5 nguyên tắc “vàng” trong công tác chủ nhiệm

Với 5 nguyên tắc “vàng”, cô Nguyễn Thị Lệ Quyên - Giáo viên trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa) - đã rất thành công trong việc nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm.

 

 


Nguyên tắc 1Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua


Để tạo sự công bằng, đoàn kết, học sinh không thắc mắc, cô Quyên đã xây dựng quy chế thi đua cho cá nhân. Quy chế này dựa trên nền tảng quy chế thi đua học trước; nhưng thêm một phần quan trọng là phần khen thưởng và quy ra “điểm thưởng” cho học sinh .

Cụ thể, sẽ cộng 2 đến 5 điểm cho học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tùy theo công việc); Tích cực xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động tập thể cộng 1 điểm. Những học sinh đạt điểm tốt nhiều trong tháng: Cộng từ 1- 2 điểm
Nếu học sinh đạt tổng kết 6,5 - 7: Cộng 2 điểm; tổng kết từ 7,0 - 7,5: Cộng 3 điểm; từ 7,5 – 7,9: Cộng 4 điểm; tổng kết từ 8,0 trở lên: Cộng 5 điểm
Thi học kỳ các môn thi chung: Học sinh trong tốp 10: Cộng 3 điểm; trong tốp 10 - 50: Cộng 2 điểm; trong tốp 100: Cộng 1 điểm.
Thi chất lượng bồi dưỡng: Không phải nhà trường tổ chức, nằm trong tốp 3 được cộng 1 điểm; nhà trường tổ chức, trong tốp 50 được cộng 5 điểm; tốp 100: cộng 4 điểm.
Thi Olympic thị xã: Đạt HCV: Cộng 4 điểm; HCB: Cộng 3 điểm; HCĐ: Cộng 2 điểm
Thi HSG cấp Tỉnh: Cộng cao hơn thi Olympic 1 điểm, theo thứ bậc. Ngoài ra, những cá nhân làm việc tốt sẽ được cộng điểm tùy theo tính chất của việc làm.

Việc khen thưởng sẽ được tổ chức cuối mỗi tháng. Cuối mỗi kì: Khen thưởng cho 5 bạn có điểm thi đua cao nhất, ngoài ra còn khen thưởng thêm các mặt như: Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, điểm thi học kỳ cao nhất, thi chất lượng bồi dưỡng cao nhất, học sinh tiến tiến, học sinh giành huy chương…)
Cuối năm: Tôn vinh học sinh suất xắc nhất - có số điểm thi đua cao nhất và những em có tiến bộ trên 10 bậc so với tháng trước.
Với quy chế này, cô Quyên đã phô tô và gửi cho các phụ huynh, học sinh, đề nghị phụ huynh góp ý kiến và cam kết.


Nguyên tắc 2: Không giới hạn đối tượng thưởng


Theo nguyên tắc này, không chỉ cộng điểm cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn mà còn cộng điểm cho những học sinh tích cực xây dựng bài, những em được điểm tốt.
Cuối tháng, cho các tổ trưởng tự cộng trừ điểm, giáo viên chỉ thêm những phần thưởng đột xuất, sau đó chiếu lên cho cả lớp xem


Nguyên tắc 3Sử dụng quy chế linh hoạt


Bất cứ việc làm nào tốt của học sinh được biểu dương khen thưởng, cô Quyên đều thực hiện việc cộng điểm, dù không có trong quy chế thi đua.
Bảng xếp loại từng tháng được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và gửi cho phụ huynh, kèm theo thư. Trong thư, chúc mừng những phụ huynh có con có điểm thi đua trong tốp 5 trở lên. Phụ huynh xác nhận và nếu có ý kiến sẽ gửi lại giáo viên chủ nhiệm.
Những bản xếp loại theo từng tháng này cùng thư gửi cho phụ huynh cũng sẽ được chiếu lên trong buổi họp phụ huynh.


Nguyên tắc 4: Không đầu voi, đuôi chuột


Các cuộc thi đua cần có phát động và tổng kết đầy đủ, không đầu voi, đuôi chuột.
Cuối học kì 1, điểm tổng của các tháng kì I sẽ là điểm thi đua của học sinh. Cả năm là học kì II x 2 + HKI. Điểm thi đua từng cá nhân trong năm qua là phù hợp và tập thể lớp cũng đã tôn vinh em có điểm thi đua cao nhất cả năm.


Nguyên tắc 5Lần lượt cho học sinh là các hạt nhân chính


Nên cho học sinh được lần lượt là các hạt nhân chính, không nên chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực.
Sau một thời gian, khi đã có đánh giá về năng lực của học sinh, giáo viên phân lớp thành 4 tốp. Nếu như tốp 1 cần 5 điểm tốt trên tháng mới được cộng điểm thì tốp cuối cùng của lớp (tốp 4) chỉ cần 2 điểm tốt cũng được cộng 1 điểm. Nếu các em vượt qua được tốp hiện tại cũng được khen thưởng .
Để khơi dậy được tinh thần thi đua, cô Quỳnh cho biết mình luôn nhắc nhở học sinh thi đua chứ không phải là ganh đua, bệnh thành tích.
Vì vậy, ngoài việc thi đua cá nhân, còn có thi đua giữa các nhóm. Việc sắp xếp các nhóm luôn đồng đều với nhau, có những em học tốt, những em học khá, học kém.
Những em học giỏi luôn được giáo viên trọng dụng, nhưng phải biết vì bạn bè. Cách làm này đã thực sự tạo ra một phong trào thi đua giữa các nhóm. Đầu năm quy định nhóm, cuối học kì, cuối năm phát phần thưởng cho nhóm tiến bộ nhất.

Ngoài việc bình bầu “nhóm bạn cùng tiến”, giáo viên còn cho các em bình bầu “Người bạn tốt nhất”, tiêu chuẩn là những em hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, những em làm được nhiều việc tốt như: Nhiệt tình giảng bài cho bạn, nhiệt tình với công việc tập thể, có vai trò trong giữ gìn đoàn kết trong lớp…
Kết quả bình chọn rất đúng với tình hình thực tế, qua đây các em càng phải có ý thức hơn trong việc sống thế nào cho mình được gọi là “người bạn tốt”
Ngoài ra, để khơi dậy tinh thần thi đua của học sinh, cô Nguyễn Lệ Quyên có một cách làm khá hay là nhắc nhở bằng thư.
“Trong năm qua tôi đã gửi cho các em 2 bức thư, khi vào học được 2 tháng khi biết được được đặc điểm tính cách của từng em, và một bức cuối năm.
Bức thư có 2 phần, một phần gửi chung cho tập thể lớp, một phần tôi để trống, tư tay viết thư cho từng em, có em thì phải viết rất nhiều, cả mặt giấy, những em thì có thể chỉ là một câu như: Em hãy mãi là một học sinh gương mẫu nhé; hay: “Cô đang rất mong chờ sự tiến bộ ở em” – Cô Quyên chia sẻ.

Nguồn GD&ĐTHN