Bàn về đạo học xưa và nay

Là một thầy giáo gần 40 năm đứng trên bục giảng đường đại học tôi đã tham gia giảng dạy 47 lớp đại học chính quy và 36 lớp đại học tại chức cho 17 tỉnh miền Bắc. Tôi rút ra một số vấn đề cải cách giáo dục chúng ta cần phải làm một cách nghiêm túc chỉn chu trọng tâm là trò, với sự chỉ bảo thật nhiệt huyết của thầy từ luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ...

BÀN VỀ ĐẠO HỌC XƯA NAY

TS. Đỗ Dũng

1. Theo sách “Tứ Thư” (Nhà xuất bản QĐND – 9/2003):

Các bậc tiền nhân Nho giáo Khổng Tử - Mạnh Tử có đề cập đến vấn đề “ Đạo học” sơ lược chính như sau:

* Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cái cũ theo cái  mới, bỏ cái ác theo cái thiện, khiến mọi người đạt đến mức đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng, chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh rồi lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ mọi việc chu toàn rồi, mới có thể sử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.

Vạn vật có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và có kết thúc, biết làm cái gì trước, cái gì sau tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của đạo rồi.

* Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình.

Muốn lãnh đạo tốt nước mình bang mình trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình mình, gia tộc mình.

Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình trước hết phải tu dưỡng phẩm đức bản thân mình.

Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải lo cho tâm tư của mình ngay thẳng đoan chính. Muốn tâm tư của mình ngay thẳng đoan chính trước hết phải có ý nghĩ thành thật.

Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật.

Có lĩnh hội được nguyên lý của sự vật, nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thực, ý nghĩ thành thực tâm tư mới ngay thẳng, tâm tư ngay thẳng phẩm đức bản thân mới tu dưỡng tốt, phẩm đức bản thân tu dưỡng tốt mới chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc của mình. Chỉnh đốn tốt gia đình gia tộc mình mới lãnh đạo tốt nước mình. Lãnh đạo tốt nước mình thiên hạ mới được thái  bình (tề gia trị quốc bình thiên hạ)

* Từ vua thiên tử đến người bình dân ai ai cũng phải lấ0y tu dưỡng phẩm đức là gốc.

Một cây cái gốc đã mục nát rồi mà cái ngọn còn tốt tươi là điều không thể có. Xem nhẹ cái căn bản đáng phải xem trọng, coi trọng cái chi tiết vốn là thứ yếu xưa nay chưa từng có bao giờ.

Những lời cương lĩnh “Trị quốc bình thiên hạ” do các Nho gia đề xướng là “Tam cương, bát mục” là “Minh minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện” phát huy đức sáng tính thiện cùng nhân dân, đổi mới lòng dân, tu dưỡng đạo đức cùng con người  đến mức độ hoàn thiện thì đất nước mới hưng thịnh.

Những tám bước  cụ thể : - Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ….(Trong tám bước này tu thân là gốc, nhận thức sự vật sáng suốt) đấy là cốt lõi của đạo học nho giáo từ thời Xuân thu chiến quốc mà người Việt Nam ta chịu ảnh hưởng hàng nghìn năm nay.

2. Vừa rồi Quốc hội  có trao đổi  rất kỹ về đổi mới sách giáo khoa của 3 cấp học (Tiểu học, THCS, THPT). Đây là một vấn đề lớn có thể tiêu tốn nhiều tỷ đồng của Nhà nước (mà chưa chắc hiệu quả giáo dục đã cao).Có nên chăng làm một cuộc cách mạng giáo dục (CMGD) như vậy không? Nội dung, chương trình? Cái gì? Vấn đề  nào? Cả hệ thống khoa học tự nhiên (KHTN)  và khoa học văn hóa xã hội (KHVHXH) cần giữ lại, cần phát huy  để chỉnh sửa, thêm bớt, đong đo rất cẩn trọng.

Kiến thức ở sách giáo khoa của ta từ 1954-2014 (60 năm) rất đủ và khoa học (nếu duy trì tốt chắc không ngoài 10 năm nữa). Đại học đã đạt tới cái thâm thúy của nó. Người thầy đã biết chuyển hóa kiến thức của mình cho trò để họ có điều kiện là động lực trung tâm của các trường Đại học. Nhưng tính hoàn thiện tổng thể kiến thức khoa học chưa cao. Ta nên tăng cường giờ thực hành, thực địa, thực tế… cho sinh viên nhất là trong môn học công nghệ thông tin và ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung) cho các cấp học mà trọng tâm là THCS và THPT để đủ hành trang bước vào Đại  học một cách chuyên sâu.

Là một thầy giáo gần 40 năm đứng trên bục giảng đường đại học tôi đã tham gia giảng dạy 47 lớp đại học chính quy và 36 lớp đại học tại chức cho 17 tỉnh miền Bắc. Tôi rút ra một số vấn đề cải cách giáo dục chúng ta cần phải làm một cách nghiêm túc chỉn chu trọng tâm là trò, với sự chỉ bảo thật nhiệt huyết của thầy từ luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ.

Chúng ta nhớ chăng cách đây gần 20 năm ta mở cả một thế hệ thống Đại học Đại cương (cá nhân tôi đã tham gia giảng dạy gần 3 năm Đại cương cho 5 trường Đại học Thái Nguyên) Sau đó Đại học đai cương bị phá sản. Nhà nước mất nhiều tỷ đồng (Ai là người chịu trách nhiệm vấn đề Đại học Đại cương này?)

Bây giờ cải cách giáo dục và thay sách giáo khoa hàng năm cũng sẽ tiêu tốn nhiều tiền lắm. Giá như số tiền ấy để mở thêm trường THCS và THPT cho miền núi thì quý hóa biết bao.

Nói thế không có nghĩa là không thay sách nhưng thay đổi thế nào để kịp với trào lưu phát triển xã hội cũng như thực lực kinh tế của đất nước ta. Quốc Hội ta phải có một hệ thống chuyên gia giáo dục giỏi (Kể cả các Giáo sư, Tiến sỹ đã nghỉ hưu phải nhập cuộc) để tập trung biên soạn  từng phần, từng năm, từng cấp học chứ không nên ồ ạt một hai năm.Thay cả một hệ thống sách giáo khoa thì quả là khó khăn nhiều bề.

Hiện nay Đại học tư thục, Đại học cộng đồng ….mở tràn lan  hầu hết các tỉnh (Không nói là 100%) chúng ta có lo được đầu ra đâu? Xin việc ở đâu? Khi chất lượng đào tạo quá thấp. Xuất khẩu tiến sỹ còn chả nước nào nhận Việt Nam thì nói gì đến Cử nhân và Thạc sỹ…

Chỉ trong 10 năm nữa thôi cứ cái đà này thì thừa thầy thiếu thợ là quá cập kênh. Tốt nghiệp đại học lại trở về làm công nhân (vì sao?) nhu cầu xã hội chưa đáp ứng nổi.

Chúng ta biết rằng nhiều người có trình độ Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ là lộc nước, là nguyên khí Quốc gia nhưng chả nhẽ một năm có tới hàng chục ngàn người tốt nghiệp Đại học không có việc làm, chả nhẽ cải cách giáo dục cứ cải cách, thay sách cứ thay sách, thừa thầy cứ thừa thầy, thiếu thợ cứ thiếu và đào tạo cứ đào tạo, kinh phí Nhà nước, của dân chúng ta không sót  sa hay sao.