Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan góc nhìn văn hóa thời đại

Có thể nói từ khi cuốn trường thi tiểu thuyết: Thúy Lan! Của nhà thơ Lê Hữu Bình xuất hiện trên bầu trời văn học nước nhà (Qua các nhà xuất bản – Chính lý tái bản lần thứ 5 năm 2015 tại nhà xuất bản Hội nhà văn). Việc nhìn nhận đánh giá về cuốn Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan đều tập trung vào hai bình diện.


Bìa Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan tái bản lần 6

 

 

 

TRƯỜNG THI TIỂU THUYẾT THÚY LAN GÓC NHÌN VĂN HÓA THỜI ĐẠI

Nhà lý lý luận phê bình văn học: Song Vũ Hoàng Phương

 

Có thể nói từ khi cuốn trường thi tiểu thuyết: Thúy Lan! Của nhà thơ Lê Hữu Bình xuất hiện trên bầu trời văn học nước nhà (Qua các nhà xuất bản – Chính lý tái bản lần thứ 5 năm 2015 tại nhà xuất bản Hội nhà văn). Việc nhìn nhận đánh giá về cuốn Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan đều tập trung vào hai bình diện.

1.     Đánh giá: Hoàn cảnh xuất xứ ra đời, về chủ thể tư tưởng chỉ đạo nội dung cấu trúc, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật.

2.     Đánh giá: Từ góc nhìn văn hóa thời đại về nhân vật chính diện Túy Lan hội tụ ba tố chất: Tâm – Tài – Sắc.

Nếu phải làm một thống kê về tác phẩm văn học, trên dưới một trăm năm trở lại đây (Ta gọi là văn học cách mạng, tức là từ khi có Đảng – Bác lãnh đạo 1930 trở lại đây). Trước đó, ngoài cuốn đại thành Kim Vân Kiều truyện! của đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Với các nhân vật được nhiều đọc giả của mọi thế hệ phân tích, lý giải, bình luận, cảm nhận... để chia sẻ đồng cảm hoặc bày tỏ, phản hồi nhiều nhất.

Tiếp đến thời kỳ văn học đánh Pháp – chống Mỹ, xuất hiện một số tác phẩm văn học được dư luận quan tâm đánh giá cao là: Tiểu thuyết, trường ca, thơ dài của các tác giả là người lính... Và sau nữa là giai đoạn văn học hậu chiến tranh (1975 – 1985) giai đoạn văn học thời mở cửa đổi mới, hội nhập (1986 đến nay) các tác phẩm lớn thưa dần. Nhất là từ khi Đảng có chủ trương xã hội hóa văn học cho phù hợp xu thế chung hội nhập toàn cầu.

Những người làm công tác văn học, yêu văn học (thơ ca), người ta tập trung vào phong trào thơ ca bình dân (chơi trên sân thơ ca, dưới hình thức câu lạc bộ). Các tác phẩm lớn đã thưa lại càng thưa. Mặt bằng văn học mang tính chất đều đều, êm ả, bình lặng, ít có những tác phẩm văn học tạo ra sự đột biến, gây sự chú ý trong dư luận đọc giả đam mê văn hóa đọc. Nói như vậy, giai đoạn này không phải là không có những tác phẩm văn học lớn. Có nhưng hiếm, đã hiếm trở thành quý. Các tác phẩm quý hiếm ấy không thể không nhắc đến tác phẩm Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan của nhà thơ Lê Hữu Bình, cùng với một số truyện ngắn của ông đã được đài tiếng nói Việt Nam sử dụng trong chương trình: Đọc truyện đêm khuya.

Đọc: Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan hầu như ai đã đọc Thúy Lan đều có chung một nhận xét khẳng định: Lê Hữu Bình là một tài năng sáng tác văn học (thơ) quý hiếm. Thông qua sự cảm nhận văn học hiện thực thời đại, xây dựng nhân vật Thúy Lan, đã chạm tới “mắt bão” then chốt hình ảnh, cốt cách người phụ nữ thời đại mới (ý thức – phẩm chất – giá trị - người phụ nữ trong đời sống xã hội). Thúy Lan là nhân vật nữ đại diện cho khát vọng vươn lên đã đi đến tận cùng khả năng, trách nhiệm, mang ước vọng đạt được mọi thỏa mãn, nhu cầu trong sáng lành mạnh, khả năng vốn có và vươn lên, nhằm xóa đi mọi định kiến phân biệt giới. Xem thường thiếu tôn trọng người phụ nữ đã ăn sâu vào tâm thức đời người vạn thuở là: “Đàn bà nội tướng tề gia”.

Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan còn tạo ra được sự hấp dẫn cách nhìn mới về dòng thơ Lục bát hiện đại. Đồng thời nó còn gánh vác sứ mệnh kép của nền văn học hiện thực, thời đại mới. Nó vừa là tác phẩm thơ, nó vừa là bình luận, nhìn nhận về thân phận, địa vị của các lớp người trong cõi thế, thời cuộc của xã hội “kim tiền”, đa nhân, đa sự.. Đọc: Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, bạn đọc đều viết như trút vào ngòi bút cảm nhận của mình, bằng những từ hoa mỹ nhất, để tạo ra tiếng đồng vọng, ngợi ca.

Thúy Lan người phụ nữ thời đại mới vẹn toàn: Tâm – Tài – Sắc! Với góc nhìn văn hóa hiện thực, thời đại. Thúy Lan, cô gái Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên trong một môi trường, một xã hội tốt đẹp. Đi vào văn học, tư thế một nhân vật trung tâm (đại diện cho lớp người sống theo lẽ phải – mang khát vọng tự do – hạnh phúc – vươn lên bằng nghị lực cao cả của chính mình). Cuốn Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan của Lê Hữu Bình đã tạo ra sự đột biến, hiện tượng văn học giai đoạn: mở cửa – đổi mới – hội nhập, xem đây là bản hùng ca về người phụ nữ thời đại mới.

Thúy Lan thực sự trở thành nhân vật văn học nghệ thuật nhờ ngòi bút tài hoa của nhà thơ Lê Hữu Bình. Thúy Lan, nhân vật trong cuốn Trường thi tiểu thuyết không chỉ đơn thuần là một cô gái giàu lòng nhân ái bao dung, cảm thương với những số phận, những mảnh đời thiếu hụt, mà ngay chính cả cuộc đời Thúy Lan cũng phải gánh chịu kiếp đa đoan “hồng nhân – bạc phận”, là nạn nhân của những kẻ tha hóa đồng tiền, quyền lực...!

Mấy ai biết được số mình

Đời người sướng khổ tử sinh khó lường

Thúy Lan người phụ nữ tâm – tài – sắc. Cuộc đời vẫn phải gánh chịu đa truân, đa sự... giữa sự bề bộn của một xã hội còn bao đường ngang lối tắt cho những kẻ cơ hội, đầy chức quyền, đồng tiền bào mòn nhân cách. Trong cuốn Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, Lê Hữu Bình đã dồn tâm huyết vào ngòi bút tài năng kết cấu nội dung cốt truyện, có độ dài tám chương với 4248 câu thơ lục bát thuần Việt, bằng góc nhìn văn hóa thời đại mới. Ngoài nhân vật chính diện điển hình Thúy Lan, Lê Hữu Bình còn xây dựng các tuyến nhân vật, đại diện các lớp người tượng trưng mọi phương diện xã hội, tạo ra những tầng lớp phong phú, hấp dẫn trong tác phẩm. Nó vừa mang tính hiện thực phản ánh toàn diện xã hội, vừa mang tính văn học. Như nhân vật Kim Oanh, cô bạn cùng học nhưng thiệt thòi về “hoàn cảnh” gia đình và kinh tế. Trong thời gian theo học đã được Thúy Lan nâng đỡ cưu mang cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi ra trường, Thúy Lan, Kim Oanh trở thành hai người bạn gái không thể thiếu nhau trên chặng đường đời.

Cuối tuần này nét bút nghiên

Mặc nhiên đây sẽ là phần giúp em…

… Về Lan giao việc gợi Oanh

Khớp khuôn chuẩn cáo rõ rành in ngay…

… Oanh thưa lại chuyện ngân hàng

Tháng sau không trả họ sang thu nhà

Lan càng canh cánh xót xa

Càng đau nhói ngực, càng đà quyết tâm.

Phản ánh mặt trái xã hội. Tuyến nhân vật phản diện, những thoái nhân – quan tham bán chức mua quyền. Như Gâm Lang – Trí Thâm – Phi Hổ - Thanh Hằng vợ Phi Hổ...! Lê Hữu Bình khắc họa chân dung mỗi nhân vật đều có địa vị và khuôn mặt gian hùng, tính chất xảo trá, thâm hiểm và sự đểu cáng khác nhau mang tính chất của chúng trong vỏ bọc xã hội khác nhau. Ví như Gâm Lang “tên quan trọc” dựa vào uy lực đồng tiền tỏ ra cợt nhả, đểu giả với Thúy Lan bằng sự trơ trẽn giữa tiền và tình, không úp mở - ý tứ.

Với Phi Hổ, gã quan tham “có tóc”, hắn bọc mình trong chiếc áo choàng vị quan liêm, nhưng mưu đồ thâm hiểm và sự đểu giả tinh vi ít ai bằng. Hắn là kẻ “ăn vụng biết chùi mép”. Còn Trí Thâm, hắn là một con người hội tụ đủ hai tố chất của Gâm Lang và Phi Hổ. Riêng nhân vật nữ Hiền – thư ký riêng của Gâm Lang, xem như con hồ ly tinh thời đại “ghen tuông – gian manh – xảo trá”, bằng các ngón đòn rất đàn bà nhưng rất cao tay. Y muốn làm bồ của Gâm nhưng bị Giám đốc chối bỏ vì Gâm chỉ yêu Thúy Lan say đắm mà thôi, tự nhiên Hiền thành kẻ tình địch với Lan. Hắn không gây sự Thúy Lan bằng đòn ghen trực tiếp, mà dùng chính tay chồng Thúy Lan. Đây là cách đánh ghen của phụ nữ thời đại mới. Bên cạnh hai tuyến nhân vật chính diện – phản diện. Lê Hữu Bình xây dựng tuyến nhân vật thứ ba (tuyến trung gian) để tạo nên bối cảnh xã hội hiện thực, gần với đời sống thường ngày, đưa câu chuyện về cuộc đời, số phận người phụ nữ xoay xở tự tìm hướng vươn lên, không chịu thu mình trong vỏ bọc số phận, bản chất mà tạo hóa áp đặt lên thân phận người phụ nữ...

Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan của Lê Hữu Bình. Kể cả những người làm văn học, đến những người yêu văn học đều ghi nhận trên bầu trời văn học nước nhà trong giai đoạn mở cửa, đổi mới, hội nhập, Lê Hữu Bình như một ngôi sao vụt sáng. Bởi Lê Hữu Bình không phải là một nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. Ông xuất thân từ một người lính chiến. Ông trường thành đi lên từ một anh lính binh nhì – đến một sỹ quan cao cấp quân đội với hàm Đại tá, xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Khi rời quân ngũ, ông lại đem trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước, cương vị một Giám đốc tài danh, nhiệt huyết, có lòng đam mê thi ca từ chút năng khiếu bẩm sinh, ta gọi là bản năng thi ca trời phú. Lê Hữu Bình sáng tác Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan. Ông đã thổi hồn vào nhân vật chính là Thúy Lan. Một nhân vật tiêu biểu đại diện những người phụ nữ thời đại mới.

Lê Hữu Bình đã nhập tâm, nhập thân trút vào ngọn bút sinh ra Thúy Lan, người phụ nữ Tâm – tài – sắc...! Và biến Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan mang tư tưởng nhân văn Việt Nam, xé rào cản phân biệt giới, mang hơi thở xã hội Việt Nam đương đại, hội nhập “Hòa nhi bất đồng” hòa mà không đồng. Qua ngòi bút Lê Hữu Bình, nhân vật Thúy Lan xác định được những nét bền vững, từ góc nhìn văn hóa đậm chất nhân văn.

Trong cuộc sống xây dựng đất nước, bằng nền kinh tế hiện đại mở, vươn tới sự công bằng, văn minh, dân giàu nước mạnh không phải là sự đơn thuần. Nó còn cam go phức tạp như cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp. Xã hội còn muôn vàn khó khăn gian khổ, còn biết biết bao rào cản của các phần tử đối nghịch (thù trong – giặc ngoài), xã hội còn nhan nhản những kẻ tư hữu, cơ hội tha hóa nhân phẩm đến bào mòn nhân cách và thể xác. Trong khi những người lương thiện, mang lương tri, tâm huyết với xã hội, với đất nước vừa đi qua hai cuộc chiến tranh lịch sử vĩ đại của dân tộc, dựng nước và giữ nước. Từ hai bàn tay trắng, còn phải đang tự mình xoay xở, tìm hướng đi lên, thì tránh sao khỏi những ngỡ ngàng, những hệ lụy giữa hai mặt xã hội: chính – tà, thiện – ác, đố kỵ nhau, luôn luôn xung đột trái chiều, tư duy giai cấp còn nan giải phức tạp...Đó là những ám ảnh về số mệnh, về thân phận, về giới tính của người phụ nữ. Trong khi người phụ nữ họ không cam chịu, bằng lòng như số phận an bài. Họ nuôi ý chí vươn lên để đòi quyền sống công bằng, hạnh phúc, nhằm tới cuộc sống tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn.

Từ góc nhìn mang nét văn hóa thời đại, hiện thực, khách quan về xã hội, về thân phận người phụ nữ mới, ông đã xây tính cách các tuyến nhân vật. Dù chính diện hay phản diện đều gắn liền chủ kiến của tác giả. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự thành công về giá trị nghệ thuật văn học trong Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan. Lê Hữu Bình với bút pháp tài hoa, ông xứng đáng được tôn vinh một thi sỹ tài năng xuất chúng, một tính cách thơ ca điển hình thời đại. Ông đã rút ra từ những sự quan sát và trải nghiệm bằng những tích vốn sống thực, đường đời qua các quy trình biến thiên từng giai đoạn lịch sử xã hội nước nhà qua bút pháp Tự sự - kể chuyện miêu tả nhân vật Thúy Lan. Ông lấy làm rường cột xuyên suốt truyện thơ. Ông đẩy tính cách nhân vật đến cao độ, giúp đọc giả đều có cảm nhận các nhân vật trong Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, thấy như họ đều là những con người từ đời sống thực ngoài cộng đồng xã hội đi vào văn học, chứ không phải từ văn học đi ra, làm cho Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan đi vào lòng người một cách tự nhiên, cởi mở và chân thành.

Nên mọi độc giả, đọc cảm nhận, xem đây là một thông điệp của nửa thể giới loài người (phụ nữ) đã khẳng định gía trị thực của họ trong xã hội thực tại, họ không thua kém gì nửa thế giới còn lại (nam giới). Đến lúc họ cần phải tự đứng lên, thực hiện ước mơ bằng mọi phương diện, tự tìm, tự khẳng định mình, tự vươn tới chân trời mới. Chân trời bình yên hạnh phúc được mở ra từ tấm lòng yêu thương vô hạn với xã hội, với gia đình, với chính bản thân mỗi con người. Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan còn là tập sách hàm chứa đầy đủ về nét văn hóa, trong văn học hiện đại, lấy đạo lý truyền thống dân tộc làm chủ thể cốt truyện tô đậm văn hóa tình người, giàu tính nhân văn cao cả.

“ Gâm ơi! Em bảo này anh

Đừng từ chị ấy nhà lành vẫn hơn”

Đọc Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, ta đều dễ dàng nhận ra nét văn hóa ở đây là tác động vào văn học, không chỉ là đề tài, nó còn bao trùm toàn bộ bầu không khí nội dung cốt truyện, đã được tinh thần tác giả bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà thơ và các hoạt động tiếp nhận của đọc giả. Đối với riêng bản thân nhà thơ, với thế giới nghệ thuật văn học của mình được xem là sẩn phẩm văn hóa, nên người đọc khi đón nhận và cảm thụ tác phẩm, thấy rõ không gian văn hóa, đã được nhà thơ tạo ra cách ứng xử các tuyến nhân vật, ở từng nhân vật, ở từng chương đoạn rõ ràng, rất mạch lạc. Qua xử lý bám chắc đề tài, thực hiện kết cấu xây dựng có hệ thống, có tính giải mã hóa các điểm nút thắt mở, ở từng cao trào sự việc. Bằng các thủ pháp nghệ thuật, trong quá trình sáng tạo tác phẩm, giúp người đọc ở mọi tầng lớp đọc giả. Trong quá trình tiếp nhận, thấy rõ không gian văn hóa và văn học là hai phạm trù khác nhau. Nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng, bổ trợ cho nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho tác phẩm đi vào và dừng lại trong lòng bạn đọc.

Tôi có thể nói: Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan là thước đo, là “nhiệt kế” vừa định lượng, vừa kiểm nghiệm chất lượng văn hóa, phẩm chất tâm hồn con người của xã hội trong thời điểm lịch sử, con người đang sống ở thời đại đó. Như vậy Lê Hữu Bình đã đưa Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan làm tròn sứ mệnh văn học, có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo tồn lữu trữ được truyền thống văn hóa dân tộc, tránh được sự sai lệch, mất mát thời gian lịch sử xã hội. Đồng thời góp phần truyền đạt lưu giữa các phong tục tập quán văn hóa truyền thống, khi đưa vào văn học hiện đại, khiến nó trở thành lung lính sống động hơn, đẹp hơn nhiều. Như hai câu kết, người đọc dễ dàng nhận rõ. Con người ta dù thành danh, thành phận đến đâu, dù ở hoàn cảnh nào, địa vị xã hội nào cũng luôn luôn phải hướng vào chân thiện mỹ, lấy chữ Tâm định hướng đi...

Căn cùng cung bậc chín mười

Suy đi ngẫm lại nên người từ: TÂM

Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan, Lê Hữu Bình kết cấu bố cục nội dung cốt truyện không chỉ là câu chữ, nó còn là đỉnh điểm đời sống tinh thần, là hình ảnh, là cốt cách tâm hồn dân tộc. Nhà thơ đã đi sâu vào khai thác bản chất vốn có của người phụ nữ. Tạo hóa đã ân huệ ban phát chức năng cho họ, làm vợ – làm mẹ theo khuôn phép đạo tứ đức: Công – ngôn – dung – hạnh.

Lê Hữu Bình xây dựng nhân vật Thúy Lan tiêu biểu, đại diện những người phụ nữ mới, phản ánh trung thực, chân thành cuộc sống hiện tại. Đồng thời ông còn bày tỏ tình cảm yêu thương với sự đồng cảm, chia sẻ, đưa Thúy Lan tự vượt lên chính mình khi vấp phải những bị kịch đường đời. Nào là: Chính trường- Thương trường- Tình trường, tận cùng là pháp trường. Truyền thống dân tộc ta, coi trọng chữ tình nên cõi người trong Thúy Lan, Lê Hữu Bình đã xây dựng nhân cách Thúy Lan theo nét đẹp truyền thống vốn có. Trước đây cụ Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật trong: Kim Vân Kiều Truyện:

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Trong tám chương Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan. Lê Hữu Bình đã xây dựng gắn kết cuộc đời Thúy Lan. Ông đã lấy chữ Tâm để làm chủ đề tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung. Đồng thời lấy chữ tài và chữ sắc để khắc họa biểu đạt mọi hành động của nhân vật trữ tình. Đó là những nét văn hóa giàu tính nhân văn, khởi nguyên từ chữ Tâm để ứng xử theo đạo lý truyền thống dân tộc.

  • Chữ tâm! Ứng xử nét văn hóa tính người:

Thảo thơm bản tính con người

Thương người nghèo túng từ thời hoa niên

Gặp hành khất kẻ ăn xin

Vào nhà múc gạo, lấy tiền ra cho

  • Chữ tâm! Ứng xử nét văn hóa đạo vợ chồng:

Vợ chồng phải lúc dối nhau

Cũng đau lắm chứ, dẫu đau cũng cần

  • Chữ tâm! Ứng xử nét văn hóa đạo nghĩa dân tộc:

Biết thừa kẻ hại mình xong

Thôi, tha cho cho lòng vợi đau

Cần chi mua cạnh sống cầu

Dẫu thành cát bụi – nguyện giầu đất quê

  • Chữ tâm! Ứng xử nét văn hóa đạo hiếu:

Giờ đây bố mẹ cũng già

Tre đà lá rụng, thân đa vỏ sần

Mong cho cây cối lại xuân

Bõ công cốt nhục sinh thành ra ai

  • Chữ tâm! Ứng xử nét văn hóa chữ nghĩa:

Được thua công chuyện ở đời

Lửa phiền càng đượm, càng gai góc nhờ…

… Đau thay nhân kiếp hồi luân

Sinh ra người chẳng được thân làm người…

…Thôi thì, thôi chút nương tay

Là vơi đi những ức cay trong đầu...

Cốt lõi chữ tâm, ứng xử ở các nét văn hóa cuộc sống. Trong mọi góc cạnh, hoàn cảnh diễn biến cốt truyện, tác giả đề cập không dưới hai lăm lần. Đó là các nét nhấn biểu đạt tình cảm của tấm lòng nhân ái sâu bền, cộng với ý thức trách nhiệm mạnh mẽ. Đó là ý thức trách nhiệm giữa mình với người, nhà thơ với bạn đọc. Nghĩa này, Lê Hữu Bình xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm ưu tiên đối với nền văn học dân tộc, đối với vai trò, vị trí người phụ nữ thời đại mới. Lê Hữu Bình lấy cái nghĩa lẽ phải và dùng khí nhập thân với các nghĩa thủy chung. Chính từ cái mạnh thủy chung này, ông xây dựng nhân vật Thúy Lan, đem cái nghĩa vượt lên cái nhân. Thúy Lan trở thành người đại diện tiêu biểu của phụ nữ thời đại mới toàn vẹn.

Lê Hữu Bình sáng tác Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan ông đã phải lăn lộn giữa cuộc sống dân dã. Từ người lính chiến đi lên, ông đã gom nhặt tiếp thu bao vốn sống trường đời, vốn sống văn học, văn hóa dân gian. Bằng những trải nghiệm, bằng niềm đam mê, bằng mắt thấy tai nghe, trong môi trường xã hội đẹp nhất. Nhưng chưa hết mọi đường ngang lối rẽ. Nên trong mạch chảy của dòng thơ hiện đại, ông đã khéo léo lái con thuyền (thơ), ông lựa dòng xiết, đi vào lạch chân thành và hiện thực cảm thông với tầm nhìn theo hướng vương tới, đi lên. Bằng phương diện tích cực, tư tưởng trong sáng cao đẹp của thời đại mới.

Cả dân tộc đang xây dựng tượng đài con người mới, người phụ nữ mới, đang sừng sững vươn lên. Từ trong khát vọng sống bất từ, để đạt được cơm áo, tự do nhân phẩm, hạnh phúc công bằng, dân tộc đã phải đổi bằng máu và nước mắt, để đạt được ước mơ cao đẹp cho chính mình. Nhà thơ Lê Hữu Bình! đã gửi gắm tình cảm chân thành, dồn nén cảm xúc, tư tưởng khoáng đạt viết thành công cuốn:

Trường thi tiểu thuyết Thúy Lan! từ góc nhìn văn hóa thời đại mới.