Chương 7. BÀI HỌC DÂN GIAN – tiếp SẬP HẦM
Nơi làm việc của anh Lùng là cái bốt gác bằng tôn, trong ấy có bàn làm việc, điện thoại. Hôm anh Lùng mới nhận việc gác của lò công trường Khe Mua, ông Tạch Già đã xuống lò một đoạn, chợt hộc tốc chạy ngược lên. Anh Lùng tưởng có sự cố dưới lò bèn xỏ tất, xỏ giày:
Chương 6. BÀI HỌC DÂN GIAN – tiếp SẬP HẦM
Nơi làm việc của anh Lùng là cái bốt gác bằng tôn, trong ấy có bàn làm việc, điện thoại. Hôm anh Lùng mới nhận việc gác của lò công trường Khe Mua, ông Tạch Già đã xuống lò một đoạn, chợt hộc tốc chạy ngược lên. Anh Lùng tưởng có sự cố dưới lò bèn xỏ tất, xỏ giày:
-Có việc gì thế, bác Tạch?
Ông Tạch Già thở hổn hển:
- Hỏi ông tý…
-Vâng. Bác từ từ để tôi lấy giấy bút.
Nói đoạn, anh Lùng mở ngăn kéo lấy cuốn sổ và cây bút. Lau mặt bàn, đeo mục kỉnh, mở sổ, vuốt trang giấy cho phẳng phiu, anh Lùng mới từ tốn:
- Nào, bác nói đi.
Ông Tạch Già cợt nhả:
-Ông tên đéo gì mà lại tên là Lùng nhỉ? Nghe cứ như mật thám ý. Tên tôi đã đểu, tên ông còn đểu hơn!
Anh Lùng sững sờ một lúc. Quả thật, cái tên là Lùng đọc liền với Tạch, nghe đã thấy sự chọi nhau. Mà người cố tình gây sự là ông Tạch. Bữa trưa, ăn bồi dưỡng giữa ca, thấy anh Lùng tháo găng tay, rón rén nhón củ khoai tây luộc, ông Tạch Già bốp chát:
-Ngứa mắt! Cứt bên cạnh tao cũng gạt cứt tao ăn.
Anh Lùng lại sững sờ một lúc:
-Cái bác này ăn nói mất vệ sinh.
Công việc của anh Lùng ngoài gác cửa lò còn có nhiệm vụ nấu nước uống cho thợ lò. Hôm giao việc cho anh Lùng, Văn Chèo lưu ý, công nhân làm việc trong lò, háo nước, cần nấu nước đậu, cho lá nếp vào nồi. Anh Lùng hỏi, để làm gì? Văn Chèo bảo, để thợ lò uống chóng lại sức và thơm như xi-rô. Rồi Văn Chèo giải thích, cây nếp thơm hay còn gọi là cây dứa thơm. Đó là loài cây mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Loại cây này mọc đầy ven suối.
Hôm nay, ăn bồi dưỡng xong, cánh thợ lò dốc nước đậu vào mũ lò, uống. Ai cũng khen nước đậu thơm, ngon. Lúc sau, đột nhiên hàng loạt thợ lò ôm bụng quằn quại, rồi đi ngoài kịch liệt.
Hay tin, Văn Chèo đánh xe lê Khe Mua. Anh Lùng từ tốn:
-Bá cáo anh. Có thể anh em bị ngộ độc thức ăn. Bây giờ thứ gì cũng có thể là thủ phạm gây ngộ độc, anh ạ. Thịt thì nuôi bằng chất tăng trọng; tôm cá thì sống trong môi trường ô nhiễm; rau thì lạm dụng thuốc báo vệ thực vật…
Chèo nổi cáu:
-Tôi biết rồi!
-Vàng, vàng. Vậy nên đề nghị anh báo cáo Trung tâm Vệ sinh dịch tễ để nhân viên y tế vào cuộc, lấy bệnh phẩm đi phân tích để xác định nguyên nhân.
Chèo cáu:
-Phân tích phân tiếc cái gì!
Nói đoạn, Chèo lừ lừ lấy mũ lò, múc nước đậu đưa cho anh Lùng:
-Uống đi!
Nhìn cái mũ lò sứt sẹo, đen đúa, anh Lùng phát hoảng. Thường ngày, anh Lùng vẫn thấy thợ lò dùng mũ nhựa để múc nước, tắm; dùng mũ nhựa để đựng bánh mì, bánh quẩy, bánh bao, khoai tây luộc…rồi dùng mũ lò kê ngồi. Bây giờ, ông Tổng giám đốc dùng cái mũ lò gớm ghiếc đựng nước đậu, bắt anh uống. Thật là quái đản. Không biết ông Tổng giám đốc định xỏ xiên gì anh đây:
-Dã. Bá cáo anh…
Chèo dằn từng tiếng:
-Bá – cáo – cái - gì?- Uống!
Anh Lùng nhắm mắt uống một hơi rồi rùng mình.
-Thế nào?- Chèo hỏi anh Lùng
Anh Lùng không trả lời Văn Chèo, mà lấy mùi soa cẩn trọng lau miệng. Đám thợ lò kinh ngạc, không hiểu Văn Chèo định làm gì anh Lùng? Chèo buông lửng chủ ngữ:
-Uống – xong - thấy - thế -nào?
-Dạ, bá cáo. Đau. Đau…
-Đau - gì?
-Bá cáo, đau…bụng…
Văn Chèo chỉ vào mặt anh Lùng mà rằng:
-Vậy là rõ! Thủ phạm khiến anh em đau bụng là do ông làm dối, nấu nước đậu không sôi!
Rồi Văn Chèo giải thích với thợ lò:
- Lá thơm, cho vào nồi nước đậu, đun không sôi, uống vào, đau bụng đi ngoài chứ không có dịch tả gì cả. Nhưng gì thì gì, anh em cũng cố vào nhà vệ sinh. Đi bừa bãi, kinh lắm.
Ông Tạch Già vỗ vai Chèo:
-Chú mày giỏi. Thông tỏ cả kiến thức dân gian.
Lần đầu tiên, ông Tạch Già khen Chèo thật lòng.