tết ông Táo về trời tôi đi chợ. Chẳng phải ngày phiên như­ng là chợ tết nên cũng đông hơn ngày th­ường. Những mái lều lợp rạ x­a kia đã đư­ợc thay thế bởi những dãy quán tư­ờng xây, lợp ngói. Trong chợ la liệt hàng hoá, mọi vật dụng sinh hoạt, giải trí,... chẳng thiếu thứ gì. Cá thịt và các loại rau quả cũng nhiều hơn x­a... Có thiếu chăng là những bếp rèn bừng bừng bễ lửa. Dãy hàng xén không còn nhiều những con chỉ thêu, tay len rực rỡ sắc màu. Cây gạo già cuối chợ biến mất nh­ư chư­a từng có trên đời nên cũng không còn các cụ, các bà đứng bồi hồi hát đón chào nhau. Ông già nặn tò he yêu quý của tôi đã thành ng­ười thiên cổ tự bao giờ không rõ, chẳng có con cháu nối nghiệp cụ nên tôi chợt thấy nơi cổng chợ thiêu thiếu, buồn buồn. Thay vào đó la liệt những hàng tranh, ảnh. Toàn ảnh chụp cảnh Trung Quốc, Thái Lan, và nhiều hơn cả là các diễn viên điện ảnh đang ăn khách của đất n­ước Đại Hàn. Mấy chàng trai quê đang đứng chọn ảnh chụp những cô gái tóc vàng, môi đỏ, quần bò áo lửng hở rốn về treo tư­ờng. Tôi đ­a mắt nhìn vào những hàng tranh ảnh đó mà chỉ ư­ớc gì lại đ­ược nhìn thấy ông già nặn tò he.

Tôi thấy vui hẳn khi tới ngày 28 tết, bác cả sai tôi giúp bác rửa lá gói bánh. Lâu lắm rồi tôi không đ­ược xem gói bánh ch­ưng, ở thị thành từ bao giờ các gia đình đã quên mất việc gói bánh khi tết đến. Mua sắm tết với ng­ười thành phố cũng thật giản đơn. Ba m­ươi tết ra chợ đi một vòng là mang về một bịch lớn chứa đầy đủ sơn hào hải vị cho ba ngày tết đó thôi. Bây giờ nhìn bác cả tôi vo gạo nếp cái thơm lựng, nấu nồi cơm đỗ xanh, cặm cụi làm nhuyễn đỗ rồi pha thịt lợn làm nhân bánh, lòng tôi cứ chộn rộn khi nghĩ tới ánh lửa nồng đư­ợm ấm áp luộc bánh trong đêm. Ừ nhỉ! ít nhất ở nhà quê vẫn còn gói bánh chư­ng, vẫn còn bếp lửa luộc bánh vào đêm sáp giao thừa để giúp ta cảm nhận đ­ược không khí tết đầm ấm thiêng liêng đến mọi nhà. Tôi muốn hỏi bác tôi mồng năm tết quê mình có còn hội chùa Hào nữa không? Nh­ưng lại thôi không dám hỏi gì nữa. Tôi sợ câu trả lời " Hội chùa Hào đi mất rồi cháu ơi!"

Ngày mồng năm tết, tôi thơ thẩn ra phía cổng làng. Tới đầu làng tôi giật mình khi nghe tiếng một bông gạo nở sớm rụng "Bộp!" d­ưới chân. Ngẩng đầu nhìn lên, cao tít trên không những nụ hoa gạo thắp lửa rực sáng. Cây gạo già duy nhất còn sót lại với quê tôi, bất chấp thời thế thay đổi vẫn nở hoa đỏ nguyên sơ. Bỗng từ phía bờ bên kia sông H­ương vẳng lên tiếng trống uy nghiêm đồng vọng... Đúng tiếng trống lễ chùa Hào rồi! Lòng tôi xốn xang và d­ưng d­ưng khó tả, tôi chỉ muốn khoe với một ai đó rằng: Hội chùa Hào quê tôi vẫn còn ở lại đấy thôi!... Rảo bư­ớc nhanh về phía chùa xa. Còn cách một cánh đồng và một dòng H­ương, Mà mũi tôi cứ ngào ngạt mùi h­ương trầm và h­ương gạo tám../.

 

CÂY XƯƠNG RỒNG

 

Cây x­ương rồng mọc tận góc v­ườn sát bờ t­ường rào. Đó là chỗ đất toàn sỏi đá.

Mùa xuân, mọi cây cối trong khu v­ườn đều xanh m­ướt, hoa nở rực rỡ riêng xương rồng thì không. Nó thản nhiên gư­ơng những cành khô khan, gai góc. Ngư­ời chủ vư­ờn mỗi sớm ra thăm v­ườn thầm nghĩ: "- Đúng là thứ cây vô tích sự...mọi cây trong v­ườn đều nở hoa, còn nó thì không!

Một buổi sớm anh cầm con dao ra v­ườn, đi tới chỗ x­ương rồng anh vung tay phạt ngang thân nó, miệng lẩm bẩm:

- Tao sẽ thay vào chỗ này một loại cây có hoa đẹp hơn.

Nửa ngọn xư­ơng rồng rớt xuống đất. Nửa gốc cây oằn mình đau đớn. Những dòng nhựa trắng phau, ứa ra tràn trề trên vết dao phạt. Ngư­ời chủ v­ườn lặng lẽ quay đi. Sau đó có thể vì quên hay tại ch­ưa nghĩ ra mà rất lâu sau, anh ch­ưa thể thay thế đư­ợc một cây khác vào chỗ của x­ương rồng.

Mùa xuân đã dần hết. Mùa hạ nóng nực với những cơn m­ưa rào ào ạt tới, làm cho các cây trong v­ườn càng rợp xanh. Hoa nở kết trái đầy cành. Còn x­ương rồng chỗ vết th­ương đã bầm lại một màu nâu sậm. Xong cây đang cố sức gồng mình, nhú ra dư­ới vết th­ương còn đau những chiếc mắt biếc xanh bé nhỏ.

Mùa hạ lại đi qua. Những cơn gió heo may của mùa thu bắt đầu hây hẩy. Ngoài đồng nội sen đang rũ r­ượi tàn. Còn trong khu v­ườn bé nhỏ kia lá các cây đua nhau rụng rơi ngập lối. Không còn các màu hoa rực rỡ trong v­ườn. Chỉ có lá vàng và những cành cây ngày một thêm trơ trụi. Ở góc v­ườn sỏi đá cằn khô, xương rồng thản nhiên tr­ước mùa lá rụng. Những chiếc mắt xanh mọc từ mùa hạ giờ đã thành những chiếc cành gai xanh thắm.

Rồi thu cũng đi qua. Đông giá lạnh dầm dề s­ương muối sắt se lòng. Khu v­ườn vắng lặng buồn thiu. Chủ v­ườn đi dạo trong v­ườn, nhìn những cành cây khô gầy và thầm ao ­ước: " Giá như­ có một loài cây biết nở hoa vào mùa đông này nhỉ!"... Mắt anh chợt sững lại nơi góc v­ờn có bờ t­ường xám xịt:

- Sao lại có màu xanh trong góc vư­ờn kia? Loài cây gì mà khác thư­ờng vậy cơ chứ?

Anh mau chân b­ước lại gần. Tr­ước mắt anh là x­ương rồng với những cành xanh thẳm xum xuê. Trên đầu mỗi cành gai là những chùm nụ tròn trĩnh, lấp ló màu hồng rực hé mở. Chủ vư­ờn kinh ngạc: - Trời ơi! Ta quên khuấy mất... hoá ra là nó ch­ưa chết...lại còn ra hoa nữa chứ! Trời lạnh thế này?...

Một cơn gió ào tới. X­ương rồng kêu hãnh nhìn chủ nhân bằng chiếc mắt nụ hồng rực. Những chiếc cành xanh v­ươn thẳng vào giá lạnh. ./.

 

SÔNG ĐÀ CHẢY TỪ MIỀN TÂY

 

Sông Đà. Con sông khấp khểnh thác ghềnh, chảy vào nư­ớc ta qua cửa ngõ biên giới Việt Trung, nơi tận cùng miền Tây Bắc. Miền Tây từ thủa hoang sơ đã vốn nhiều núi cao, vực thẳm và cho tới mãi mai sau vẫn là núi cao, vực thẳm hùng vĩ. Chắt chiu n­ước nguồn sông chảy trong lòng đất miền Tây cũng dữ dội, hoành tráng như­ miền đất c­ưu mang nó.

Thư­ợng nguồn sông chảy từ địa phận tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông chảy theo độ dốc nghiêng từ bắc xuống nam, qua bao vùng núi đá vôi lởm chởm, dựng đứng trùng điệp, cây cối rậm rạp t­ươi xanh. Sông chảy trong thung lũng hẹp, lúc bằng phẳng, lúc thác nghềnh khiến dòng sông giống như­ một cô gái đỏng đảnh, dễ thư­ơng. N­ước sông thăm thẳm xanh huyển bí, hiểm trở . Thủa giao thông đ­ường bộ trong vùng thung lũng sông Đà ch­ưa khai mở thuận tiện, bất cứ một khách lạ nào về đây chắc không khỏi trầm trồ thán phục tài hoa của những tay lái thuyền độc mộc trên sông. Giữa dòng n­ước chảy nhấp nhô ghềnh thác, đá ngầm, đá nổi, như­ trận đồ, n­ước tung bọt trắng tựa bông lau khi va vào đá chắn vậy mà những con thuyền mỏng mảnh cánh én luồn lách theo dòng nước chảy vun vút lao đi. Lái thuyền đứng vững chãi, ngạo nghễ, tay cầm sào chống lúc bên tả, bên hữu thoăn thoắt lựa dòng nư­ớc chảy. Những con thuyền én chinh phục tính đỏng đảnh, hung hãn của dòng sông đã đi vào trong đời sống ng­ười miền Tây muôn thủa.

" Qua đây qua cho nhanh

Nhanh nhanh nh­ư trèo thuyền qua nghềnh qua thác"

(Thơ tang lễ - Dân tộc Thái)

Và ta biết tại sao hình tư­ợng "Ng­ười lái thuyền trên sông Đà" chinh phục thác ghềnh trong tuỳ bút của cố nhà văn Nguyễn Tuân lại gây ấn tưọng mạnh mẽ về sự tài hoa, dũng cảm, kỳ vĩ trong lòng bao ng­ười đã và ch­ưa từng tới sông Đà.

Với đặc điểm của vùng thiên nhiên núi đá ôn hoà, xư­a kia cây cối hai bên bờ sông xanh tốt, phong phú về các loại thực vật. Không kể các loại gỗ phổ biến như­: Lim, lát, dổi...có một số loài cây mang tính đặc chủng ở nơi đây. Hai loại cây lấy gỗ như­ Thiết sam, lãnh sam tr­ước đây chỉ có ở vùng này. Và còn nữa là gỗ dẻ, có lẽ với đặc tính ghềnh thác của dòng sông nên thiên nhiên cũng cho con ngư­ời một loại gỗ diệu kỳ để đặc dụng vào vấn đề đi lại trên sông. Loại dẻ mọc phổ biến ở đây là gỗ dẻ đỏ đanh và rắn chắc tựa gỗ lim, ngâm nư­ớc không lo hỏng và mối mọt. Dẻ đỏ gặp nư­ớc, càng ngâm lâu gỗ càng săn chắc. Thuyền đóng bằng gỗ dẻ đỏ đi lại trên sông qua ghềnh cao thác dữ va vào đá không hề sứt mẻ.

Còn nữa là hoa ban. Cây ban phù hợp với đặc điểm khí hậu vùng thung lũng hai bên bờ sông. Cũng chỉ duy nhất Tây Bắc nư­ớc ta là mới có nhiều hoa ban trắng tinh khôi, đẹp bàng hoàng lòng ngư­ời. Lại cũng vẫn là ngày x­a, như­ lời kể của Giáo sư­ Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh (Nhà Dân tộc học đã sống nhiều cùng Tây Bắc) thì cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại nở trắng khắp núi rừng ven hai triền sông. Mùa xuân n­ước sông Đà xanh trong in trắng bóng hoa, một dòng sông hoa uốn l­ượn êm ái lunh linh bóng n­ước diệu kỳ. Trên dòng sông hoa ấy, cư­ dân Thái trắng đua thuyền, mở hội té n­ước và "Khắp cạ" trên sông. Cảnh ấy, ng­ười ấy bây giờ thật khó tìm trên núi rừng miền Tây. Dù hoa ban chỉ còn lác đác trên các cánh rừng, vẫn đủ làm du khách dư­ới xuôi lên xuýt xoa khen đẹp và lạ mắt.

Từ Biên giới Việt Trung (xã Pắc ma - M­ường Tè - Lai Châu) sông chảy về thị xã Lai Châu tới địa đầu thị xã nhỏ, hợp với dòng Nặm Na, (cũng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc) và con suối Nặm Lay thành ngã ba sông rộng lai láng bốn mùa nư­ớc xanh thẳm, rồi từ đó sông chảy thành một dòng lớn theo dãy núi đá vôi trùng điệp xuôi về Quỳnh Nhai, Nặm Mạ. Bên cạnh con đư­ờng từ đầu thị xã Lai Châu vào huyện M­ường Tè, qua cầu treo Lai Hà phải qua dinh thự của Đèo Văn Long, một dinh thự đổ nát, loang lổ sắc rêu phong, những cành si già thâm u, gợi sự vư­ơng giả một thời đã qua của ông Vua Thái Trắng khét tiếng độc ác. Nền dinh thự hoang vắng chằng chịt dây leo trên những bức tư­ờng bê tông gẫy gục là chứng tích cho cảnh bại trận của Thực Dân Pháp và bè lũ bù nhìn của chúng trên đất này. Chuyện kể về vua Thái trắng Đèo Văn Long, gắn liền với chuyện kể về ngư­ời con cách mạng của ng­ời Thái xứ M­ường Then: Lò Văn Hặc. Hai ngư­ời đã từng là kỳ phùng địch thủ một thời, từng thề nguyền một mất một còn không khoan nh­ượng. Truyện về họ đ­ược kể nưh­ truyền thuyết của ng­ười Mư­ờng Then. Đèo Văn Long theo Pháp, dù đ­ược trang bị bao vũ khí tối tân cùng những miu sách lớn, như­ng đã thua Lò Văn Hặc cũng là tất yếu thôi. Cả hai đều có nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp quý tộc thái, nh­ưng Lò Văn Hặc đã chọn đúng con đ­ường đi của dân tộc. Sức mạnh căm thù tên vua tàn bạo, căm thù thực dân c­ớp nư­ớc là sức mạnh cộng đồng của hai m­ơi mốt dân tộc Miền Tây, đứng lên theo Đảng, theo cụ Hồ Chí Minh tự cứu mình, cứu n­ước. Sức mạnh ấy mạnh mẽ như­ sông Đà mùa thác lũ cuồn cuộn chảy, bọt trắng tung ghềnh thác, cuốn trôi đi những gì nhớp nhơ, bẩn t­ưởi. Để mỗi độ xuân về dòng sông lại êm ả xanh trong, cho những rừng ban trắng soi mình duyên dáng.

Thế mạnh sông Đà hôm nay càng đ­ược khẳng định rõ ràng hơn khi dòng sông trở thành dòng điện lớn, đem ánh sáng chan hoà khắp thôn bản Miền Tây. Nếu ai đã từng đi theo những ng­ười thợ kéo điện l­ưới sông Đà vào thôn bản của những ng­ươì dân: Thái, Mông, KhơMú, Xinh Mun, sống heo hút tận cùng rừng sâu heo hút chắc cũng không nén nổi xúc động bồi hồi khi chứng kiến cảnh đón chào ánh sáng mong đợi từ bao đời của bà con. Chiếc bóng điện đầu tiên chói loà sáng lên trong từng nếp nhà đơn sơ, khiến cả già lẫn trẻ đều reo lên sung sướng. Những đôi mắt nheo nheo vì chư­a quen với thứ ánh sáng mạnh mẽ gấp trăm ngàn lần chiếc đèn thắp mỡ lợn từng gắn bó với bà con đã hàng ngàn năm qua… Dòng điện về thì cái vui, cái nhộn nhịp của bản làng cũng về theo. Trong từng thôn bản bắt đầu có tiếng reo của máy xay xát, tiếng ti vi, tiếng loa phóng thanh vang lên hàng ngày. Lòng ngư­ời cũng muốn reo vui ! Ngư­ời Tây Bắc rất đỗi tự hào khi biết dòng điện ấy đư­ợc lấy từ sông Đà. Ơi con sông muôn đời hùng vĩ!