Nhạc sĩ Văn Dung sáng tác không cần cảm xúc?

Sáng nay, tại lớp tập huấn sáng tác Văn học – Nghệ thuật do Tập đoàn TKV tổ chức, khi nói về các sáng tác của mình, nhạc sĩ Văn Dung (giảng viên lớp tập huấn) “tuyên ngôn” một câu “xanh rờn” rằng: “Tôi sáng tác không cần cảm xúc”. Thoạt tiên, tôi tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ, một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc: Giải phóng quân ta đi; Đường Trường Sơn xe anh qua; Bài ca Đường 9 chiến thắng; Hành khúc Thanh niên cộng sản HCM v.v. từng được Giải thưởng Nhà nước về VHNT (2001), hiện là Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội lại “tuyên ngôn” quan điểm sáng tác âm nhạc “không giống ai” như vậy.

Lâu nay, sách vở và thực tế sinh động của cuộc sống đã chứng minh rằng, “Cảm xúc và tư duy là hai yếu tố hết sức quan trọng khi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. Trong mỗi chúng ta ai cũng có lúc giận, hờn, buồn tủi, yêu thương và căm ghét. Đó chính là cảm xúc. Cảm xúc là sự rung động của thần kinh hệ giao cảm, khi bị kích thích bởi tác động của môi trường bên ngoài.

Còn tư duy là  sản phẩm cao cấp nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người - Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận… Hoạt động của tư duy dựa trên hoạt động của bộ não với tư cách là thần kinh cao cấp. Mặc dù không tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với bộ não nhất định. Trong quá trình sống do có sự giao tiếp của con người, tư duy của con người cũng thay đổi theo quá trình hoạt động và chịu sự tác động trong quá trình hoạt động ấy của bản thân. Do đó tư duy gắn liền với sự tiến bộ xã hội và trở thành sản phẩm của xã hội. Tuy vậy, tư duy cũng có những logic phát triển nội tại riêng của nó. Đó chính là sự hiểu biết riêng của từng con người.

Tư duy là phạm trù triết học, cảm xúc lại thuộc tâm lý học nhưng hợp thành một thể thống nhất không tách rời nhau. Mọi tư duy đều bao gồm những cảm giác gây xúc động và mọi cảm xúc cũng bao gồm từ những suy nghĩ nào đó. Tư duy phản ánh thực tế với những thuộc tính, liên hệ và quan hệ khách quan của nó bằng ngôn ngữ. Còn cảm xúc lại biểu hiện mối quan hệ của con người với thế giới bên ngoài, đối với những vấn đề mà người ta biết hoặc làm dưới hình thức chứng kiến trực tiếp.

Như vậy, rõ ràng, không có cảm xúc, không có tư duy thì văn nghệ sĩ không thể có tác phẩm nghệ thuật được; có chăng chỉ là sự sao chép, minh họa thực tế cuộc sống!.

Vậy mà, nhạc sĩ Văn Dung lại sáng tác không cần cảm xúc thì lạ thật; Thì làm sao ông có được những tác phẩm nêu trên! Quá bất ngờ về “tuyên ngôn” đó, tôi tiến đến bàn trên, gần ông hơn, hỏi ông sáng tác không cần cảm xúc thì cần cái gì? Ông bảo tôi nghe nhầm. Tuy nhiên, ông lại lí giải rằng (trích nguyên văn băng ghi âm): “ …Ở chiến trường ác liệt, muốn bỏ chạy. Cái chết la liệt như vậy sao lại có cảm xúc được!”. Vậy là ông vẫn thừa nhận, ông không viết bằng cảm xúc thật! Tôi về tra nghĩa của từ  “Cảm xúc”. Từ điển tiếng Việt Nxb. Khoa học Xã hội năm 1987, do Hoàng Phê chủ biên, trang 120 nêu rõ: “Cảm xúc”  là rung động  trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”. Như vậy, “trước cái chết la liệt” của con người ở chiến trường mà nhạc sĩ của chúng ta không thể có cảm xúc thì vô cùng lạ lùng! Thì khán giả sẽ hoài nghi rằng, những ca khúc khải hoàn như: Giải phóng quân ta đi; Đường Trường Sơn xe anh qua; Bài ca Đường 9 chiến thắng v.v ông viết bằng cảm xúc giả chăng?. Và tôi chợt nghĩ, liệu rằng, những khúc tráng ca khải hoàn của nhạc sĩ Văn Dung và của những nhạc sĩ khác thời "ra trận mùa này đẹp lắm";   ra trận vui lắm; đến nơi bom rơi đạn nổ khốc liệt mà như đi hội. liệu thế hệ sau có còn hát?

 

LỜI CA KHÚC “BÀI CA ĐƯỜNG CHÍN CHIẾN THẮNG” CỦA NHẠC SĨ VĂN DUNG

 

 

Em nghe tin vui bên Đông Trường Sơn

Em nghe tin vui bên Tây Trường Sơn

Nghe sấm dội cả non ngàn

Nghe bão nổi cả đôi miền

Anh giải phóng quân hôm nay ra đi

Mang lửa hờn căm bao năm nấu nung

Anh qua Tân Lâm chôn vùi Mỹ ngụy

Bão thép căm hờn dội lửa Sa Mưu

Đồi Năm trăm kèn vang chiến thắng rền trời

Khe Sanh quân ta reo hò

Khe Sanh năm xưa anh đã về đây

Non sông nơi nơi dâng lên niềm vui

Nghe pháo nổ rền vang trời

Bao bốt đồn giặc tơi bời

Anh giải phóng ơi ! quê hương vui sao

Trên đường Chín anh ghi bao chiến công

Trong muôn gian lao mưa bom bão lửa

Anh bước trên đầu thù xốc tới

Miền Nam vui mùa hoa chiến thắng tràn ngập quê hương lời ca tưng

.