Vị ngọt dâng đời
Đó là anh Đinh Văn Việt, sinh năm 1977 ở thôn Gò Đình Muôn, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Anh Việt đã tham gia quân đội từ tháng 3 năm 1977, đến tháng 3 năm 1999 thì xuất ngũ về địa phương. Về quê không nghề nghiệp ổn định, Việt đã cùng gia đình tiếp tục làm nghề trồng, chăm sóc bảo vệ rừng Quốc gia Ba Vì, song chỉ mấy héc ta rừng thì không đủ trang trải cho cuộc sống, anh đã làm thêm các nghề khác nhưng cũng không ổn định nên kinh tế gia đình vẫn khó khăn và bấp bênh.
Với tinh thần vượt khó không cam chịu cảnh nghèo khó, anh Việt đã tìm hiểu và quyết định nuôi và phát triển đàn ong lấy mật. Vì không có vốn lớn nên anh chỉ dám nuôi những đàn ong nội (gọi là ong ta) chưa dám mua nuôi ong nhập ngoại. Ngày đầu chỉ với một hai đàn ong nhà, anh đã nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của bạn bè và xuống Hà Nội học ở Hội nuôi ong Việt Nam, những bậc cao niên và bạn bè đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn. Về quê với những điều kiện thuận lợi là nhà ở gần rừng nên anh đã phát triển ra được hàng trăm đàn (gọi là thùng ong). Anh Việt tâm sự “ Nuôi ong từ lúc bắt đầu cũng khó lắm, có những năm thời tiết không thuận lợi, gây nên bệnh tật cho đàn ong, chúng chết gần hết, gia tài gần như mất trắng, chỉ còn lại 3 đến 4 thùng ong. Song tôi vẫn cố gắng tìm tòi phương pháp bảo vệ và chữa bệnh cho đàn ong, đến nay tôi đã gắn bó với nghề này được 8 năm, và hiện nay tôi đã có 160 thùng ong.Thu nhập thì chỉ cao hơn nhà nông một chút, nếu năm nào thuận lợi về mọi mặt thì có lợi nhuận được trên 100 triệu đồng. Mỗi năm thu 12 lần, kết hợp với việc trồng và chăm sóc rừng Quốc gia thì cuộc sống gia đình 2 vợ chồng và 2 con ổn định”. Tôi đến thăm các thùng ong của anh di chuyển và đang đặt trên khu vực Hòa Lạc, dưới những tán cây vải, nhãn, xoài, keo và nhiều cây khác đang vào mùa hoa nở rộ, vào thời điểm này ong lấy được nhiều phấn hoa về làm mật, anh Việt cùng nhóm bạn mang dụng cụ đến để quay ly tâm lấy mật ong ra thùng. Một nhóm có 4 người, khi chuẩn bị lấy đõ ong ra khỏi thùng, họ đốt và phun một loại khói xịt vào quanh tổ, người mở thùng và lấy đõ ong phải mặc bộ quần áo và mũ lưới chuyên dùng che kín hết người và tay chân để không bị ong đốt. Đõ ong lấy ra được đưa và thùng quay ly tâm để mật văng ra, sau đó lại để trả tầng ong đã lấy hết mật đưa lại vào thùng cho ong làm tiếp mật. Cứ như vậy chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ các anh đã lấy mật của gần 100 thùng ong. Mật tươi được lọc tại chỗ và bán ngay cho những người đã hẹn trước chờ sẵn ở đó. Vì làm chưa được nhiều nên anh Việt chưa có thị trường lớn, giá bán tại chỗ là 180.000 đồng một lít. Nhìn thùng mật ong vàng sóng sánh với mùi vị hơi hăng hắc của phấn như hoa keo, hoa vải, hoa nhãn, cam, bưởi ...ai cũng thích và muốn nếm thử thứ sản phẩm thứ thiệt không pha tạp của núi rừng đã được cộng với mồ hôi, công sức của những thanh niên không cam chịu nghèo khó. Tất cả đã tạo nên một thứ mật ngọt dâng cho đời. Như vậy chả thấy thật đáng yêu quý và trân trọng lắm sao!!!