Công nghệ chế biến Bauxit không phải của Trung Quốc

Tôi kịch liệt lên án những người Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam! Tôi kịch liệt tẩy chay hàng lậu, hàng rởm của Trung Quốc …Dù vậy, vẫn “không ngăn lòng tôi yêu bác Võ Tòng” (thơ Lưu Quang Vũ); vẫn không ngăn lòng tôi cảm phục tài trí, đức tính cần cù, chịu khó của người Trung Hoa. Tôi đã được tác nghiệp tại nhiều công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện do người Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Nhiệt Điện Sơn Động, Nhiệt điện Cẩm Phả, Nhiệt điện Đông Triều v.v. và các nhà máy luyện kim màu khác như Nhà máy Luyện đồng Lào Cai, Nhà máy kẽm Điện phân Thái Nguyên v.v. Các nhà máy này đã đi vào hoạt động. Chất lượng của nó ra sao, tôi không có nhiều thông tin, chỉ biết rằng, như Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn từ khi chạy thương mại (2007) đến nay, ổn định, mỗi ngày “mở mắt ra” có trên 1,6 tỷ doanh thu; Nhà máy Luyện đồng Lào Cai có công suất 10.000 tấn đồng katot/năm và các sản phẩm khác đi cùng gồm 340 kg vàng/năm, 150 kg bạc/năm, 40.000 tấn a xít sunfuric/năm. Ban đầu, do chưa làm quen với công nhệ nên Nhà máy chạy “phọt phẹt”, công suất chỉ đạt khoảng 60 %; đến năm 2011 Nhà máy đạt công suất thiết kế, chất lượng đồng tới 4 số 9. Đây là đơn vị có doanh thu lớn nhất Tổng Công ty Khoáng sản – Vinacomin.


Sản phẩm Alumin (Nhà báo Hùng Hải - Trưởng phòng Phóng viên, Tạp chí Vinacomin đứng đầu, bên trái)

 

Tuy vậy, một số nhà máy khác như Điện Sơn Động, Điện Cẩm Phả bởi nhiều lí do nên chạy rất ì ạch. Như đã nêu, về chất lượng, tôi không dám đánh giá, nhưng sự cần cù chịu khó của người Trung Hoa thì rất đáng nể phục. Tôi nhớ, tầm này năm ngoái, tôi đến công trường xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Đông Triều để tác nghiệp. Nhà máy gồm 2 tổ máy, có công suất 440MW, tổng mức đầu tư trên 9.300 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu chính (gói thầu EPC) có tổng giá trị hợp đồng trọn gói hơn 405 triệu USD và gần 397 tỷ đồng, do nhà thầu là Liên danh KAIDI (Trung Quốc) thực hiện. Điều ngạc nhiên là, Nhà máy này hoàn thành sớm hơn hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu 4,5 tháng. Bữa đó, đưa tôi đi công trường là ông Trần Văn Giang, Giám đốc BQLDA. Đến cổng công trường, tôi bị bảo vệ ách lại, bởi tôi không đi ủng. Ông Giang giải thích, tô bị đau gút, không đi ủng được, anh ta mới cho vào. Nắng nóng vậy mà anh bảo vệ đướng dưới cái ô, chẳng có quạt, có nước. Trên công trường, những người thợ lực lưỡng, mồ hôi đầm đìa. Dường như họ sang đây chỉ có làm, ăn và ngủ; họ ở tập trung, ít ra ngoài. Ở Tây Nguyên cũng vậy Ai đó cho rằng, họ lấy vợ sinh con, lập bản ở Tây Nguyên là bịa đặt!

Trở lại với phản biện thứ tư- về công nghệ. Tôi bác bỏ thông tin công nghệ chế biến bô xít ở Tây Nguyên là công nghệ lạc hậu của Trung Quốc và khẳng định: Công nghệ được sử dụng trong 2 Dự án Alumin Tây Nguyên là Công nghệ Bayer Châu Mỹ, hoà tách bauxit ở nhiệt độ 140-1450C, nồng độ kiềm thấp 160-170g/l. Đây là công nghệ chung của thế giới chứ không phải là công nghệ của Trung Quốc.

 

Theo thống kê 2007, trên thế giới có khoảng 27 nhà máy sản xuất alumin xử lý quặng bauxit gip-xit, trong đó 26 nhà máy áp dụng công nghệ này.

Tổ hợp NM Alumina Tân Rai (cũng như ở Nhân Cơ) có 3 nhà máy: Nhà máy Alumina 650.000 tấn alumina/năm; Nhà máy Nhiệt điện than công suất 30 MW (2 tổ máy x 15 MW) và Nhà máy khí hóa than cấp nhiệt để nung Hydrat chế biến thành Alumin.

Tại Tân Rai (Lâm Đồng), các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành. Tính đến đầu tháng 4, đã khai thác hơn 1,6 triệu tấn quặng nguyên khai, sản xuất gần 265.000 tấn quặng tinh, 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn Hydrat. Giá trị thực hiện đầu tư gần 11.612 tỷ đồng (nhỏ hơn dự án Khe Chàm 2-4). Tiêu chuẩn alumina: Hàm lượng Al2O3 >98,6% . Hiện đã có nhiều công ty đang giao dịch mua alumin với Vinacomin, bao gồm các công ty ở các nước Nhật bản, Hàn Quốc, Malayxia, các nước Châu Âu, Trung Quốc …Đã có hợp đồng dài hạn với Công ty Marubeni Nhật Bản (200.000 tấn) và Công ty HH Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) 900.000 tấn (giảm xuống còn 25%); Các Công ty của Việt Nam cũng đang tiến hành các giao dịch để mua sản phẩm Alumin và Hydrat, phục vụ sản xuất trong nước (hóa chất lọc nước, phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng)...Ngày 25/5/2013, đã rót xuất lô hàng đầu tiên cho khách hàng Thụy Sỹ 15.000 tấn v.v.

Tại Nhân Cơ (Đắk Nông): Đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình. Giá trị thực hiện đầu tư đạt 6.836 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và cho ra sản phẩm vào năm 2014.