Lời nhảm gửi về quê hương
Vẫn biết cuộc sống là sự vận động không ngừng, vẫn biết thời gian là vật đổi sao dời, vẫn biết không có gì là vĩnh cửu trong cõi nhân sinh, vẫn biết chính trị là tham vọng, thủ đoạn và dối trá, nhưng trước những sự đổi thay nào cũng làm lòng người xốn xang, lo lắng, bâng khuâng.
Mấy hôm nay thời tiết Sài Gòn chuyển mùa đỏng đảnh, nóng bức và ngột ngạt, mình trốn lên Đà Lạt, cảm hứng thi ca chưa tìm ra nơi phố núi, nhưng lòng đã xốn xang về nơi đất mẹ Kỳ Anh.Tin tức ngổn ngang, vui buồn lẫn lộn, chỉ biết ngồi trước màn hình laptop gửi gắm những cảm xúc của mình.
Không ngờ vài lời tếu táo gửi đăng trên trannhuong.com của Trần lão gia lại nhận được sự đồng cảm của các bác cựu quan chức Kỳ Anh . Thì ra đang có một nỗi bất an thật sự trong lòng nhân dân Kỳ Anh, không chỉ là bất an về tình trạng lộn xộn do người Tàu gây ra từ khi có đại dự án luyện thép của công ty Formosa...như mình tìm hiểu trên báo lề dân mà còn cả nỗi lo chia cắt chính mảnh đất tổ tiên để lại và lòng người đã gắn bó với nhau vượt qua bao thử thách, thăng trầm của lịch sử từ ngàn năm, về dự án thành lập thị xã mới phía nam huyện lỵ của lảnh đạo Hà Tĩnh.
Vẫn biết cuộc sống là sự vận động không ngừng, vẫn biết thời gian là vật đổi sao dời, vẫn biết không có gì là vĩnh cữu trong cõi nhân sinh, vẫn biết chính trị là tham vọng, thủ đoạn và dối trá, nhưng trước những sự đổi thay nào cũng làm lòng người xốn xang, lo lắng, bâng khuâng.
Không có thông tin chính thống nào trong tay, không có điều kiện kiểm chứng những tin tức đáng lo ngại trên mạng internet, mình như kẻ lạc lỏng, bơ vơ giữa rừng thông tin ngổn ngang về quê hương đang biến động từng ngày. Đành đọc kỹ lại bài viết của tác giả Hà Lê, phát hiện ra sự thật là ngay những người đang sống trên mảnh đất Kỳ Anh, từ người nông dân đang cày cấy trên đồng đến các cựu quan chức lảnh đạo, cán bộ hưu trí vẫn còn những cái nhìn không đồng nhất về dự án thành lập thị xã ở Kỳ Anh.
Đã có đến 5 phương án được UBND tỉnh đưa ra. Đó là những phương án gì mà "biết bao nhiêu người sau khi đọc đều sững sốt, bàng hoàng " ? Mình thấy bà con, cô bác đang " vất cuốc vất cào cãi nhau " về cái tên gọi, có người còn kiểm kê cả diện tích của nơi nọ nơi kia để phán : khu công nghiệp Vũng Áng được chính phủ phê duyệt đến trên 228,4km2, thừa sức thành lập một thành phố, rồi có người lại lấy ví dụ cả bên Tây bên Tàu , lại có người lấy quy hoạch thành phố của tỉnh Bình Dương làm chuẩn mực ...vv. Theo mình thì tất cả những tranh cãi đó chưa phải là những vấn đề cốt lõi của tình hình hiện nay.
Nào có khó khăn gì khi tìm kiếm một cái tên. "Chúng ta có Cầu Ngấy, Cầu Trôi, Cầu Cày; sông Rác, sông Quèn, Rào Mọn. Rú Đọ, Rú Voi, Rú Đụn. Trọt Me. Ở Kỳ Thư có đồng “ Lại Ngao”, Kỳ Nam có “ Cồn Lì”…" vànhững tên làng tên xã mang tên Kỳ.... quá đẹp , thì giờ đặt tên thị xã mới là thị xã Cồn Lì cũng đầy ý nghĩa, nào có xấu đi đâu. Kể làm chi diện tích bao nhiêu km2 để làm nên thành phố, cái làm nên cốt cách một thành phố đáng sống là sự quyến rũ về kiến trúc, môi trường, văn hóa, định hướng trong tương lai...
Mình cạn nghĩ, hai vấn đề cốt lõi cần thảo luận trước tiên là :
- Có cần thiết phải thành lập một cái thị xã bên cạnh thị trấn lịch sử hiện nay hay không ?
- Ai được, ai mất, nhân dân Kỳ Anh có lợi gì nếu cái thị xã đó hình thành ?
Tất nhiên sẽ có người phán : lão này điên, múa liềm qua mắt thợ gặt, vì khi lập ra dự án thành lập thị xã, lảnh đạo cũng đã tính toán, phận tích, đưa ra những con số cụ thể và lý lẽ vững chắc không cần tranh cãi rồi, chỉ có lợi và có lợi thôi, còn răng thì...thế nào mà chẳng được, nó sẽ rụng dần qua năm tháng theo lẽ tự nhiên...cần gì phải bàn...
Vâng, thì vẫn biết vậy và mình cũng biết, rằng những ý kiến của loại công dân bậc hai như mình chỉ là đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt , các đỉnh cao trí tuệ đâu cần để ý đến, nhưng mà khổ, cuộc đời vẫn có chữ nhưng, có liềm mà không múa thì tay chân ngứa ngáy khó chịu, dòng máu nông dân vẫn chảy rần rật trong người nên cũng liều mạng một phen, khổ tâm mà chẳng hại gì đến ai, vả lại quê hương là của chung, của mọi người chứ nào phải của riêng lảnh đạo mà mình không có quyền góp ý ? Nên cũng xin thỏ thẻ một đôi lời, đúng sai thì cũng là cái tâm chân thành của đứa con xa xứ.
Riêng cá nhân, mình cho rằng:
1- Hoàn toàn không có sự cần thiết phải thành lập một cái thị xã ở Kỳ Anh, lịch sử hình thành nên thị trấn Kỳ Anh có từ lâu đời tuy tên gọi có lúc khác nhau ( tên gọi Kỳ Anh mới có 180 năm ) nhưng sông núi đó không bao giờ thay đổi. Nó đã thuộc về lịch sử thì không ai có thể thay đổi, chúng ta là bậc hậu sinh thì chỉ có thể kế thừa, làm khác đi là vong ân bội nghĩa với tổ tiên.Về vị trí, thị trấn Kỳ Anh vẫn là nơi địa lợi, nhân hòa, xây dựng một dự án hoàn chỉnh, hiện đại trên cơ sở nền thị trấn cũ tuy có nặng một chút về đền bù giải tỏa nhưng vẫn ít tốn kém hơn xây dựng thị xã mới , lại ổn định dân sinh, không xáo trộn nhiều đến đời sống xã hội. Lấy lý do để quản lý khu công nghiệp Vũng Áng mà phải xây một thị trấn hoặc thị xã trong khu công nghiệp hay bên cạnh đều là ngụy biện.Khu công nghiệp và thị xã hay thị trấn là hai chủ thể khác nhau, một bên là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hôm nay còn, mai có thể mất, ai giám cam đoan nếu làn ăn thua lỗ, các công ty không bỏ của thay người mà rời Vũng Áng? một bên là đời sống chung của toàn xã hội Kỳ Anh, có thể tồn tại Kỳ Anh mà không cần khu công nghiệp Vũng Áng, nhưng không thể có khu công nghiệp mà không có Kỳ Anh.
- Hơn nữa dù là xây dựng mới hay cũ thì thành phố Kỳ Anh tương lai cũng không thể lấy quốc lộ 1A làm trục chính, đường quốc lộ phải tránh xa trung tâm đô thị. Không có nơi nào đẹp và hợp lý hơn là xây dựng lại thị trấn Kỳ Anh lịch sử và lấy Kỳ Châu, Kỳ Hưng, sông Trí làm trục trung tâm của thành phố tương lai, tiến dần xuống cửa Khẩu, đó là ước mơ của mình và có lẽ cũng của không ít những người con Kỳ Anh xa xứ về thành phố quê hương.
2 - Xây dựng thành phố Kỳ Anh tương lai không thể lấy bất cứ hình mẫu nào để làm dự án. Chỉ có thể nghiên cứu đặc thù địa lý và lịch sử để hình thành nên một thành phố theo kiểu của riêng mình.Chúng ta đi sau thì nhất định không lặp lại sai lầm của những người đi trước, phải có sự khác biệt và nổi trội.Dự án tổng thể có thể rộng lớn, nhưng quản lý, cấp phép xây dựng nhất định phải có sự nhất quán, xây từ Trung tâm hoàn thiện rồi lan tỏa dần, nếu không được thế, chúng ta sẽ có một mớ hỗn độn, tạp xí ngầu như các thành phố khác hiện nay, rồi chỉ mất thời gian xử lý, sửa sai...
Có người muốn lấy Bình Dương làm điển hình, có lẽ các bác lảnh đạo cũng đã từng đến Bình Dương tham quan, tìm hiểu..., điều đó tốt vì Bình Dương là một tỉnh phát triển hiện nay, công nghiệp phát triễn vượt bậc vì đấy là nơi có Thiên thời-địa lợi-nhân hòa, nhưng các bác cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa, học tập Bình Dương về kêu gọi đầu tư công nghiệp thì được, nhưng học tập về kiến trúc xây dựng đô thị thì không ổn. Mình có thời gian 4 năm sống, tìm hiểu kỹ về Bình Dương, không có nơi nào trên Bình Dương mà chân không bước tới trước khi quay lại thành phố, có vài suy nghĩ thế này : Bình Dương là cái vườn tạp kỹ của công ty cổ phần Becamex Bình Dương, dựa vào lợi thế ưu tiên có xuất xứ của UBND tỉnh, hiện nay các cổ đông chính cũng là của các quan chức cũ và mới của tỉnh nên họ chiếm được hầu như toàn bộ đất đai vàng, làm rất nhiều dự án bất động sản bên cạnh các khu công nghiệp cũng do chính họ lập ra, để chiếm đất, dự án nào họ cũng xây dựng một số công trình rồi để đấy, bán đất quy hoạch, họ bán một ít khu nhỏ, còn lại để chờ lên giá mới bán tiếp. Bây giờ đi đâu cũng dự án nhà ở nhưng không có một dự án nào hoàn thiện. Tham vọng xây dựng toàn tỉnh Bình Dương thành một thành phố đã biến tỉnh Bình Dương giống như một cơ thể bị ghẻ lỡ, hắc lào, không biết đâu phố, đâu làng. May là những thị trấn cũ còn giữ nguyên được nét cổ xưa của nó. Riêng huyện Bến Cát là quê hương của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã được ưu tiên phát triễn rầm rộ khi ông còn đương chức, đường sá, hạ tầng đẹp vào bậc nhất hiện nay, những vườn cây, ruộng lúa, đồn điền cao su trở thành những khu đô thị hiện đại nhưng... không có người ở.Nông dân mất đất, không có việc làm, đi tha phương cầu thực, bán vé số, làm thuê...trong lúc đất đai tổ tiên để lại bị nhà nước lấy, san lấp, quy hoạch rồi bỏ đó, giá rẻ cũng không bán được...
Không xây dựng thị xã ở Vũng Áng, chắc chắn sẽ có một số một số quan chức,con em họ và nhà giàu thiệt thòi vì đã lỡ ôm đất đón đầu, nhưng nhân dân Kỳ Anh thì sẽ có một thành phố tương lai xinh đẹp và những đồng lúa,vườn cây mướt xanh, yên ả điểm tô cho thành phố của mình. Vì tương lai của thế hệ mai sau, hy vọng mỗi người trong quý vị hy sinh một chút đặc quyền để nhận được sự biết ơn của muôn đời con cháu.
Những thành phố không còn mảng xanh và kiến trúc bát nháo là đặc trưng của đô thị Việt Nam thời công nghiệp hóa, mong quý vị lảnh đạo Hà Tĩnh và Kỳ Anh nên cân nhắc kỹ để thành phố Kỳ Anh tương lai sẽ là nơi tự hào của nhân dân Kỳ Anh và cả nước, là một thành phố kiểu mẫu về kiến trúc và nhân văn.
Không ngờ vài lời tếu táo gửi đăng trên trannhuong.com của Trần lão gia lại nhận được sự đồng cảm của các bác cựu quan chức Kỳ Anh . Thì ra đang có một nỗi bất an thật sự trong lòng nhân dân Kỳ Anh, không chỉ là bất an về tình trạng lộn xộn do người Tàu gây ra từ khi có đại dự án luyện thép của công ty Formosa...như mình tìm hiểu trên báo lề dân mà còn cả nỗi lo chia cắt chính mảnh đất tổ tiên để lại và lòng người đã gắn bó với nhau vượt qua bao thử thách, thăng trầm của lịch sử từ ngàn năm, về dự án thành lập thị xã mới phía nam huyện lỵ của lảnh đạo Hà Tĩnh.
Vẫn biết cuộc sống là sự vận động không ngừng, vẫn biết thời gian là vật đổi sao dời, vẫn biết không có gì là vĩnh cữu trong cõi nhân sinh, vẫn biết chính trị là tham vọng, thủ đoạn và dối trá, nhưng trước những sự đổi thay nào cũng làm lòng người xốn xang, lo lắng, bâng khuâng.
Không có thông tin chính thống nào trong tay, không có điều kiện kiểm chứng những tin tức đáng lo ngại trên mạng internet, mình như kẻ lạc lỏng, bơ vơ giữa rừng thông tin ngổn ngang về quê hương đang biến động từng ngày. Đành đọc kỹ lại bài viết của tác giả Hà Lê, phát hiện ra sự thật là ngay những người đang sống trên mảnh đất Kỳ Anh, từ người nông dân đang cày cấy trên đồng đến các cựu quan chức lảnh đạo, cán bộ hưu trí vẫn còn những cái nhìn không đồng nhất về dự án thành lập thị xã ở Kỳ Anh.
Đã có đến 5 phương án được UBND tỉnh đưa ra. Đó là những phương án gì mà "biết bao nhiêu người sau khi đọc đều sững sốt, bàng hoàng " ? Mình thấy bà con, cô bác đang " vất cuốc vất cào cãi nhau " về cái tên gọi, có người còn kiểm kê cả diện tích của nơi nọ nơi kia để phán : khu công nghiệp Vũng Áng được chính phủ phê duyệt đến trên 228,4km2, thừa sức thành lập một thành phố, rồi có người lại lấy ví dụ cả bên Tây bên Tàu , lại có người lấy quy hoạch thành phố của tỉnh Bình Dương làm chuẩn mực ...vv. Theo mình thì tất cả những tranh cãi đó chưa phải là những vấn đề cốt lõi của tình hình hiện nay.
Nào có khó khăn gì khi tìm kiếm một cái tên. "Chúng ta có Cầu Ngấy, Cầu Trôi, Cầu Cày; sông Rác, sông Quèn, Rào Mọn. Rú Đọ, Rú Voi, Rú Đụn. Trọt Me. Ở Kỳ Thư có đồng “ Lại Ngao”, Kỳ Nam có “ Cồn Lì”…" vànhững tên làng tên xã mang tên Kỳ.... quá đẹp , thì giờ đặt tên thị xã mới là thị xã Cồn Lì cũng đầy ý nghĩa, nào có xấu đi đâu. Kể làm chi diện tích bao nhiêu km2 để làm nên thành phố, cái làm nên cốt cách một thành phố đáng sống là sự quyến rũ về kiến trúc, môi trường, văn hóa, định hướng trong tương lai...
Mình cạn nghĩ, hai vấn đề cốt lõi cần thảo luận trước tiên là :
- Có cần thiết phải thành lập một cái thị xã bên cạnh thị trấn lịch sử hiện nay hay không ?
- Ai được, ai mất, nhân dân Kỳ Anh có lợi gì nếu cái thị xã đó hình thành ?
Tất nhiên sẽ có người phán : lão này điên, múa liềm qua mắt thợ gặt, vì khi lập ra dự án thành lập thị xã, lảnh đạo cũng đã tính toán, phận tích, đưa ra những con số cụ thể và lý lẽ vững chắc không cần tranh cãi rồi, chỉ có lợi và có lợi thôi, còn răng thì...thế nào mà chẳng được, nó sẽ rụng dần qua năm tháng theo lẽ tự nhiên...cần gì phải bàn...
Vâng, thì vẫn biết vậy và mình cũng biết, rằng những ý kiến của loại công dân bậc hai như mình chỉ là đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt , các đỉnh cao trí tuệ đâu cần để ý đến, nhưng mà khổ, cuộc đời vẫn có chữ nhưng, có liềm mà không múa thì tay chân ngứa ngáy khó chịu, dòng máu nông dân vẫn chảy rần rật trong người nên cũng liều mạng một phen, khổ tâm mà chẳng hại gì đến ai, vả lại quê hương là của chung, của mọi người chứ nào phải của riêng lảnh đạo mà mình không có quyền góp ý ? Nên cũng xin thỏ thẻ một đôi lời, đúng sai thì cũng là cái tâm chân thành của đứa con xa xứ.
Riêng cá nhân, mình cho rằng:
1- Hoàn toàn không có sự cần thiết phải thành lập một cái thị xã ở Kỳ Anh, lịch sử hình thành nên thị trấn Kỳ Anh có từ lâu đời tuy tên gọi có lúc khác nhau ( tên gọi Kỳ Anh mới có 180 năm ) nhưng sông núi đó không bao giờ thay đổi. Nó đã thuộc về lịch sử thì không ai có thể thay đổi, chúng ta là bậc hậu sinh thì chỉ có thể kế thừa, làm khác đi là vong ân bội nghĩa với tổ tiên.Về vị trí, thị trấn Kỳ Anh vẫn là nơi địa lợi, nhân hòa, xây dựng một dự án hoàn chỉnh, hiện đại trên cơ sở nền thị trấn cũ tuy có nặng một chút về đền bù giải tỏa nhưng vẫn ít tốn kém hơn xây dựng thị xã mới , lại ổn định dân sinh, không xáo trộn nhiều đến đời sống xã hội. Lấy lý do để quản lý khu công nghiệp Vũng Áng mà phải xây một thị trấn hoặc thị xã trong khu công nghiệp hay bên cạnh đều là ngụy biện.Khu công nghiệp và thị xã hay thị trấn là hai chủ thể khác nhau, một bên là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hôm nay còn, mai có thể mất, ai giám cam đoan nếu làn ăn thua lỗ, các công ty không bỏ của thay người mà rời Vũng Áng? một bên là đời sống chung của toàn xã hội Kỳ Anh, có thể tồn tại Kỳ Anh mà không cần khu công nghiệp Vũng Áng, nhưng không thể có khu công nghiệp mà không có Kỳ Anh.
- Hơn nữa dù là xây dựng mới hay cũ thì thành phố Kỳ Anh tương lai cũng không thể lấy quốc lộ 1A làm trục chính, đường quốc lộ phải tránh xa trung tâm đô thị. Không có nơi nào đẹp và hợp lý hơn là xây dựng lại thị trấn Kỳ Anh lịch sử và lấy Kỳ Châu, Kỳ Hưng, sông Trí làm trục trung tâm của thành phố tương lai, tiến dần xuống cửa Khẩu, đó là ước mơ của mình và có lẽ cũng của không ít những người con Kỳ Anh xa xứ về thành phố quê hương.
2 - Xây dựng thành phố Kỳ Anh tương lai không thể lấy bất cứ hình mẫu nào để làm dự án. Chỉ có thể nghiên cứu đặc thù địa lý và lịch sử để hình thành nên một thành phố theo kiểu của riêng mình.Chúng ta đi sau thì nhất định không lặp lại sai lầm của những người đi trước, phải có sự khác biệt và nổi trội.Dự án tổng thể có thể rộng lớn, nhưng quản lý, cấp phép xây dựng nhất định phải có sự nhất quán, xây từ Trung tâm hoàn thiện rồi lan tỏa dần, nếu không được thế, chúng ta sẽ có một mớ hỗn độn, tạp xí ngầu như các thành phố khác hiện nay, rồi chỉ mất thời gian xử lý, sửa sai...
Có người muốn lấy Bình Dương làm điển hình, có lẽ các bác lảnh đạo cũng đã từng đến Bình Dương tham quan, tìm hiểu..., điều đó tốt vì Bình Dương là một tỉnh phát triển hiện nay, công nghiệp phát triễn vượt bậc vì đấy là nơi có Thiên thời-địa lợi-nhân hòa, nhưng các bác cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa, học tập Bình Dương về kêu gọi đầu tư công nghiệp thì được, nhưng học tập về kiến trúc xây dựng đô thị thì không ổn. Mình có thời gian 4 năm sống, tìm hiểu kỹ về Bình Dương, không có nơi nào trên Bình Dương mà chân không bước tới trước khi quay lại thành phố, có vài suy nghĩ thế này : Bình Dương là cái vườn tạp kỹ của công ty cổ phần Becamex Bình Dương, dựa vào lợi thế ưu tiên có xuất xứ của UBND tỉnh, hiện nay các cổ đông chính cũng là của các quan chức cũ và mới của tỉnh nên họ chiếm được hầu như toàn bộ đất đai vàng, làm rất nhiều dự án bất động sản bên cạnh các khu công nghiệp cũng do chính họ lập ra, để chiếm đất, dự án nào họ cũng xây dựng một số công trình rồi để đấy, bán đất quy hoạch, họ bán một ít khu nhỏ, còn lại để chờ lên giá mới bán tiếp. Bây giờ đi đâu cũng dự án nhà ở nhưng không có một dự án nào hoàn thiện. Tham vọng xây dựng toàn tỉnh Bình Dương thành một thành phố đã biến tỉnh Bình Dương giống như một cơ thể bị ghẻ lỡ, hắc lào, không biết đâu phố, đâu làng. May là những thị trấn cũ còn giữ nguyên được nét cổ xưa của nó. Riêng huyện Bến Cát là quê hương của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã được ưu tiên phát triễn rầm rộ khi ông còn đương chức, đường sá, hạ tầng đẹp vào bậc nhất hiện nay, những vườn cây, ruộng lúa, đồn điền cao su trở thành những khu đô thị hiện đại nhưng... không có người ở.Nông dân mất đất, không có việc làm, đi tha phương cầu thực, bán vé số, làm thuê...trong lúc đất đai tổ tiên để lại bị nhà nước lấy, san lấp, quy hoạch rồi bỏ đó, giá rẻ cũng không bán được...
Không xây dựng thị xã ở Vũng Áng, chắc chắn sẽ có một số một số quan chức,con em họ và nhà giàu thiệt thòi vì đã lỡ ôm đất đón đầu, nhưng nhân dân Kỳ Anh thì sẽ có một thành phố tương lai xinh đẹp và những đồng lúa,vườn cây mướt xanh, yên ả điểm tô cho thành phố của mình. Vì tương lai của thế hệ mai sau, hy vọng mỗi người trong quý vị hy sinh một chút đặc quyền để nhận được sự biết ơn của muôn đời con cháu.
Những thành phố không còn mảng xanh và kiến trúc bát nháo là đặc trưng của đô thị Việt Nam thời công nghiệp hóa, mong quý vị lảnh đạo Hà Tĩnh và Kỳ Anh nên cân nhắc kỹ để thành phố Kỳ Anh tương lai sẽ là nơi tự hào của nhân dân Kỳ Anh và cả nước, là một thành phố kiểu mẫu về kiến trúc và nhân văn.
Vài lời nhảm của đứa con xa xứ gửi về quê mẹ, hay dở, đúng sai thì cũng chỉ là tấm chân tình.Không có nghĩ suy gì khác.
Xuân Lộc
Đà Lạt, ngày 27-3-2014
Xuân Lộc
Đà Lạt, ngày 27-3-2014
Tin cùng chuyên mục
Tiếp theo nhật ký của Hoa Lý
27/03/2014
Nhật ký Kiev (tiếp theo)
25/03/2014
Sa Pa mù sương
23/03/2014