Thiên tai và bức tranh "Cứu Cha"

Một sáng Chủ Nhật tháng 9 năm 2117,bầu trời u ám, lất phất mưa giăng nhưng không làm mờ vẻ đẹp tráng lệ thị trấn mà gia đình Trí Dũng an cư lạc nghiệp từ bao đời.Bên trong những công sở cao tầng nơi phố thị sầm uất, những biệt thự tĩnh lặng ven sườn núi: con người đang an bình hạnh phúc tận hưởng những công nghệ mới nhất được nhân loại đưa vào ứng dụng để phục vụ mình.

Nhà Trí Dũng ngay chân núi, cạnh con sông nhỏ hiền hòa. Chàng có người vợ xinh đẹp tuổi 30 ( đồng niên, đồng môn với chàng thưở nhỏ ), một con trai 1 tuổi kháu khỉnh và người cha tóc bạc da mồi ( mà chàng nhất định không để cụ vào viện dưỡng lão ). Trí Dũng rất tự hào khi đủ cả 3 thế hệ trong gia đình cùng chung một mái nhà, giữ được nét đẹp truyền thống người Việt, điều hiếm có ở thị trấn này. Cha chàng từng là nhà nghiên cứu tác hại của việc làm trái đất nóng lên. Chàng là lực sĩ thể hình đã có giải quốc tế. Không theo nghiệp cha nhưng những tác phẩm cha viết chàng đọc nhiều và nghiền ngẫm: Chàng nhận ra cuộc đấu tranh bao thế kỉ vẫn luôn khốc liệt giữa số đông Thiện Tâm giữ cho trái đất hòa bình xanh, sạch, trong lành đối đầu với số ít người dù vô tình hay hữu ý tàn phá  những gì thiên nhiên ban tặng. Ác nhân làm vỡ những quy luật sinh tồn, sinh thái tự nhiên để mưu lợi cá nhân mình, nhóm người ít ỏi của mình... Hôm nay là ngày nghỉ làm, vợ chồng chàng ở nhà. Nhờ cha trông con, vợ chàng vào bếp chuẩn bị bữa. Tại phòng khách, chàng đang mải luận bàn chuyện thiên tai địch họa với người hàng xóm tên là Tư Hữu. Anh trạc tuổi Trí Dũng, về ở cạnh nhà chàng được dăm năm rồi. Vợ và đứa con gái 3 tuổi ở với anh, còn bố mẹ hiện sống trong viện dưỡng lão. Nghe tin siêu bão đang thẳng tiến vào, chỉ đêm nay là tới thị trấn, anh sang  nhà chàng hỏi xem sao. Hai người bật nghe lại bản tin rồi luận bàn.Trí Dũng giọng ồm vang, lời gọn ghẽ khúc triết bảo vệ ý kiến của mình về môi trường không mấy cải thiện trong vòng hơn hai thế kỉ qua. Tư Hữu phản bác, tiếng lí nhí không thoát ra khỏi đôi môi mỏng trên cái cằm ngắn. Bữa trưa ngon lành được dọn ra khi khách về. Lúc tiễn Tư Hữu ra cổng, chàng đã thấy những cơn gió giật nhẹ báo hiệu sự bất thường dữ dội của thời tiết đang rất gần vùng này rồi.

Đêm mưa trong bão. Do thiết kế hiện đại, nhà chàng ban đêm cách âm hẳn với bên ngoài. Mọi thứ đã có camera và TV thông minh trợ giúp. Tất nhiên, khi mọi người say giấc thì chúng chỉ có tác dụng lưu hình ảnh cho ngày mai xem lại. Cả nhà chàng và hàng xóm đâu có được chứng kiến dòng sông nước chảy xiết phát ra âm thanh nghe rợn tai. Lượng mưa rất lớn toàn khu vực theo mọi ngả đổ vào con sông đang dần hình thành một cơn lũ quét kinh hoàng...
Gần sáng , “Trời ơi!” - Trí Dũng thất thần chứng kiến cảnh tượng trước mắt mình:  Phần thị trấn dưới chân núi cạnh con sông thơ mộng hôm qua, giờ đã mất sạch. Thay vào đó là nước lũ băng băng tung bọt trắng xóa khi đập vào những mỏm núi, vật dụng chắn ngang đường tiến. Tạo hóa giận dữ đã biến dòng sông như dải lụa mềm thành gã thủy quái hung tợn, nuốt gần như tất cả sự sống (mà con người xây đắp hàng bao thế kỉ ) vào cái bụng không đáy của hắn. Người chàng giờ đây không còn một mảnh vải. Toàn thân chàng cuồn cuộn cơ bắp của một lực sĩ. Chàng cắn chặt môi cố giữ cho dòng lệ không rơi. Mắt chàng hướng tới những vụng nước không chảy xiết,yên gió được che chắn bởi mỏm núi khà vững chải, đầy những bụi cây thấp xà sát mép nước để tìm kiếm. Trí thông minh của chàng mách bảo dù chỉ là một phần nghìn của tia hi vọng cũng đừng phân tâm.... Đây rồi, như một mãnh hổ, chàng “bay” tới tảng đá rộng nhất trên bờ một vụng nhỏ, nơi chàng vừa chợt thấy có một bàn tay phụ nữ đang bám vào bụi cây! Một giây nao lòng: vợ con và cha chàng nhấp nhô, giành giật sự sinh tồn trong vụng. Cả ba đều sát mép nước nhưng vách đá dựng đứng không có cách để lên được bờ. Nước đục ngầu, sâu thẳm. Vợ chàng một tay bám chặt cành cây, tay còn lại gắng sức nhấc bổng đứa con quá đầu mình. Áo váy phần trên tuột một bên lộ ra khuôn ngực trần tuyệt mĩ với nhũ hoa còn dính sữa. Chắc nàng vừa để con bú no rồi mới đưa thằng bé lên cao khỏi mặt mình trong khi tay nó vẫn níu giữ đuôi tóc mẹ. Nàng hổn hển đầy sợ hãi, kiệt sức đưa mắt hết nhìn chàng lại nhìn con như thầm mong chàng cứu con mình. Cách đó dăm mét là người cha. Ông cụ nhờ bộ đồ ngủ bằng lụa mỏng đang mặc lùng bùng như chiếc phao chỗ lép chỗ phồng nên không chìm hẳn, khua cả hai tay chới với, hốc mắt tối sầm tuyệt vọng. Chỉ sau giây đó, không chút đắn đo, Trí Dũng gồng mình. Một tay chàng vươn dài xuống nắm tay bố, hai bàn chân và bàn tay còn lại được chàng dồn hết sức lực giúp các ngón dính chặt mặt tảng đá thật chắc chắn. Khi hai cha con đã trên bờ, họ cùng nhau cứu vợ con chàng. Ông nội bế cháu, chồng ôm vợ, tất cả òa khóc vì đoàn tụ! Rồi chàng để lại cha cùng vợ con trên tảng đá, dỏng tai căng mắt ra xung quanh: Trí Dũng lại vụt “bay” đi cứu những người gặp nạn. Sự thông minh, thể lực cường tráng dẻo dai trong chàng được Thiện Tâm chi phối đã biến chàng thành vị cứu tinh tỏa sáng. Chàng đưa lên bờ thêm 21 người, toàn là bà con xóm phố nhà mình. Vài giờ sau, trời ngớt mưa. Một chiếc trực thăng gom toàn bộ những người được cứu đưa về bệnh viện trung tâm thị trấn. Ở bệnh viện, chàng mới biết tin gia đình Tư Hữu không còn ai sống sót. Mấy ngày sau chàng còn kịp qua nhà xác thắp nén hương cầu mong cho hồn họ siêu thoát ở cõi vĩnh hằng trước khi người ta đưa linh cữu đi thiêu.
Hai năm sau ngày siêu bão, phần thị trấn dưới chân núi, gần con sông nhỏ không còn vẻ thơ mộng do bị thiên tai làm biến dạng. Để bảo vệ dân, chính quyền cho xây kè ngăn đất núi lở. Gia đình Trí Dũng được trợ cấp một căn hộ chung cư ngay trên nền xóm cũ. Dân thị trấn ( và cả vùng gồm mấy tỉnh thành lân cận ) cứ có dịp tụ hội nơi quán trà, tiệc tùng... là người ta lại đem câu chuyện tác hại của việc làm trái đất nóng lên với hình ảnh xóm phố của chàng bị lũ quét để bàn tán. Trong câu chuyện bao giờ cũng có cả tranh luận gay gắt về bức tranh gia đình Trí Dũng ở vụng nước giữa cơn hồng thủy: Tại sao chàng cứu cha trước khi cứu vợ con mình? Đã có ai đó hỏi trực tiếp Trí Dũng, chàng chỉ trả lời bằng nụ cười hiền hậu.
Thưa bạn đọc yêu quý, hơn 2 thế kỉ trước, một họa sĩ phương Tây đã vẽ bức tranh này tặng nhân gian. Ông tả hiện thực thiên tai và tính chân - thiện - mĩ của con người. Cách đây trăm năm, vào đầu thế kỉ 21 thiên tai hoành hoành nhằm trừng phạt sự tàn phá môi sinh và bức tranh này đã được cộng đồng hàng tỉ người bàn thảo. Giờ đây là năm 2117, thiên tai mà chúng ta có một phần lỗi trong đó vẫn đang diễn ra. Thật hiển nhiên, chừng nào còn thiên tai thì việc luận bàn nhân tình thế thái trong bức tranh “Cứu Cha” sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được đâu, phải không các bạn!