Giá trị chân - thiện - mỹ của báo chí
Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm định hướng cái đẹp trong đời sống xã hội nói riêng chỉ được phát huy khi người cầm bút có tinh thần nhân văn, trái tim nhân ái và những giá trị đích thực mà nhân loại đang hướng tới. Do vậy, người làm báo trước hết phải là một công dân tốt, là người có tri thức, có văn hóa. Nếu không có những yếu tố đó, họ không thể thể hiện được trách nhiệm tích cực của mình đối với xã hội và sản phẩm của họ cũng không thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
(HNM) - "Cái đẹp được xác định như một sự xuất phát từ nội tại tinh thần nhằm hướng đến cái lý tưởng nhất của đời sống con người"; "Cái đẹp cao nhất trùng với cái thiện cao nhất, không thể nhìn thấy cái đẹp mà người ta không hiểu gì cái thiện. Do đó, nhờ có vẻ đẹp tự nó nên con người có thể đạt tới cái tuyệt đối, hay nói cách khác, cùng với thiện và chân, cái đẹp như là yêu cầu cuối cùng để đạt tới một cuộc sống hoàn thiện"... Một nhà triết học đã viết như vậy. Cái đẹp chính là giá trị cao nhất mà con người cần hướng tới. Do vậy, định hướng cho mỗi thành viên trong xã hội vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ cũng là trách nhiệm của mỗi người cầm bút. Thế nhưng, trách nhiệm ấy nhiều lúc đã bị bỏ quên.
Nhiều trang báo mạng và ấn phẩm phụ của các cơ quan báo chí đập thẳng vào mắt độc giả những dòng tít không thể nói không có sức cuốn hút dù nó mang lại sự sợ hãi, cảm giác kinh tởm cho nhiều người hay đơn giản kích thích tò mò của giới trẻ như: "Cha và con trai đánh mẹ gãy cổ", "Con dâu bất hiếu "khai tử" cả nhà chồng để chiếm đất", "Hết tiền tiêu, người yêu em trai cũng bán"... Những dòng tít giật gân, những bài viết chỉ để giải tỏa cơn đói "view" một cách thiếu trách nhiệm không chỉ tạo cảm giác bất an mà nguy hiểm hơn nó nhuộm đen tư duy của một bộ phận độc giả, nhất là lớp người chưa đủ tri thức để tự cân bằng trong cách tiếp cận thông tin.
"Hội chứng Lê Văn Luyện" với sự xuất hiện những kẻ thủ ác lạnh lùng, vô cảm ở tuổi vị thành niên là một ví dụ. Khi cái ác được quảng bá sẽ lan nhanh như những loài nấm độc hủy hoại cái đẹp, cái thiện trong mỗi con người.
Một vấn đề nữa, sự nhảm nhí đang có xu hướng trở thành một trào lưu đáng báo động trên báo chí. Nhiều sự việc hết sức bình thường trong cuộc sống đã được những trang mạng, các ấn phẩm báo chí "thổi" vào bằng hơi thở sặc mùi tương ớt chợ trời thành hiện tượng lạ để phục vụ thị hiếu "tuột đáy" của một bộ phận độc giả. Câu chuyện về chàng thanh niên "hát hay không bằng hay hát" ở một miền quê nghèo biến thành ngôi sao của làng giải trí nhiều tháng qua vẫn là thông tin được nhiều độc giả kiếm tìm. Điều đáng nói ở đây là những trò kích thích tâm lý thích giải trí rẻ tiền để thu hút sự tò mò đã biến một người nông dân chất phác trở thành người lố bịch, một con người tử tế thành kẻ ngô nghê trong mắt nhiều người. Những "cơn sóng" trong dư luận xã hội cùng các kiểu ăn theo được tạo ra từ "hiện tượng Lệ Rơi" ở nhiều khía cạnh có thể xem là một khuyết tật truyền thông và hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc gây tổn thương cho người làm nghệ thuật chân chính... Đó là chưa nói đến chuyện về những cuộc tình tay ba, tay tư của chân dài - đại gia ăm ắp trên các trang mạng và một số ấn phẩm báo chí, các chương trình giải trí có nội dung phản cảm liên tiếp xuất hiện trên truyền hình... mà hậu quả thế nào, có lẽ không phải bàn thêm.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy: Trong một thế giới phẳng hiện nay, báo chí, truyền thông có khả năng tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Một bài viết có thể định hướng nhận thức, mang lại hiệu ứng tích cực, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, dẫn đến những hành vi lệch lạc của một nhóm xã hội. Một khi những giá trị đích thực của cái đẹp, cái chân, cái thiện bị làm cho méo mó, một khi tiếp xúc quá nhiều với những thông tin nhảm nhí, bạo lực... niềm tin và lòng nhân ái trong mỗi con người đến lúc nào đó sẽ phải nhường chỗ cho sự chai lì, vô cảm. Và lúc đó cái ác có đất để thể hiện "quyền năng". Một học giả đã nhận định: "Mỗi bài báo như một thông điệp của tác giả, có khi là sự yêu thương nhưng có lúc là sự hủy hoại". Vậy, làm thế nào để có nhiều hơn nữa những bài viết chuyên chở thông điệp của lòng nhân ái, của cái đẹp và thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của nhà báo?
Có lẽ phải bắt đầu từ trách nhiệm của người làm báo mà trước hết là trách nhiệm làm người của mỗi con người. Câu chuyện về anh chàng Robinson sống ở nơi hoang đảo trong tiểu thuyết của nhà văn Daniel Defoe có thể có thật nhưng là cá biệt. Thực tế, tuyệt đại đa số chúng ta tồn tại trên thế giới này không thể tách rời những mối liên kết gia đình và xã hội. Tính cách, tình cảm, đạo đức của mỗi con người được hình thành từ cuộc sống gia đình và môi trường xã hội mà họ đang sống. Môi trường nhân văn và tri thức sẽ tạo ra những nhà báo nhân ái và tài năng. Và trước khi nhận trách nhiệm cao cả của nhà báo, người làm báo không thể từ bỏ trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng... Từ thực tế đời sống, có thể đặt câu hỏi: Người cầm bút không sống có trách nhiệm với những người thân của chính mình, liệu có thể ứng xử một cách có trách nhiệm với nghề nghiệp, với cộng đồng, với quốc gia, dân tộc? Nếu người cầm bút mang trong mình tư duy lệch lạc về cái đẹp, liệu có thể chuyển tải những giá trị đích thực của chân - thiện - mỹ đến với độc giả?
Hoàn toàn có cơ sở để nói rằng: Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm định hướng cái đẹp trong đời sống xã hội nói riêng chỉ được phát huy khi người cầm bút có tinh thần nhân văn, trái tim nhân ái và những giá trị đích thực mà nhân loại đang hướng tới. Do vậy, người làm báo trước hết phải là một công dân tốt, là người có tri thức, có văn hóa. Nếu không có những yếu tố đó, họ không thể thể hiện được trách nhiệm tích cực của mình đối với xã hội và sản phẩm của họ cũng không thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Báo chí, truyền thông tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội nên nhà báo phải chịu trách nhiệm rất lớn trước mỗi thông tin. Vì thế họ càng phải thể hiện rõ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, để định hướng những giá trị chân - thiện - mỹ trong đời sống và khẳng định trách nhiệm xã hội của nghề báo, người cầm bút càng phải thể hiện rõ trách nhiệm công dân để đi đến cùng sự thật, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi phi đạo lý, phản văn hóa làm phương hại đến lợi ích nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Loại bỏ cái xấu, cái ác ở một thời điểm nào đó có thể làm tổn thương một người, một nhóm người, nhưng đó là việc phải làm, bởi nó thể hiện cái chân, cái thiện của người làm báo hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Ngược lại, nếu người cầm bút nhắm mắt trước hành vi sai phạm hoặc lợi dụng nghề nghiệp để làm những việc trái với đạo lý, hay tự cho mình quyền đứng trên người khác để tung hô, phán xét... thì không gì khác, chính họ đang tự loại bỏ trách nhiệm và quyền lợi công dân, trách nhiệm xã hội của mình để đồng lõa với cái xấu và cái ác.
Trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghề nghiệp quyết định tư duy của người cầm bút, nhưng nghề báo có tính đặc thù. Để cái đẹp đến với độc giả, đặc biệt là lớp độc giả hiện đại một cách tự nhiên và trở thành nhu cầu không thể thiếu thì sự sáng tạo, khả năng tìm kiếm, chắt lọc thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Nhà báo lão thành Hữu Thọ từng nói với người làm báo trẻ: Thóc cũ ăn mãi cũng hết, vì vậy không nên dựa lưng vào vụ mùa đã có sẵn mà phải bước xuống cánh đồng để tìm kiếm và sản xuất những mùa lúa mới... Trong thời đại bùng nổ và cạnh tranh thông tin khốc liệt hiện nay, cái mới ở nhiều khía cạnh chính là lực hấp dẫn độc giả. Thế nhưng, không phải cái mới nào cũng đồng nghĩa với cái đẹp. Do vậy, trách nhiệm xã hội của nhà báo là sàng lọc trong "mớ" thông tin thô ráp, hỗn độn để tìm ra cái đẹp và đưa đến độc giả một cách nhanh nhất, sáng tạo nhất.
Một vấn đề nữa có phần "bếp núc" của người làm nghề. Trong cuộc sống xô bồ, trong cuộc cạnh tranh thông tin gấp gáp, phải chăng có lúc nào đó, ai đó đã... "tặc lưỡi", để rồi những sản phẩm có phần dễ dãi đến với độc giả? Sơ suất nghề nghiệp khó tránh, nhưng sự cẩu thả trong tác nghiệp, trong thông tin, trong cách diễn đạt, thể hiện... là không thể chấp nhận. Bởi lẽ, độc giả không thể hoặc rất khó chịu khi tiếp thu giá trị chân - thiện - mỹ, vốn là giá trị đích thực và cao đẹp của nhân loại qua các sản phẩm báo chí, truyền thông mà lại nhạt nhẽo, xộc xệch, xấu xí...
Quy luật phát triển tất yếu của loài người là hướng tới cái đẹp. Để định hướng cái đẹp, trước hết người làm báo cần làm đẹp chính tâm hồn mình bằng giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội, làm đẹp tác phẩm bằng nền tảng tri thức.
Nhiều trang báo mạng và ấn phẩm phụ của các cơ quan báo chí đập thẳng vào mắt độc giả những dòng tít không thể nói không có sức cuốn hút dù nó mang lại sự sợ hãi, cảm giác kinh tởm cho nhiều người hay đơn giản kích thích tò mò của giới trẻ như: "Cha và con trai đánh mẹ gãy cổ", "Con dâu bất hiếu "khai tử" cả nhà chồng để chiếm đất", "Hết tiền tiêu, người yêu em trai cũng bán"... Những dòng tít giật gân, những bài viết chỉ để giải tỏa cơn đói "view" một cách thiếu trách nhiệm không chỉ tạo cảm giác bất an mà nguy hiểm hơn nó nhuộm đen tư duy của một bộ phận độc giả, nhất là lớp người chưa đủ tri thức để tự cân bằng trong cách tiếp cận thông tin.
"Hội chứng Lê Văn Luyện" với sự xuất hiện những kẻ thủ ác lạnh lùng, vô cảm ở tuổi vị thành niên là một ví dụ. Khi cái ác được quảng bá sẽ lan nhanh như những loài nấm độc hủy hoại cái đẹp, cái thiện trong mỗi con người.
Một vấn đề nữa, sự nhảm nhí đang có xu hướng trở thành một trào lưu đáng báo động trên báo chí. Nhiều sự việc hết sức bình thường trong cuộc sống đã được những trang mạng, các ấn phẩm báo chí "thổi" vào bằng hơi thở sặc mùi tương ớt chợ trời thành hiện tượng lạ để phục vụ thị hiếu "tuột đáy" của một bộ phận độc giả. Câu chuyện về chàng thanh niên "hát hay không bằng hay hát" ở một miền quê nghèo biến thành ngôi sao của làng giải trí nhiều tháng qua vẫn là thông tin được nhiều độc giả kiếm tìm. Điều đáng nói ở đây là những trò kích thích tâm lý thích giải trí rẻ tiền để thu hút sự tò mò đã biến một người nông dân chất phác trở thành người lố bịch, một con người tử tế thành kẻ ngô nghê trong mắt nhiều người. Những "cơn sóng" trong dư luận xã hội cùng các kiểu ăn theo được tạo ra từ "hiện tượng Lệ Rơi" ở nhiều khía cạnh có thể xem là một khuyết tật truyền thông và hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc gây tổn thương cho người làm nghệ thuật chân chính... Đó là chưa nói đến chuyện về những cuộc tình tay ba, tay tư của chân dài - đại gia ăm ắp trên các trang mạng và một số ấn phẩm báo chí, các chương trình giải trí có nội dung phản cảm liên tiếp xuất hiện trên truyền hình... mà hậu quả thế nào, có lẽ không phải bàn thêm.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy: Trong một thế giới phẳng hiện nay, báo chí, truyền thông có khả năng tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Một bài viết có thể định hướng nhận thức, mang lại hiệu ứng tích cực, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, dẫn đến những hành vi lệch lạc của một nhóm xã hội. Một khi những giá trị đích thực của cái đẹp, cái chân, cái thiện bị làm cho méo mó, một khi tiếp xúc quá nhiều với những thông tin nhảm nhí, bạo lực... niềm tin và lòng nhân ái trong mỗi con người đến lúc nào đó sẽ phải nhường chỗ cho sự chai lì, vô cảm. Và lúc đó cái ác có đất để thể hiện "quyền năng". Một học giả đã nhận định: "Mỗi bài báo như một thông điệp của tác giả, có khi là sự yêu thương nhưng có lúc là sự hủy hoại". Vậy, làm thế nào để có nhiều hơn nữa những bài viết chuyên chở thông điệp của lòng nhân ái, của cái đẹp và thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của nhà báo?
Có lẽ phải bắt đầu từ trách nhiệm của người làm báo mà trước hết là trách nhiệm làm người của mỗi con người. Câu chuyện về anh chàng Robinson sống ở nơi hoang đảo trong tiểu thuyết của nhà văn Daniel Defoe có thể có thật nhưng là cá biệt. Thực tế, tuyệt đại đa số chúng ta tồn tại trên thế giới này không thể tách rời những mối liên kết gia đình và xã hội. Tính cách, tình cảm, đạo đức của mỗi con người được hình thành từ cuộc sống gia đình và môi trường xã hội mà họ đang sống. Môi trường nhân văn và tri thức sẽ tạo ra những nhà báo nhân ái và tài năng. Và trước khi nhận trách nhiệm cao cả của nhà báo, người làm báo không thể từ bỏ trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng... Từ thực tế đời sống, có thể đặt câu hỏi: Người cầm bút không sống có trách nhiệm với những người thân của chính mình, liệu có thể ứng xử một cách có trách nhiệm với nghề nghiệp, với cộng đồng, với quốc gia, dân tộc? Nếu người cầm bút mang trong mình tư duy lệch lạc về cái đẹp, liệu có thể chuyển tải những giá trị đích thực của chân - thiện - mỹ đến với độc giả?
Hoàn toàn có cơ sở để nói rằng: Trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm định hướng cái đẹp trong đời sống xã hội nói riêng chỉ được phát huy khi người cầm bút có tinh thần nhân văn, trái tim nhân ái và những giá trị đích thực mà nhân loại đang hướng tới. Do vậy, người làm báo trước hết phải là một công dân tốt, là người có tri thức, có văn hóa. Nếu không có những yếu tố đó, họ không thể thể hiện được trách nhiệm tích cực của mình đối với xã hội và sản phẩm của họ cũng không thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Báo chí, truyền thông tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội nên nhà báo phải chịu trách nhiệm rất lớn trước mỗi thông tin. Vì thế họ càng phải thể hiện rõ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, để định hướng những giá trị chân - thiện - mỹ trong đời sống và khẳng định trách nhiệm xã hội của nghề báo, người cầm bút càng phải thể hiện rõ trách nhiệm công dân để đi đến cùng sự thật, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi phi đạo lý, phản văn hóa làm phương hại đến lợi ích nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Loại bỏ cái xấu, cái ác ở một thời điểm nào đó có thể làm tổn thương một người, một nhóm người, nhưng đó là việc phải làm, bởi nó thể hiện cái chân, cái thiện của người làm báo hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Ngược lại, nếu người cầm bút nhắm mắt trước hành vi sai phạm hoặc lợi dụng nghề nghiệp để làm những việc trái với đạo lý, hay tự cho mình quyền đứng trên người khác để tung hô, phán xét... thì không gì khác, chính họ đang tự loại bỏ trách nhiệm và quyền lợi công dân, trách nhiệm xã hội của mình để đồng lõa với cái xấu và cái ác.
Trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghề nghiệp quyết định tư duy của người cầm bút, nhưng nghề báo có tính đặc thù. Để cái đẹp đến với độc giả, đặc biệt là lớp độc giả hiện đại một cách tự nhiên và trở thành nhu cầu không thể thiếu thì sự sáng tạo, khả năng tìm kiếm, chắt lọc thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Nhà báo lão thành Hữu Thọ từng nói với người làm báo trẻ: Thóc cũ ăn mãi cũng hết, vì vậy không nên dựa lưng vào vụ mùa đã có sẵn mà phải bước xuống cánh đồng để tìm kiếm và sản xuất những mùa lúa mới... Trong thời đại bùng nổ và cạnh tranh thông tin khốc liệt hiện nay, cái mới ở nhiều khía cạnh chính là lực hấp dẫn độc giả. Thế nhưng, không phải cái mới nào cũng đồng nghĩa với cái đẹp. Do vậy, trách nhiệm xã hội của nhà báo là sàng lọc trong "mớ" thông tin thô ráp, hỗn độn để tìm ra cái đẹp và đưa đến độc giả một cách nhanh nhất, sáng tạo nhất.
Một vấn đề nữa có phần "bếp núc" của người làm nghề. Trong cuộc sống xô bồ, trong cuộc cạnh tranh thông tin gấp gáp, phải chăng có lúc nào đó, ai đó đã... "tặc lưỡi", để rồi những sản phẩm có phần dễ dãi đến với độc giả? Sơ suất nghề nghiệp khó tránh, nhưng sự cẩu thả trong tác nghiệp, trong thông tin, trong cách diễn đạt, thể hiện... là không thể chấp nhận. Bởi lẽ, độc giả không thể hoặc rất khó chịu khi tiếp thu giá trị chân - thiện - mỹ, vốn là giá trị đích thực và cao đẹp của nhân loại qua các sản phẩm báo chí, truyền thông mà lại nhạt nhẽo, xộc xệch, xấu xí...
Quy luật phát triển tất yếu của loài người là hướng tới cái đẹp. Để định hướng cái đẹp, trước hết người làm báo cần làm đẹp chính tâm hồn mình bằng giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội, làm đẹp tác phẩm bằng nền tảng tri thức.