Về bài báo đăng trên báo Người Cao tuổi gây chấn động dư luận cách đây tròn 6 năm.

TẠI SAO TÔI DÁM “ LIỀU” CHO ĐĂNG BÀI “BÀN VỀ “ THỊ TRƯỜNG SAO VÀ VẠCH” TRÊN BÁO NGƯỜI CAO TUỔI?

*Kim Quốc Hoa-cựu Tổng Biên tập Báo Người Cao tuổi.


Cách đây tròn 6 năm, đúng ngày này (01/4/2014), báo Người cao tuổi số 52 (1369) tại trang 12 có đăng bài “ Bàn về “thị trường sao và vạch” phản ánh về việc gia tăng phong cấp, thăng quân hàm tướng tá trong các lực lượng vũ trang Nhân dân những năm trước đó.
Tôi có quen biết một số tướng lĩnh, một số là ĐBQH, trong đó có những người là bạn thân phàn nàn tình trạng phong tướng. Quả thật trong các cuộc hội nghị của quân đội, công an trong hội trường rất rực rỡ những gương mặt đeo hàm tướng chói ngời tại các hàng ghế.
Có ĐBQH đến gặp tôi cho biết, kì họp thứ 7 QH khoá XIII ( tháng 5-6/2014) BQP sẽ trình Dự án luật Sĩ quan QĐND Việt Nam ( sau đó sẽ là luật sĩ quan CAND Việt Nam). Tôi hỏi thế hiện nay Quân đôi đang có bao nhiêu tướng ?ĐBQH này nói luôn hiện có khoảng 500 các tướng tại chức, không kể số tướng đã nghỉ hưu. Tôi hỏi: “ Ở các nước tỉ lệ tướng có nhiều thế không ?” , ĐBQH này cho biết:” Có thể nói nước ta vào loại kỉ lục về số tướng lĩnh. Ngay TQ trước đây có hàng chục Nguyên soái, Đại tướng thì bây giờ quân hàm cao nhất là Bộ trưởng Quốc phòng cũng chỉ thượng tướng!” Câu chuyện này khiến tôi có phần bức xúc, trăn trở. Tôi cũng từng là một sĩ quan Quân đội có thời gian tại ngũ 25 năm, khiến tôi không khỏi suy nghĩ!
Tôi mày mò đi tìm tư liệu và có được những thông tin bổ ích: Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân đội ta chỉ có 11 vị tướng do Bác Hồ ban Sắc lệnh phong hàm nhân dịp sinh nhật của Người (19/5/1948). Sắc lệnh phong 1 Đại tướng là Võ Nguyên Giáp, 1 trung tướng là Nguyễn Bình ( chỉ huy mặt trận Nam Bộ, sau này hi sinh trên đường ra Bắc), 9 thiếu tướng là các chỉ huy cao cấp: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Dại Nghĩa, Trần Tử Binh.Từ lúc đó cho đến năm 1957 Bác không phong thêm tướng nào. Cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ với số tướng tài ba ấy đã đánh bại đội quân viễn chính Pháp rất ngoạn mục, nhất là tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Từ năm 1958 đến 1964, Bác Hồ và Nhà nước ta phong một loạt tướng lĩnh trong các LLVTND như: Nguyễn Chí Thanh (Đại tướng năm 1960), trung tướng Tràn Quốc Hoàn (Bộ trưởng BCA), các Thiếu tướng:Đỗ Mười, Phan Trọng Tuệ, Lê Quang Đạo, Chu Huy Mân, Trần Độ, Trần Quý Hai, Trần Văn Quang, Đặng Kim Giang, Bằng Giang,, Vương Thừa Vũ, Đàm Quang Trung, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Tô Ký,Nguyễn Quyết,Lẻ Quảng Ba, Lê Trọng Tấn, Trần Sâm, Trần Nam Trung, Hoàng Cầm, Nguyễn Thị Định,v.v...
Hai vị chỉ huy cấp cao rất nổi tiếng chưa kịp phong tướng thì qua đời: Trần Đăng Ninh, Phùng Chí Kiên.
Năm 1974 chuẩn bị cho chiến dịch Giải phóng miền Nam và nhân kỉ niệm 30 năm ngày thành lập QĐND :22/12 (1944-1974) Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng kí quyết định phong một số tương, trong đó có: Văn Tiến Dũng ( Đại tướng), Trung tướng Đinh Đức Thiện, có 4 chỉ huy cấp cao được phong hàm vượt cấp là: 2 thiếu tướng Chu Huy Mân và Lẻ Trọng Tấn lên Thượng tướng, hai Đại tá lên thẳng Trung tướng là Đồng Sĩ Nguyên, Lê Đức Anh,v.v...
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ nhiều đơn vị cấp chiến lược, nhiều mặt trận các vị đứng đầu quân hàm chỉ Đại tá, Thượng tá như Quân chủng PK-KQ (Đặng Tính, Phùng Thế Tài), Đoàn 559 ( ( Đồng Sĩ Nguyên, Võ Bẩm),v.v...
Sau ngày giải phóng miền Nam trong quân đội cũng chỉ có trên dưới 40 tướng lĩnh. Những năm 80 thế kỉ trước là thời kì trong quân đội có lúc “ mưa sao” ( danh từ lúc ấy) nhưng cho đến kết thúc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và sau rút quân khỏi CPC cũng chỉ gần 100 tướng lĩnh mà những năm đó quân ta có hàng triệu, đông gấp mấy lần thời kì hoà bình những năm qua.
Ngay trong ngành Công an nếu lấy mốc năm 1980 thì số tướng chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng bây giờ thì...Ở Bộ Công an những năm qua hàm trung tướng đặt vào có đến 5 chức vụ khác nhau: cục phó, cục trưởng. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng và Thư trưởng...
Vậy mà sau những năm 2000 nước ta rất nhiều tương như ai cũng thấy. Đó là lí do tôi “liều lĩnh” quyết định cho đăng bài BANf VỀ “THỊ TRƯỜNG SAO VÀ VẠCH” trên báo NCT ngày 1/4/2914 nhăm góp tiếng nói tạo dư luận trước khi diễn ra kì họp QH có chương trình thảo luận về Dự án luật Sĩ quan QĐND Việt Nam!
Bài báo được dư luận xã hội rất quan tâm. Tại kì họp thứ VII Khoá 13, sau khi Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng BQP thay mặt Chính phủ trình dự án luật và đề nghị Quốc hội quyết nghị cho phép BQP được giữ nguyên tống số tướng tại chức như hiện nay”( tức là 485 tướng) vào giữa năm 2014,v.v...
Trong thảo luận ở tổ nhiều ý kiến cho rằng hiện nay nhiều tướng quá trong khi quân số giảm rất nhiều so với trong chiến tranh, kinh tế đang khó khăn nên cần giảm xuống, có người nói chỉ nên từ 150-200, có người cho chỉ cần dưới 300 thậm chí chỉ nên 150. Sau khi tổng hợp ý kiến QH quyết định giao cho UB Quốc phòng và An ninh cùng BQP rà soát, quy chuẩn các chức danh cần có hàm tướng trong Quân đội để kỳ họp sau QH quyết định. Kì họp thứ 8 vào cuối năm 2014 QH phê chuẩn mặt bằng chức danh cần có hàm tướng trong BQP thì tương ứng với 410 tướng, trong đó có 3 Đại tướng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm TCCT, TTMT), các Thứ trưởng quân hàm Thượng tướng. Như vậy giảm được 75 tướng so với kiến nghị của ông Phùng Quang Thanh. Trong dịp này cũng râm ran câu chuyện ông Phùng Quang Thanh bộc lộ “ nếu không đề bạt (phong tướng) anh em có nhiều tâm tư.” Nếu tôi không nhầm thì năm 2012 gì đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn kí phong hai đợt hàng loạt tướng. Có những người lên tướng rất nhanh khi có chức vụ như ông Trần Đại Quang từ thượng tướng lên Đại tướng nghe đâu có trên dưới 1 năm.Vài năm sau, BCA cũng trình ra QH dự án luật sĩ quan CAND và cũng được thông qua với số tướng trong ngành xấp xỉ bằng 50% so với bên Quân đội.
Còn trong những năm qua, với chiến dịch “ đốt lò” của TBT, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã lôi ra ánh sáng, bước đấu xử lí xấp xỉ gần 20 tướng lĩnh như thế nào thì nhan dân cả nước biết hết rồi!
Xin viết thêm: Bài này đăng ngày 1/4/2014 nhưng cho đến hết tháng 11/2014 không một ai, không cơ quan nào có ý kiến phê phán đúng sai gì cả. Chỉ đến ngày 4/12/2014 vị trung tướng ở Cục Tuyên huấn TCCT QĐND Việt Nam gửi công văn đề nghị Tổng biên tập báo NCT gỡ bài trên điện tử xuống thì tôi cho gỡ ngay.
Thế mà họ ...

K.Q.H.