Viết cho miền Trung qua cơn lũ

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao hàng năm bão lũ cứ xảy ở miền Trung? Trang facebook cá nhân của dịch giả Nguyễn Bích Lan có viết “Lũ lụt năm nào cũng sẽ xảy ra, và xảy ra trên khắp địa cầu này. Nhưng ở những nơi nạn phá rừng diễn ra nhiều nhất, lũ lụt luôn tàn khốc nhất. Bà con ở những vùng dễ có nguy cơ bị lũ đe dọa nhất cần được khai sáng để ý thức được tự mỗi người phải trở thành một kiểm lâm đích thực bảo vệ từng khu rừng nơi mình sống, thì khi đó cuộc sống của họ, tính mạng của họ mới không khốn cùng vì lũ lụt!”


Ảnh nhóm từ thiện Khế Ngọt - Kỳ Anh trao quà cho đồng bào lũ lụt ở Quang Bình

 

 

Một chiều giữa tháng 10 có chút ánh nắng rọi xuống đất miền Trung cằn cỗi, đấy cả một tín hiệu đáng mừng nhất của những người miền trung sau khi chìm trong biển nước do trận lũ kinh hoàng vừa xẫy ra mấy ngày trước.

Quê tôi ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh nhà tôi không nằm trong vùng bị lũ cuốn trôi nhưng cũng chịu ảnh hưởng. Khi biết tin cơn lũ ập đến Hà Tĩnh gia đình tôi nhờ người làm che chắn mái nhà cẩn thận nhưng vì cơn lũ quá to kèm theo gió mạnh ngôi nhà của gia đình trở thành chổ đựng những dột nước cơn lũ dữ rớt xuống nền nhà.
Cơn lũ về suốt cả đêm cả gia đình tôi thức trắng đón lũ. Nữa đêm bất chấp trời tối om, mưa xối xả cha, mẹ tôi vẫn “Lật đật” chạy ra ngoài chuồng chăn nuôi tát nước cho đàn lợn, đàn gà tránh khỏi nước lũ tràn vào, thằng em trai khỏe mạnh lo dàn máy ví tính khỏi bị ẩm ướt, còn những người sức khỏe yếu, thì lo phần lấy các dụng cụ như thau, nồi để chứa những dột nước theo mái ngói tràn vào trong nhà. Cơn lũ quá to làm cho con gái tôi chợt tỉnh giấc dậy ngây thơ nói – “Nước làm ướt hết người con rồi bố mẹ ơi! sao nước vào nhà mình nhiều rứa bố mẹ?”, vì do mưa to đó con, “không sao đâu, ngủ tiếp đi con” - Tôi trả lời với giọng nhỏ nhẹ để bé bớt hoảng sợ. thế là cả gia đình tôi chiến đấu với cơn lũ suốt cả đêm.
Hôm nay cơn lũ đi qua vùng quê tôi vừa mới có điện tôi thử dàn máy tính của mình chỉ còn một máy hoạt động được còn bị lại ẩm ướt. Tôi lướt qua các trang mạng xã hội, báo chí khắp nơi tràn ngập những hình xót thương về miền trung, hình ảnh 2 con bê đứng trên giường con người nằm để tránh nước, con bò vật nuôi tài sản lớn nhất của người nông dân chìm giữa biển nước ngó đầu lên, hay những ngôi nhà tan hoang, những trường học, con đường, những cánh đồng trắng tất cả tài sản quý giá nhất của đồng bào 3 tỉnh miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đều trắng xóa trong biển nước. Ôi! Thương lắm miền Trung.
Đó là những hình ảnh đau thương nhất mà đồng bào miền Trung quê tôi đang phải gánh chịu. Thương lắm miền trung quê tôi, Người miền trung gầy guộc, khắc khổ hàng năm phải chịu những cơn bão lũ tàn phá. Những em bé, cụ già, người khuyết tật ở vùng lũ cuối trôi, không biết họ phải làm sao để vượt qua trận lũ kinh hoang này đây?. Thương người dân miền trung đang phải oằn mình chống chọi với cơn lũ.
Giờ này, khấp cả nước các đội nhóm thiện nguyện, các đơn vị xã hội đang có những hành động cụ thể để cứu trợ hướng về đồng bào miền trung, những thùng mì tôm, gói mì chính, những viên thuốc cảm cúm, những thực phẩm đều quý giá và cần thiết với đồng bào miền trung trong lúc này.
Nghe mấy người chị vừa có chuyến đi thiện nguyện cứu trợ đồng bao lũ lụu ở Quảng Bình trở về kể, “tận mắt chứng kiến bà con ở vùng lũ lụt ở Tuyên Hóa – Quảng Bình mấy ngày nay toàn ăn mì tôm sống, nước sạch không có uống. Hơn thế nữa bao nhiêu trâu bò, lớn, gà chết vì nước dâng qua nhanh. Có đi mới biết thấu hiểu được những nổi khổ đến tột cùng của bà con ở nơi đây.”
Cơn lũ đã qua, bà con quê tôi loay hoay dọn vệ sinh sau cơn lũ đi qua nghe tin dự báo thời tiết của trung tâm khí tượng thúy văn quốc gia dự kiện cơn bão số 7 đổ bộ vào miền trung,  mong sao cơn bão số 7 đừng đổ miền trung quê tôi nữa...
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao hàng năm bão lũ cứ xảy ở miền Trung? Trang facebook cá nhân của dịch giả Nguyễn Bích Lan có viết “Lũ lụt năm nào cũng sẽ xảy ra, và xảy ra trên khắp địa cầu này. Nhưng ở những nơi nạn phá rừng diễn ra nhiều nhất, lũ lụt luôn tàn khốc nhất. Bà con ở những vùng dễ có nguy cơ bị lũ đe dọa nhất cần được khai sáng để ý thức được tự mỗi người phải trở thành một kiểm lâm đích thực bảo vệ từng khu rừng nơi mình sống, thì khi đó cuộc sống của họ, tính mạng của họ mới không khốn cùng vì lũ lụt!”
Phải chăng dịch giả Nguyễn Bích Lan nói đúng? Lúc này cần có những nhiều hơn hành động cụ thể hướng về đồng bào miền trung khắc phục khó khăn trước mắt và lâu đài. Hãy cứu miền trung quê hương tôi