Viết ở Đà giang
BBT tacphammoi.net nhận được 3 tác phẩm (2 truyện ngắn và 1 bút kí) của Nguyễn Đức Cầm. học sinh lớp 10 văn - Trường THPT Chuyên Hưng Yên. Địa chỉ 16- Đoàn Thị Điểm- TP Hưng Yên. Sđt 0986088996. Trân trọng giới thiệu bạn đọc bút kí của tác giả Nguyễn Đức Cầm; 2 truyện ngắn chúng tôi đang biên tập để có thể đăng tải trên tacphammoi.net. Trân trọng cảm ơn tác giả Nguyễn Đức Cầm. BBT
BBT viên và bạn đọc TPM trên sông Đà, tháng 12/2015
Quê anh sông Hồng đỏ lặng phù sa
Sông Đà quê em- một dòng ngọc bích
Đà giang hung dữ bốn mùa nước chảy
Là tim anh, luôn hậm hực cháy nồng
Tôi tái ngộ Đà giang vào độ cuối thu đầu đông, cái lạnh miền Bắc như xé da xé thịt. Ngót bốn năm trước, trong một lần đi thưc tế làm phóng sự cha đã đưa tôi lên thăm sông Đà lần đầu tiên vào tháng bảy âm lịch. Tôi vẫn nhạt nhòa nhớ cái lần lên thủy điện Hòa Bình và sông Đà lân đầu tiên ấy. Sông Đà hung dữ chảy xiết mang màu xanh của núi rừng, nước dâng cao từ những trận xả lũ, từ những trận mưa lớn. Sông Đà cuồn cuộn nước chảy như chàng trai thất tình đang bấn loạn, hẫng hụt thét gào gọi người yêu trở về trong vô thức mỏi mòn. Nước sông băng băng xôi xả mà ầm ào, cha luôn đi sát người tôi, ông dặn
- Đi đứng phải cẩn thận, ngã xuống dưới kia là xong luôn đây- ông vừa nói vừa chỉ tay xuống mặt sông
Theo phản xạ quen thuộc khi đến một nơi lạ lẫm, tôi chỉ biết bám chặt cha- không dắt tay thì nắm lấy vạt áo. Không chạy nhảy loăng quăng, cái nghịch ngợm ở trường lớp tự dưng bay biến đi đâu mất, tôi với cha như hình với bóng. Cha bảo tôi chú ý nghe theo cô hướng dẫn viên để còn tìm hiểu, nhưng nghe được câu nào tay bên này lại ra khỏi tai bên kia.....
Nhưng lần hội ngộ Đà giang này thì khác, cái trẻ con ngày nào đã ít, tự tôi phải đi tìm hiểu dòng sông Đà , thủy điện Hòa Bình, Hồ đập,.....tìm hiểu nơi này. Thủy điện Hòa Bình nằm ở ngoại ô thanh phố, nằm ngang sông Đà và tựa mình vào núi rừng. Đi trên con đường dẫn lối vào thủy điện, ta có thể đắm đuối con sông Đà ngoằn ngoèo uốn lượn, màu diệp lục. Sông Đà đã hiền hòa hơn, khác cái lần đầu tiên tôi gặp, sông Đà đang chuẩn bị cho tháng ngày nghỉ đông. Nhưng những chỗ gần thủy điện, từ trên cao nhìn xuống cũng bằng tòa nhà năm tầng nước sông Đà chảy siết, tôi chẳng hình dung sông chảy về hướng nào. Đôi chỗ tôi bắt gặp những xoáy nước như đang được bàn tay nghệ nhân làm gốm tỉ mỉ cho tác phẩm của mình....Trên lan can mặt cầu thủy điện, có mấy gã đang câu cá. Họ ngồi, chân họ thõng xuống dòng nước. Chiếc cần câu cong cong, tay họ xoay cần còn có một hai gã đứng lên hẳn bề mặt lan can để câu cá. Ôi! Tôi nhìn mà rợn người, tôi chẳng dám nghĩ đến điều gì khi thấy cảnh tượng ấy. Họ thật liều.....Theo bước hướng dẫn viên đưa chúng tôi vào thăm nhà máy, xuống một con dốc 500 mét xuống khu vực đặt các tổ máy phát điện. Không khí ngoài trời lạnh căm căm, mà vào đây thấy nóng và ngột ngạt với mùi xăng, dầu đan xen với tiếng máy móc chạy sình sịch. Dừng chân lại sảnh làm việc của những công nhân nhà máy, họ làm việc tất bật hăng say với công việc thân thuộc của mình. Những bóng đàn cao áp lờ mờ, vẫn là tiếng máy chạy và mùi xăng dầu- nơi đây là trung tâm của nhà máy.....Đoàn chúng tôi lại lên con dốc một lần nữa, lần này thì mệt hơn lúc đi xuống
Có mặt trên một quả đồi, phía trên nhà máy- nơi đặt tượng Bác, người đang xòe lòng bàn tay hướng về con xuông Đà “ biến thủy tăc thành thủy năng”. Mọi người tấp nập, họ đến dâng lên Bác một tình yêu cao đẹp nhât. Từ trên này gió thổi lồng lộng, thành phố Hòa Bình bé xinh được thu nhỏ trong tầm mắt. Dòng sông Đà chảy qua như một huyết mạnh, chia cắt đôi bờ. Một bên là thành phố Hòa Bình với khu đô thị sầm uất đông vui- những tòa nhà cao tầng mọc lên....còn bên kia là cái yên bình của vùng nông thôn với những thủa ruộng ngậm nước mới cấy xong bao quanh là núi đồi Tây Bắc. Cây cầu Hòa Bình vắt ngang sông Đà kết nối hai đôi bờ ấy lại !- Ôi thật êm đềm....
Tuổi thơ tôi có một chô đặc biệt dành cho sông Hồng, sông Hồng chảy qua cuộc đời tôi bằng sự dạt dào ấy đỏ lặng ấy. Ngày còn bé tôi cùng đồng bọn hay bãi bồi ven sông làm đủ thứ trò trên đời: vặt trộm chuối, ngô, cá nướng ven sông, thả diều.....Lớn thêm dăm bảy tuổi nhỡ nhớ, cứ chiều cuối tuần tôi lại lang thang dọc sông thả hồn mình. Nước sông dù mùa lũ hay mùa khô thì vẫn là cái đỏ hồng tựa như bờ môi người con gái trung hậu tươi thắm. Lần này đến sông Đà này cũng thế tôi cũng thơ thẩn dọc bờ sông. Nhìn kĩ, nước sông Đà trong vắt, hai bên bờ là những khối đá to nặng hàng chục tấn trồng lên nhau. Những con sóng xô bờ , trao cho bờ những nụ hôn nồng cháy. Theo hướng cánh tay, bên tả tôi là nhà máy thủy điện tôi vừa ghé qua, còn bên hữu là thành phố Hòa Bình đang phát triển....Tôi lang thang dọc ven bờ Đà giang như đi tìm một dấu vết gì đó đến tôi cũng chẳng biết, chân cứ bước vô định. Rồi tôi gặp ông lão đang ngồi gỡ lưới cá, lão đang ngồi trên mỏm đá ven sông. Khuôn mặt chai xạm khắc khổ, đầu lão hai màu thứ tóc đang đan xen, làn da ngăm ngăm- đậm chất dân chài lưới. Tôi đến gần chỗ lão:
-Cháu chào ông
-Ừ.....-Lão gật đầu, đưa mắt lên nhìn tôi- quê cháu ở đâu?
Lão vẫn tiếp tục gỡ cá của mình, tôi ngồi gần lão
-Dạ cháu từ Hưng Yên lên thăm sông Đà này, quê cháu nơi con sông Hồng chảy qua
-Cháu nhìn nước sông Đà trong vắt, người ta lấy nước sông làm mọi thứ
-Dạ....chắc ông là người nơi này?
-Gốc ông ở Phú Thọ, nhưng thời trẻ đi ở rể đất Hòa Bình này
Tôi nhìn dòng Đà giang dập dình như một khúc nhạc từ từ chảy qua mang màu xanh đập chất Tây Bắc. Sông Đà vốn cuộn chảy băng băng không dạt dào như sông Hồng, không đằm thắm như sông Mã và không nữ tính đỏng đảnh như sông Lam, sông La.....Sông Đà vương lại trong tâm trí một người khi gặp nhau một nét đẹp riêng mà chẳng ai giống ai. Tôi đưa bàn tay đừa ngịch ven bờ Đà giang
-Nước sông có âm không cháu- lão hỏi tôi
- Dạ có ạ- quả thật nước sông Đà chuyền cho đôi tay tôi hơi ấm, âm như lòng mẹ vậy
- Sông Đà hay ở chỗ đó. Mùa lạnh thì nước ấm, còn mùa hạ nước mát dân vùng này toàn ra đây tập bơi
-Sông Đà có sâu không ông?- Tôi hỏi lão
-Cũng vài chục thước- lão gật đầu, rồi tay lão chỉ về phía chân đôi- Đến mùa lũ có thể dâng tận kia
Tôi cũng nhìn theo hướng lão chỉ, rồi lại nhìn nhà máy thủy điện- nơi tôi vừa ghé qua. Tôi nghe rõ một một tiếng nước chảy tựa như có nghệ sĩ nào đó đang chơi đàn- phiêu một khúc tremolo déo dắc
-Ngày lão còn trẻ, việc bơi qua con sông Đà là chuyện thường. Nhưng giờ chịu, phần vì sức khỏe phần phần vì con sông này dữ
Lão gỡ hết cá, cuộn lưới bỏ vào cái bao tải rồi nói tiếp
-Ngày thanh niên còn sức lão cũng thi công ở thủy điện Hòa Bình này. Mất mạng là chuyện bình thường, thác lũ, ngập lụt ghê lắm!
-Dạ.....- Tôi gập đầu, thở dài nhìn dòng sông
Lão xoa xoa bàn tay, rồi hà hơi từ miệng để sưởi ấm. Lão lấy ra từ túi áo một chiếc harmonica,lấy chiếc khăn lão lau vài lượt rồi đưa lên mồm thổi. Lão thổi bài quen quen, rồi tôi cũng nhận ra nhạc phẩm ấy “...La rế đô rế si si la sol la mi...”- tiếng nhạc vang vọng khắp núi rừng , hòa vào dòng chảy của sông Đà ,vào tiếng chim hót, tiếng thác đổ, tiếng thiên nhiên Tây Bắc và tiếng thiên nhiên của cuộc đời . Lúc dập dình, lúc tinh tế khám phá sâu vào sâu thẳm tâm hồn người...... Ôi! Tiếng kèn lão làm rung động xuyến xao mọi thứ. Có lẽ đây lão là người nông dân có thẩm mĩ âm nhạc cao nhất thế giới, nghe mà đắm say lòng người đó mới là âm nhạc chân chính- tôi thầm khẳng định vậy.
- Hay quá! Ông ơi.....- tôi vỗ tay cho lão
-Cháu có biết bài lão vữa thổi không?
-Dạ có.....cachiusa của Hông quân Liên Xô
-Ừ- Lão mỉm cười với tôi- Người Nga giúp mình nhiều lắm, họ đã hỗ trợ ta xây dựng thủy điện Hòa Bình này đây, ngăn con thác kia.....không thì chẳng biết con thác Bờ kia như thế nào?
Giọng lão ồm ồm trầm, tay lão lau mặt chiếc Harmoica đã cũ nhiều vết chầy đôi mắt lão hướng về thủy điện.....tôi thì nhìn lão, nhìn chiếc kèn lão cầm trên tay
-Ông cho con mượn....chiếc kèn này ông mua lâu chưa?- tôi hỏi lão
-Lão được tặng-Lão đưa chiếc kèn cho tôi- Một công nhân Nga sang đây làm việc đã truyền tay dạy nhạc cho lão, rôi tặng lão chiếc kèn này.
Dường như tôi cũng nhận được cái gì đó từ lão vậy, đúng là âm nhạc là bạn, là cầu nối gắn kết những người dưng mà trở thành bạn, thậm trí là tri kỉ. Tôi say sưa thích thú với chiếc kèn lão đưa
-Nhưng dòng sông Đà đã mang cậu ấy đi rồi!
Câu nói của lão đan xen tiếng thở dài. Tôi giật mình nghe được câu nói đó, tôi quay sang nhìn lão.Khóe mắt lão ầng ậc như sắp trào ra, nhưng không tuyến nước mắt lại lặn vào trong để lại đôi mắt hoe đỏ, đôi mắt ấy thăm thẳm nhìn xuống con sông Đà đang chuyển mình theo hướng gió....Có cái gì chạy sẹt qua người tôi, tôi chẳng dám hỏi lão điều gì nữa. Lão rút điếu thuốc từ trong túi áo, khói thuốc hòa vào khói trên mặt sông rồi hòa vào khoảng không bao la. Cảm giác ấy giống hệt cái lần tôi đến thăm dòng Thạch Hãn.....!
- Đức ơi! Lên xe sắp chạy- có ai từ trên cao gọi tôi
- Con chào ông, con phải đi
Tôi chào lão mà không hẹn ngày gặp lại, lão cũng gật đầu chào tôi. Tôi hấp tấp leo lên những bậc thang đồi....
Chúng tôi lên một chiếc thuyền lớn rồi lãng du trên nền sông nước Tây Bắc. Đấy là lòng hồ sông Đà, thác Bờ- Thung Nai hay người ta vẫn gọi là Hạ Long trên cạn.....Chung quanh là núi rừng bạt ngàn, sông nước một màu áo lình hòa mình vào núi rừng vào thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ. Tôi không phải nhà khoa học nên chỉ có thể đưa ra ba lý do ít ỏi tại sao nước sông Đà lại có màu xanh như vậy? Thứ nhất là sông Đà không có lớp đất phù sa từ thượng nguồn, thứ hai dưới lòng sông mọc nhiều rong rêu, cây nước không thể kiểm soát. Thứ ba là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ soi gương xuống mặt sông....khiến cho sông Đà có màu diệp lục như vậy.
Gió thổi lồng lộng, đi trên mặt nước cứ như phiêu- được gió cuốn đi bay lên mặt nước.Cái lạnh Tây Bắc hiện rõ, núi đồi đắp chiếc chăn mây trắng xóa ngang nửa người cho khỏi cái lạnh mùa đông. Thỉnh thoảng trên núi cao tôi bắt gặp một vài người đi gánh củi rồi vài ngôi nhà tranh được dựng ven hồ chân núi.Ôi! Thật bình yên, họ sông hòa vào dòng Đà giang xanh ngắt , hòa vào núi rừng, hòa vào thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ bao la. Dù nghèo đấy, vất vả đấy nguyên xơ mà thanh bình.....Trong thâm tâm tôi tự hỏi: “ những điều này làm gì có ở chốn thành thị phần hoa, chỉ toàn bon chen náo nhiệt.” Tạo hóa đã vẽ lên những vùng đất lạ lùng mà tuyệt vời tựa cõi tiên vậy.Tôi thả hồn mình đắm đuối theo núi sông, nhìn những con đò chở khách tới với Tây Bắc- tôi nhớ lại áng văn của Nguyễn Tuân. Họ chèo bằng chân, tay họ gỡ lưới cá mà thuyền vẫn vun vút. Tôi say Tây Bắc như điếu đổ rồi, cái hùng vĩ mà trữ tình hung dữ, lạnh lùng mà thiết tha ấy. Sơn thủy Tây Bắc chỉ Tây Bắc mới có, làm sao tôi có được ở chốn thành thị náo nhiệt dưới xuôi....
Chúng tôi lên bờ, rồi lên dốc ra về từ một lối khác.Trước mắt tôi là một thế giới điêu tàn khác hẳn cõi tiên sông nước dưới kia. Tàn tụi, chật vật- khu ổ chuột mọc lên ven hồ đập sông Đà trên những con tàu, chính xác là nhà của người dân quanh đây.San sát nhau, lộp xộp xuống tận con dốc-cuộc sống vất vả,khó khăn, bệnh tật....ùa vây. Những đống chai lọ rải quanh con đường đất,mớ quần áo treo lơ lửng, ngôi nhà tiều tụy thấp bé,......Rồi có một thằng bé chạy xồng sộc xuống chân dốc, tay nó cầm chiếc bánh mì, chiếc ao phong phanh, dưới truồng. Nó chạy xa khất ở chân dốc nghèo dói.....-Tất cả khiến tôi chạnh lòng. Ôi những kiếp đời
Nhất định tôi sẽ quay trở lại nơi này, hội ngộ với dòng Đà giang, hội ngộ thủy điện Hòa Bình và gặp lại giang sơn Tây Bắc. Và để tìm lại những miền kí ức xưa
Nguyễn Đức Cầm
10 Văn- THPT Chuyên Hưng Yên- TP Hưng Yên