Chùm thơ của Đỗ Châm Hoa
Nhà giáo Đỗ Châm Hoa vốn dĩ là giáo viên mỹ thuật. Chị dạy cho các học sinh hệ học sinh trung học cơ sở. Những năm tháng đứng lớp, chị đã truyền tải cho học sinh những rung cảm thẩm mỹ, thẩm thấu được cái đẹp, cái hay , tâm hồn trong sáng trước những nét vẽ của nghệ thuật đến với các em. Trong thời gian giảng dạy học sinh chị cũng đạt giải Hai; giải Ba toàn quốc về giờ dạy.
Nhưng như một sự gọi tên của số phận thi ca với chị, chị mê đọc thơ, tâm hồn cảm nhận, có những rung cảm nào đấy. Rồi như một chọn lựa của số phận, chị bước chân vào lĩnh vực bình thơ, không nghiệp dư cũng chẳng phải là chuyên nghiệp. Cảm nhận bài thơ có chủ đề, có tứ thơ hay là chị bình .
Chị tìm được các câu thơ lóng lánh ánh vàng, để qua lời bình của chị người đọc hiểu thêm giá trị của bài thơ mà tác giả đã dày công sáng tác.
Giữa muôn vàn bài thơ như cuội đá suối, chị đã tìm được những vần thơ như đá quý mà đôi khi giá trị ngọc ngà.
Đến nay rất nhiều bài thơ được chị bình, đã khiến bao người đọc thơ được chị cùng dắt tay để thấy cái hay, cái đẹp, cảm nhận tinh thần của bài thơ để đồng cảm với tác giả.
Nghỉ hưu mấy năm nay chị tham gia và làm chủ nhiệm trang thơ: " Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc " . Trang tập hợp các bạn thơ, bạn đọc. những cựu chiến binh viết về kí ức chiến trường. Viết quân dân ta, trong cuộc chiến đấu chống quân bành trướng Trung quốc xâm lược các tỉnh biên giới phía bắc năm 1979 - 1989.
Đỗ Thị Châm Hoa . Nick Hoa Đỗ một cựu giáo chức. Một tâm hồn đầy thi vị. Đã để lại dấu ấn trong làng thơ, văn bằng những lời bình luận, cảm nhận sâu sắc mà bao người biết tên chưa biết mặt. Chị đến với, bình thơ, chủ nhiệm nhóm như một cái duyên cùng với tình yêu cháy bỏng đam mê con chữ như một định mệnh. Với hàng trăm bài bình chị đã để lại trong lòng độc giả nhất là những nhà thơ có bài thơ được bình lòng biết ơn, cảm phục và ngưỡng mộ dù chưa gặp hoặc mới gặp mặt một, hai lần mà nhiều nhà thơ, nhà văn phải thốt lên những lời cảm không tiếc lời khi chị bình thơ họ.
KTS: Thùy Văn Nguyễn.
Tác giả Đỗ Thị Châm Hoa
CHỢ PHIÊN.
Chợ phiên cứ đến lại đi
Còn em thì chẳng có gì bán, mua.
Đã thừa một mái tóc mưa
Đã thừa một gánh tình trưa ế rồi.
Để em đi bán chợ trời
Mua trăng buôn lại cho người đến sau.
Nếu mà vẫn cứ thương nhau
Xin anh đợi đến kiếp sau chợ này.
NHỚ BÀ
Hôm qua bà đi với ông
Con về lạnh lẽo nhà không có bà.
Vắng tiếng chổi quét trong nhà
Ngoài vườn không có tiếng gà gáy trưa.
Đâu bà, kể chuyện ngày xưa?
Đâu còn lời dạy: Kính thưa, dạ, mời!
Nhưng con khắc cốt bà ơi!
Nhớ lời bà dạy truyền đời mai sau.
Cuộc đời dẫu có bể dâu
Thì con vẫn sống trước sau vẹn toàn
Bà Ơi! Thương nhớ vô vàn
Con xin gửi cả muôn ngàn tình thâm.
9.6.20020
CẦU MÂY
Cầu mây đã bắc qua sông
Mối mai người cũ anh không chơi trầu
Lệ xưa duyên ước một câu
Không về bên ấy qua cầu gió bay
Nhớ em năm tháng trăng gầy
Câù kia bến đỗ anh nay sang đò
Hẹn thề nếu một bến cho
Vui cùng em bước lên đò sang ngang
Tình xưa duyên phận lỡ làng
Nay mình có nối bẽ bàng tuổi xanh.
NGÀY ANH VỀ.
Các anh Chiến Thắng trở về hôm nay
Có ai còn nghĩ đến ngày trở lại?
Chiến tường xưa bom rơi như vãi khóc đồng xa
Mỏi mòn bao con mắt mẹ già!
May mắn cho những người mẹ có con trở lại
Nhìn con như người xa lạ
Ôi con trai hình hài mẹ cha cho thuở ấy!
Nay còn đâu lành lặn... ngày xưa
Đôi mắt sáng lúc mẹ tiễn đưa
Nay trở về bóng đêm mù mịt! Đôi chân chần bỗng thay bằng chân gỗ
Bước chân tròn còn in dấu đường quê
Đôi tay kia xưa đâu có vụng về
mà nay ôm mẹ chưa tròn nửa
và còn nữa...trí tuệ thông minh nay ngẩn ngơ
Đêm đêm hô xung phong đánh giặc
còn nữa những hình hài nguyên vẹn mà sinh con chẳng hề chẳng đủ chân tay
Những người chiến thắng trở về hôm nay
Sót thương bao nhiêu người ở lại.
Tuổi thanh xuân ra đi mãi mãi.....
Chiến tranh xa ...Vết sẹo mãi chẳng lành.
22.12.2020
EM ĐÃ ĐI.
Em đi rồi bỏ lại bãi dâu non
Mùa cải úa vàng trên đồng nắng.
Mùa cứ tiếp mùa, nhớ em xa vắng.
Anh trở về nhặt cánh hoa rơi.
Gom sợi nhớ , sợi thương dệt thành manh áo mỏng.
Khoác lên mình xao xuyến đi tìm em.
Mùa vẫn gối mùa tuổi cứ mỗi dày thêm.
Em đâu biết ở chân trời xa ngái
Vẫn còn tình anh một thời vụng dại.
Mà dòng sông vắng bóng một con đò.
Bên bến sông đâu còn vẳng câu hò!!!
12.01.2020.