Rất nhiều vở kịch của Nhà văn Nguyễn Hiếu chưa được dàn dựng

Trong số những nhà văn mà tôi biết, chưa ai viết nhiều và viết nhiều thể loại như Nhà văn Nguyễn Hiếu. Ngoài hàng nghìn bài báo ông viết trog 40 năm làm việc ở VOV, ông còn cho xuất bản gần 30 tập tiểu thuyết, truyện ngắn; một số tập thơ và viết rất nhiều kịch sân khấu, kịch bản phim truyện... Nhiều tiểu thuyết của ông nổi tiếng như “Người đàn bà quỷ ám”; “Chuyện tình của người điên”; “Con Ngố”...Trong đó, “Con Ngố”, theo tôi, đó là tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc nhưng lâu nay chưa được đánh giá cao. Thứ nhất, “Con Ngố” xuất sắc ở tầm khái quát cao. Qua thân phận một phụ nữ, “Con Ngố” phản ánh toàn bộ lịch sử xã hội Việt Nam một cách chân thực và thật sâu sắc, tận cùng của hiện thực đau đớn. Thứ hai, nhân vật nào trong “Con Ngố” cũng mang một phần lịch sử xã hội và cá tính. Thứ ba, bút pháp lộng lẫy, vừa hiện thực vừa tung tẩy phóng túng, hoang tàng, phá phách, vừa chặt chẽ. Tôi tin, sớm muộn, “con Ngố” sẽ được đánh giá đúng tầm của nó, thậm chí vượt qua bờ cõi nước Nam ta!

Hiện nay, Nhà văn Nguyễn hiếu đang “làm mưa làm gió” với sân khấu đang “chết lâm sàng”. Hàng chục vở kịch của ông được nhiều đoàn văn công chuyên nghiệp dàn dựng, đạt được những giải thưởng Sân khấu vinh dự như các vở “Linh hồn đông lạnh”, “Hàng rào giữa hai nhà”, “Kiều” (Nhà hát kịch VN), “Người thầy của muôn đời” (Nhà hát Chèo Quân đội), “Thân phận nàng Kiều” (Nhà hát Múa rối VN), “Tấm Cám”, “ Vang bóng một thời “ (Sân khấu kịch Lệ Ngọc), “ Nguyễn cầm ca “ (Nhà hát cải lương Việt Nam) …

Những tưởng, Nhà văn Nguyễn Hiếu là người có duyên với sân khấu và bằng lòng với với lượng kịch bản của ông được “tiêu thụ” qua sàn diễn. Nhưng không phải vậy! Ông cho biết, đến nay, ông đã viết 70 vở kịch  sân khấu nhưng số kịch bản được dàn dựng quá ít.

" Trong chiến tranh không có huyền thoại" là một trong rất nhiều vở kịch của ông chưa được dàn dựng. Vở kịch này ông viết cách đây gần 35 năm. Vở kịch đưa ra góc nhìn về chiến tranh chân thực. TPM trích giới thiệu vở kịch này.

Nhà văn Nguyễn Hiếu

NỖI ĐAU VIÊN ĐẠN

(Trong chiến tranh không có huyền thoại)

Kịch bản của NGUYỄN HIẾU

BẢNG  NHÂN  VẬT

  1. Lâm, chiến sĩ
  2. Thịnh, chiến sĩ
  3. Quang, Chiến sĩ
  4. Nẫm, đại đội trưởng
  5. Hoa, người yêu của Lâm
  6. Đại diện cấp trên
  7. Vịnh, chủ tịch xã
  8. Ông Kiến, Trưởng công an xã
  9. Cô Chuối, Thư ký ủy ban xã

Nhân vật phụ gồm chiến sĩ, dân quân xã, kẻ cướp.....

CẢNH I

Trong một khu rừng. Một  đơn vị đang ém quân. Trời chập choạng tối, chiẽn sĩ nằm ngồi ngả nghiêng. Tiếng chim rừng lẻ loi gọi bạn.

Lâm: (Rút bi đông ra khỏi miệng) – Khà, buồn quá. Tiếng chim rừng, các cậu bảo con chim có tình cảm không?

Thịnh: - Làm gì có

Lâm: - Sao ? Đồ gốc. Không có mà nó cặp đôi sinh con đẻ cái được, tao đố mày ghép con chim đực lạ vào con chim cái đấy (cáu) không có, hừ, mẹ tao mang bán đôi bồ câu ở chợ bưởi cách nhà 10 cây số, một tháng sau đôi chim ấy lại bay về.

Thịnh: (Lúng túng) – Tao biết đâu đấy.

Lâm: (Nhảy đến bên Thịnh) – Tại sao tao lại chơi được với mày nhỉ, chán thật, đàn ông đàn ang gì cứ nhũn như lá mùng tơi, vừa nhúng vào nước sôi đã nhũn ra. Này, tợp một ngụm cho kên gân lên cốt một tí.

Quang: - Đừng bắt nó uống thứ của nợ ấy. Còn mày cũng thôi đi

Lâm: (Bảo Quang) - Mày cũng là thằng ngốc. Đây xũng là một thúe rượu, tất nhiên không tuyệt vời như rượu bố tao nấu ở nhà, nhưng còn hơn là uống nước suối (ngẫm nghĩ) Tao đang đi, chợt thấy một vũng nước, trong đó có những quả vả chin mọng, rữa nát, tao quỳ xuống nhìn, thấy mùi thơm thơm như mùi hoa Đinh lăng ở trường của chúng mình (Trầm ngâm). Hoa Đinh lăng tao đã hái cho Hoa gài đầu (mơ màng) uống ngụm nước thấy say say, mùitóc Hoa làm tao nao nao.

Thịnh: - Mày lại nhớ đầya?

Lâm: (Gật đầu im lặng, định giơ bi đông uống tiếp)

Quang:(Gạt bi đông ra) – Thôi đi, đừng nuốt them thứ nước quái quỉ ấy nữa, để bình tĩnh mà nhớ.

Lâm: - Kệ tao, kệ tao (cố uống một ngụm, trầm ngâm) khi tao về, chắc gì Hoa đợi

tao. Thằng Khanh con lão Vịnh chủ tịch xã, thằng chó chết ấy mê Hoa lắm. Mà nó lại ở nhà, địa liền như thế.

Quang: - Cái Hoa không phải loại người như thế!

Thịnh: -  Biết đâu đấy.

Lâm: - Mày nói sao, cái gì (chồm lên) ừ, cũng cóc cần, nếu Hoa không còn yêu tao (ngừng) Tao chỉ sợ Hoa bị thúc ép, bị giăng bẫy.

Quang: - Đàn bà, con gái khi yêu họ sẽ nghĩ ra cách để tránh những cái bẫy.

Thịnh: - Mày đã yêu chưa mà sành thế?

Quang: - Tao đọc sách thấy nói thế. Sách là thứ bọn thông thái, từng trải nhìn cuộc đời đến thủng mắt sau đó nghĩ đến thối óc mới viết ra.

Lâm – Cũng có thể như thếm nhưng mà mày còn lạ gì ở làng chúng mình.

Thịnh: - Ừ, chỉ cần nhà Hoa không đủ tiền mua thóc. Thằng Hùng em cô ấy cần cái dấu chứng nhận vào lý lịch, ông Hạ xin giấy thông hành đi chơi với ông em trên Thái, Em lão Vịnh là chủ nhiệm hợp tác xã, cháu rể lão là công an xã.

Lâm: (Bịt tai) – Tao biết rồi, biết rồi đừng nói nữa. (Lặng) Nhưng tao biết Hoa không phải thế (rút chiếc khăn tay trong túi ra giơ lên, đọc) ‘‘Nhớ mãi, đợi mãi’’, chả nhẽ Hoa thêu để chơi à, cô ấy sẽ đợi tao, sẽ chờ tao.

Quang: - Tao cũng nghĩ thế!

Thịnh:- Tốt hơn hết đừng dính vào đứa con gái nào (thở dài) đỡ phải lo, phải nghĩ, phải dằn vặt (chìa tay xin Quang) còn ít thuốc nào không?

Quang: - Đây, toàn lá sắn khô

Lâm: - Mẹ khỉ, lão Ba Sanh ở nhà, lúc nào cũng có thuốc ngon (im lặng) bọn chúng nó sướng thật.

Chiến sĩ I:(lại gần) – Lá sắn khô à, có tẩm tí sái nào không? (Chẹp miệng) Mà cũng chẳng sao, có khói là được rồi.

Lâm: (Chìa gói thuốc ra) – Hút đi (hỏi) bố mày ở nhà làm gì?

Chiến sĩ I: (Ngạc nhiên) – Tra lý lịch đấy à?

Lâm: - Nói đi xem nào?

Chiến sĩ I: - Thợ nề, bố tao làm không hết việc, rượu uống không hết say.

Lâm:            (Hỏi tiếp một chiến sĩ đang đến) – Bố mày?

Chiến sĩ II: - Cái gì?

Quang:        - Chắc nó hỏi nghề nghiệp.

Chiến sĩ II:  - Thuyền chài, vớ được con cá nào chén con ấy. Tháng này tháng mấy nhỉ?

Thịnh:         - Chín Tây, tám Ta.

Chiến sĩ II:  Đang mùa mòi đấy, mổ con nào con đấy bụng đầy trứng.

Chiến sĩ III:(Khom khom đi lại) – Khum tay vào không lão Nẫm đến lại ỉ eo. Mẹ khỉ toàn giả nhân giả nghĩa.

Thịnh: - Cũng phải thôi, nhỡ chúng nó phát hiện ra lửa.

Lâm: (Gắt) – Thôi đi (hỏi Chiến sĩ III) bố mày ở nhà làm gì?

Chiến sĩ III: - Thợ điện, lúc nào bị mẹ tao kêu thiếu tiền ông ấy lại đổ cho là chập mạch.

Chiến sĩ IV:          (Từ một gốc cây nhổm lên) – Bố tao làm công ty vệ sinh, có hôm vớ được cả cái nhẫn, bố tao mang lên nộp. Mẹ tao biết, lầu bầu suốt đêm, bố tao quát ‘‘làm người, ở nghề gì cũng phải cho sạch’’.

Lâm:   - Thế không có đứa nào con ông to à? (Uống nước ở bi đông) Bố tao là nông dân (chỉ Quang) Bố thằng naỳ cũng thế (chỉ Thịnh) Bố thàng này cũng nông dân.

Thịnh: - Lâm, mày lại …

Lâm: - Chứ sao nữa. Mày có nhớ, khi ba thằng mình trúng tuyển người ta bảo chúng ta đi làmnghĩa vụ thiêng liêng là bảo vệ tổ quốc, ừ, tổ quốc là thiêng liêng thì mọi người đều phải dung vào chứ, tại sao chỉ toàn con dân đen thôi, trong khi thằng Quang học giỏi như thế, nhỡ một cái thì hại bao nhiêu tổ quốc. Chất xám đấy. Mẹ khỉ.

Quang: - Mày đừng nói thế.

Lâm: - Còn sao nữa. Lão chủ tịch xã mình năm đứa con trai, ba đứa con gái có đứa nào đi bộ đội không? Cứ ra dàng là nhót vào nhà máy, công trường, ăn gạo bong. Con Lý, thằng Nhân nhà lão còn vào công an, chà.

Thịnh: - Tao xin mày đừng nói nữa, mày say rồi đấy.

Lâm: - Tao không say, không say, thứ này mà say được à? (Rên rỉ) Nếu vì tổ quốc tao có thể bỏ hết, hy sinh hết những thứ cao quí nhất. Mẹ kiếp đứa nào cứ thử cấu một nắm đất ở làng mình xem, tao quại cho vỡ mũi ngay. Vì những thứ đó tao sẵn sang xa mẹ tao,bố tao, xa cả người tao yêu. Mẹ khỉ. Nhắc đến họ thành ra nhớ quá (gầm lên) nhớ quá. Nhưng tao buồn, tao chán nản vì sự bất bình đẳng, sự lừa gạt của con người với nhau.

Quang: - Mặt trời chiếu sang cho tất cả mọi loài.

Lâm: - Con chuột, con cú lại lẩn tránh.

Thịnh: - Đừng nói nữa, mỗi người có một số phận.

Chiến sĩ I:   - Cậu lại an ủi rồi. Tất cả đều do bàn tay người ta cả. Như bố tớ, chỉ cần hai đường bay là cơm rượu ê hề (chỉ Chiến sĩ II) bố cậu chỉ cầ tung lưới lên là vớ đựơc trắm, chép.

Chiến sĩ II: - Ở song ít Trắm lắm.

Chiến sĩ I:- Là ví thử thế (chỉ Chiến sĩ II) thợ điện muốn ăn chỉ cần ấn một cái cầu dao.

Lâm: - Làm nghề nào ăn nghề ấy (cười chua chat) nghề lãnh đạo thì trông vào lời hứa hẹn với nhân dân.

Quang; - Nhưng nghề nào cũng có cái sợ. Thợ nề sợ chủ keo kiệt, đánh cá sợ thủy tề, thợ điện sợ đêm gió.

Lâm: - Lãnh đạo thì sợ sự thật.

(Tất  cả cười to) – Tuyệt hay.

Thịnh:(Nhìn Quang) – Thôi đi các cậu, mình chưa hiểu hết sự việc đâu, còn nhiều phức tạp lắm.

(Nẫm ra)

Nẫm: - Tôi nghe câu được câu chăng, song cũng nắm được ý các cậu (nghiêng giọng) Tất cả nói đùa đấy chứ?

Thịnh:(Hốt hoảng) – Báo cáo anh, an hem uống linh tinh một tí (lúng túng) cũng có thể do rỗi, do lấp chỗ trống nên nói vui anh ạ.

Nẫm: - Nói vui thì không sao, chỉ có điều bận sau nên chọn chuyện mà nói, nếu không sẽ ảnh hửơng đến tư tưởng chiến sĩ.

Lâm: (Đứng bật dậy) – Tôi nói thật, nếu đồng chí hiểu được.

Nẫm: (Cười nhạt) – Cứ cho là như thế đi (quay chỗ khác) Các đồng chí chuẩn bị ngày mai, đơn vị chúng ta sẽ hỗ trợ với đơn vị bạn làm nhiệm vụ đặc biệt.

Lâm: - Anh có thể nói rõ cho biết cái đặc biệt ấy như thế nào?

Nẫm: (Dứt khoát) – Cứu đồng chí Ba Sanh đang bị vây ở địa điểm K.

Lâm; - Cứu Ba Sanh? Nếu vậy thì tôi không đi, tôi chống lệnh.

Thịnh: - Lâm , cậu say quá.

Lâm: - Tao không say, vì tao hiểu rõ giá trị của tao, của mày, (chỉ mọi người) của anh em ta, và nhất là của thằng Quang. Một tài năng, một học sinh giỏi toán nó có thể thành bác học nếu như …

Nẫm: - Đây là mệnh lệnh. Hơn nữa đại tá Ba Sanh là một chỉ huy xuất sắc.

Lâm: - Tôi sẽ nói về Ba Sanh sau. Tại sao? Hàng trăm người bị bỏ mạng khi vào chỗ nguy hiểm để cứu một con người. Về lẽ sống thì một người không thể hơn hai người,ba người; càng không thể hơn hàng trăm người. Chúng tôi là cái gì mà các anh xem nhẹ, coi thường, rẻ rung như vậy.

Thịnh: - Lâm

Lâm: - Để tao nói hết. Trong một gia đình trước mặt bố mẹ chúng tôi, mỗi đứa chúng tôi đều cần thiết như Ba Sanh cần thiết đối với bố mẹ ông ấy, thế sao…

Nẫm: - Hàng ngàn,hàng chục người chúng ta không thể nào bằng đồng chí Ba Sanh. Gia đình,bố mẹ, đấy đang là mặt trận. Các đồng chí biết đấy, Ba Sanh đánh đâu thắng đó, đồng chí có khả năng chủ động hoàn toàn trong chiến lược, biết tạo ra những quả đấm thep.

Quang: - Con người tuyệt vời như thế tại sao lại bị bao vây, đến nỗi trở thành cái mồi, cái bẫy tiêu diệt sinh lực của ta.

Lâm: - Mày là một tài năng lớn, bắt tay (thò tay về phía Quang) vâng, xin đồng chí chỉ huy giải thích rõ.

Nẫm: (Lúng túng) – Con người là con người.  Phải có lúc sơ hở chứ?

Lâm: - Chúng ta chết quá nhiều vì hắn ta rồi, cả sư đoàn ta, những đơn vị chủ lực thiện chiến, cứ như đàn châu chấu thấy bóng địên lao đến, bu vào để rồi bị tiêu diệt, rơi rụng.

Nẫm: - Đồng chí sẽ chịu trách nhiệm khi gọi đại tá Ba Sanh là hắn.

Lâm: - Gần một năm nay tôi làm cần vụ cho Ba Sanh, tôi biết ông ta là người thế nào. Thơm nức, khôn khéo, và uốn éo như lươn. Tôi chỉ lạ là con người bóng lộn lên như vậy lại có thể hiểu được mặt trận để làm nên chiến thắng.

Nẫm: - Người có tài bao giờ cũng thế.

Lâm: - Tôi không thể chết vì một người mà bản thân cảm thấy không thuộc hàng ngũ của chúng tôi.

Nẫm: - Không được nói bậy; không được gây tư tưởng hoang mang.

Lâm: (Mở to mắt gay gắt dữ dội) – Anh chỉ là một người mù không nhìn thấy gì hế.

Nẫm: - Anh chống lại lệnh, bôi xấu cán bộ.

Lâm: - Tôi chống lại sự ngu xuẩn cố tình đẩy chúng tôi đến chỗ chết vô ích.

Nẫm: (Nghiễn răng) – Các đồng chí

Một vài chiến sĩ : - Có

Nẫm: - Tôi ra lệnh

(Thinh, hai, ba chiến sĩ đứng nghiêm)

Bắt giữ chiến sĩ Lâm, giải theo tôi

Thịnh: Anh Nẫm

Nẫm: - Hãy chấp hành lệnh của người chỉ huy.

Lâm: - Thịnh (cười nhạt) cậu hãy chấp hành nhanh lên. Tớ sẽ giúp cậu (rút dây dù ra tự trói mình lại rồi giơ tay lên hỏi Nẫm) Hài long rồi chứ đồng chí.

Nẫm: - Giải đi, nhốt vào phòng giam.

Chiến sĩ I: - Báo cáo đồng chí C trưởng, phòng giam ở chỗ nào?

Nẫm: - Phòng giam hả? Ở cạnh phòng họp.

Chiến sĩ II: - Chúng tôi không  biết  cả phòng họp ở đâu nữa,

Nẫm: - À, ở cái phòng kề ngay phòng tôi ấy. Thôi dẫn đi (Nẫm quay vào) tôi sẽ kiểm tra lại.

Thịnh: - Khổ quá, cậu thật là … Mồm miệng không giữ gìn gì cả.

Lâm: - Cậu cứ tuân theo mệnh lệnh đi.

Quang; - Chà. Mà cũng chả sao đâu, để chấn chỉnh đội ngũ ấy thôi. Không lẽ làm đại đội trưởng lại không phải là người ác, chỉ có điều..

Lâm: - Thôi các cậu thực hiện đi.

(Lâm rồi Thịnh, Quang, các chiến sĩ đi theo qua sân khấu)

(Hết cảnh I)