Những số phận muộn màng
Ngồi trong quán uống vài ngụm cà phê, tôi chiêm nghiệm lại những chuyện đời thường. Buồn vui, giận hờn, cay đắng,... ùa về đứa trẻ mười lăm. Đứa trẻ mười lăm giống như bông hoa vừa trổ nụ, chưa kịp nở đã lau lách vào đời, thấm thía được nhiều điều của xã hội muôn người muôn mặt (HUỲNH NGỌC PHƯỚC – Địa chỉ: 151/05 Bình Trung, Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang)
NHỮNG SỐ PHẬN MUỘN MÀNG
Tản văn của Huỳnh Ngọc Phước
Ngồi trong quán uống vài ngụm cà phê, tôi chiêm nghiệm lại những chuyện đời thường. Buồn vui, giận hờn, cay đắng,... ùa về đứa trẻ mười lăm. Đứa trẻ mười lăm giống như bông hoa vừa trổ nụ, chưa kịp nở đã lau lách vào đời, thấm thía được nhiều điều của xã hội muôn người muôn mặt. Những đứa bạn cùng trang lứa được cha mẹ lo lắng, chăm sóc từng giấc ngủ, được cắp sách đến trường, được cha mẹ đưa đi những nơi thích,.... Còn đứa trẻ mười lăm như tôi, ngày ngày phải vác lúa mướn kiếm đôi ba đồng lẻ về lo cho gia đình. Nhiều khi thất nghiệp tôi lại thang thang từ đầu đến cuối hẻm, ai mướn gì làm nấy. Lắm lúc nghĩ sao đời mình bồng bềnh đến thế.
Tuổi mười lăm, cái tuổi hồn nhiên mơ mộng của thời trẻ. Tuổi được vui chơi bên bè bạn, cảm nhận cuộc sống hạnh phúc đời thường, hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất của thời áo trắng. Vậy mà, tôi không được khoác trọn vẹn chiếc áo trắng tinh tươm, không được học tròn chữ của thầy cô truyền dạy. Phải ngậm ngùi chia tay mái trường khi đọc bập bẹ vài tiếng mẹ đẻ. Những kỉ niệm trong tôi về mái trường, bạn bè chắc không đậm bằng bao bạn khác. Cứ mờ mịt, mông lung gì đó. Mỗi khi đi ngang trường, nhìn những hàng phượng mà lòng tôi lại ngậm ngùi, nuối tiếc thời áo trắng.
Tôi cởi bộ trang phục đẹp nhất đời người, giờ lại mang lên chiếc áo trần của sương. Cũng trắng như nhau, nhưng cuộc đời và số phận lại trái nghịch nhau hoàn toàn. Áo trắng đời học sinh sao muôn màu muôn vẻ, còn áo trắng của sương sao có vẻ tối tăm cuộc đời.
Đứa trẻ như tôi, có lẽ vô phước. Khi sinh ra và lớn tôi chưa bao giờ nhìn thấy được gương mặt hiền hậu của mẹ tôi như thế nào ?. Chỉ được ngắm mẹ qua bức ảnh. Có lẽ cha cũng còn thương mẹ nhiều lắm nên tấm ảnh vẫn còn được treo trên đầu giường. Cuộc sống quá khó khăn, mẹ không chịu nổi cảnh nghèo nàn thiếu gạo, thiếu tiền, vậy là âm thầm ra đi với người đàn ông giàu có. Mẹ bỏ nhà đi, cha cạn nước mắt vì mẹ. Bồng con trên tay, những giọt nước mắt cha chảy dài hai bên gò má và rơi xuống chiếc khăng choàng cổ con, ướt đẫm. Con biết gì với lứa tuổi còn trên tay. Nhưng con biết được cái gì đó thân thiết nhất của mình đã rời xa mình, chỉ biết òa khóc theo quán tính đứa trẻ.
Mẹ đi. Cha tảo tần nuôi con. Miệt mài với thời gian cố gắng làm lụn, thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu, chỉ đủ tiền mua gạo hàng ngày. Lúc trái gió trở trời, những căn bệnh khuất sâu trong người ba lại nhói lên, dài vò thân xát yếu ớt, tiều tụy. Lúc đó, cổ họng tôi nghẹn không nói thành lời, sóng mũi cay cay, nước mắt chảy dài như sông.
Ngày cha nằm xuống, chắc rằng cha vẫn còn nhớ về mẹ. Trong khóe mắt cha những giọt nước mắt cứ trào trào, rồi hơi thở dần tắt lim. Trước khi ra đi, cha khóc. Giọt nước mắt cuối cùng của cha có phải vì lo cho đứa con tôi nghiệp, đáng thương nầy không còn ai chăm sóc, giúp đỡ. Hay những giọt nước mắt nửa luyến tiếc nửa thất vọng, đến giây phút gần đất xa trời cũng không thấy được mặt mẹ - người cha luôn thương yêu dù đã phản bội.
Mảnh đất thừa tự mang số phận nghiệt ngã của những kiếp người. Thôi, tạm biệt những hoài niệm cũ hãy ở lại đây bầu bạn với ngôi mộ còn mùi nhang trầm.