Ra mắt tập thơ" Bến bờ vinh quang"
Ngày 15.3.2015, Hội cựu giáo chức xã Võng Xuyên-huyện Phúc Thọ- Hà Nội đã ra mắt tập thơ “Bến bờ Vinh quang”. Đến dự buổi ra mắt có đông đủ các nhà giáo đã nghỉ hưu, cùng lãnh đạo các ban ngành trên huyện và địa phương. Niềm vui mừng, phấn khởi đã tỏa rạng rỡ trên gương mặt của các nhà giáo. “Bến bờ vinh quang”đã đánh dấu một mốc son quan trọng của các thầy cô trong chặng đường qua đẻ lại dư âm tốt đẹp trong lòng thầy cô và bạn đọc.
Vẻ đẹp trong tập thơ “Bến bờ vinh quang”
Thật xúc động khi tôi lần giở tập lưu bút“Bến bờ vinh quang” của cựu giáo chức Võng Xuyên - huyện Phúc Thọ - TP.Hà Nội của những người.
Cả đời úp mặt bảng đen
Tuổi chưa già bụi phấn nhem trắng đầu
Đây là tập lưu bút thơ mà các nhà giáo đã thu vào không gian hẹp xoay quanh tấm lòng nhà giáo. Nhưng nó lại mở ra một khoảng trời rộng.
Trên hết là những gĩãi bày của những người thầy cô khi trở về với cuộc sống đời thường, vịn vào thơ để trải nghiệp văn chương.
Ở đây những người thầy cô, có được diễm phúc là: Ông trời đã hào phóng ban phát cho: bản năng thơ ca ngay từ nhỏ, rồi đến khi trưởng thành. Vì một lý do, hoàn cảnh nào đó không theo đuổi nghiệp văn chương đã rẽ sang ngả đường giáo dục. Để rồi hôm nay, dù có thành danh, thành phận đến đâu.Cuối cùng vẫn trở về với niềm đam mê ban đầu là: Thơ ca!
Những nhà giáo Võng Xuyên đã biết tận dụng sự ân tình của nghiệp - nghệ thuật văn chương. Nhờ nó soi sáng cho các thầy cô tạo ra hồn thơ.
Đọc: Bến bờ vinh quang, tôi bắt gặp những bài thơ viết ra từ những cảm xúc tự nhiên thật mộc mạc, giản dị - như cơm ăn hàng ngày “Học trò và bảng đen”, “Trường và lớp” quê hương và con người là những dư ảnh đẹp về thời gian, của: “Một thời đi qua, một thời để nhớ”. Nên các nhà giáo Võng Xuyên, đều đi tìm những gì còn ẩn náu trong trái tim - Nó như thế nào, thì viết ra thế ấy.
Thời gian đi qua, trong mỗi kỷ niệm, mỗi hoài niệm riêng của từng người. Nhưng cùng chung một nghề đã cho thấy một điều thật kỳ lạ là thầy cô nào, cũng ví mình là người lái đò ngang trên dòng sông đời, bao nỗi truân chuyên vất vả. mà không mảy may tính toán vụ lợi - thiệt hơn. Ngược lại còn xem đó là niềm tự hào, là nơi: Bến bờ vinh quang!
Tôi như chú lái trên sông
Đưa người tới bến thuyền không trở về
Tôi cho đây là những câu thơ thật nhất, tự hào nhất. Nó như sợi dây nối buộc giữa thầy cô và học trò, giữa trường và lớp, giữa hôm qua, hôm nay và ngày mai. Những bài thơ như thế này là những bài thơ hay nhất, hấp dẫn nhất. Chân thật nhất đang trào dâng trong mỗi trái tim thơ các tác giả Võng Xuyên!
Áo thầy bụi phấn thôi bay
Tóc thầy đã điểm những ngày tuyết sương
Thầy tuy rời khỏi mái trường
Nhưng còn in dấu nẻo đường thầy đi –
(Nhớ ơn thầy- Bùi Thị Ngọc Tú)
Màu cảm xúc của cô giáo Bùi Thị Ngọc Tú dành cho người thầy giáo cũ. Thì nhà giáo Đặng Lan Phương lại dồn nén cảm xúc trong nỗi nhớ khắc khoải về người trò cũ dời quê hương Võng Xuyên vào lập nghiệp ở Tây Nguyên!
Nỗi thương cảm khôn nguôi, hơi thơ rấm rứt, sập sùi.
… Bao ngày sống cảnh long đong
Cuốc nương làm rẫy, nằm trong núi rừng
Vẫn mơ giấc mộng tương phùng
Vẫn vương nỗi nhớ theo cùng em đi
Vẫn còn tình thắm duyên quê
Tiếng chim khắc khoải vọng về cố hương
( Tặng người trò cũ)
Nỗi thương cảm gắn kết tình thầy trò, là điểm rõ nét nhất hình ảnh mạnh mẽ trong thơ: Cựu giáo chức Võng Xuyên.
Trong mạch duy cảm viết về những thầy giáo cũ. Cô giáo Trần Thị Xy lại mượn cảnh nói tình, cô tránh được sự xáo mòn của giọng thơ kể nể, liệt kê sự việc nhiều người thường mắc phải: Trong bài: Ơn thầy! cô đã viết rất giàu chất trữ tình - ý nhị và xúc động.
Cái thời đuổi bướm cầu ao
Với bao kỷ niệm ngọt ngào khắc sâu
Bây giờ thầy ở nơi đâu
Chuyến đò nhân nghĩa xanh màu thời gian
Tiếp nói khuynh hướng viết về kỷ niệm của một thời để nhớ thầy giáo: Đoàn Văn Tá lại đưa người đọc về cái thời xa lắc - xa lơ.
Tắm sông, nằm đất đầu cầu
Thả diều đánh đáo để trâu ăn đàn
Lá bàng khâu mũ đội đầu
Gậy tre trận giả “Đánh nhau” trên đồng
( Ước gì)
Phong vị tình cảm, đạo nghĩa thầy trò, là bản chất người thầy giáo tạo ra những cảm xúc bằng thơ cũng thật lãng mạn, và cũng thật chân thành của cô giáo Đặng Thị Huệ.
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ nhủ rằng: đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không thôi
( Thầy giáo tôi)
Có những câu thơ rất tự nhiên, chẳng cần ra vẻ tinh tế. Sự trong sáng trong tâm hồn là điều dễ hiểu khi ta bắt gặp ở người thầy giáo: Lê Văn Sắc! trong bài: Mai bạn về hưu!
Thế là bạn đã sáu mươi
Dẫu là thánh cũng có ngày già nua
Một đời trăm chuyện được thua
Ngoảnh nhìn chớp mắt ngỡ vừa đấy thôi
Bên cạnh đó, nhà giáo Đoàn Văn Xuất Đuổi theo dòng tình cảm thầy trò, trường lớp. Trong đề tài này thầy lại có cách viết đầy sáng tạo trong kết cấu nội dung bằng cách rất riêng. Qua những bài thơ viết về làng quê , Từ hương tích - Đêm hè, ngọn cờ - tre làng - mùa hoa gạo… là những câu thơ tả cảnh giầu hình ảnh. Người đọc vẫn dễ dàng nhận ra những điều thầy cần nói hòa đồng vào tiếng nói chung - mang chủ đề của toàn tập lưu bút thơ này. Như bài: Mùa hoa gạo!
Khi hoa gạo nở
Mùa xuân đã sang
In lên trời mây
Ai xa để nhớ
Con đường về làng
Men theo lối cũ
Thành bức tranh nhỏ
Tạc vào không gian
Rợp trời hoa đỏ
Hồn quê ngàn năm
Trong mạch thơ viết về quê hương ,nhà giáo Nguyễn Phong Thái đã níu giữ bạn đọc về với đống đất làng quê Võng Xuyên, cũng là hồn quê đất Việt trong bài: Bóng dáng làng quê, thật gợi.
Cảnh khuya soi bóng nhịp cầu
Trăng vàng tỏa bóng sắc màu lung linh
Đất trời tạo hóa đa tình
Thật là khéo tạc bóng hình làng quê
Hoặc:Nhà giáo Nguyễn Đỗ Phúc lại đắm mình bên ao làng để thả những câu lục bát thật êm dịu.
Ngồi chơi ngắm cảnh ao làng
Trăng thu rớt xuống ánh vàng đầy ao
Mặt nước gợi sóng trăng sao…
( Quê hương đổi mới)
Thầy giáo Minh Quang lại bám vào phương châm NCT sống khỏe, sống vui, sống có ích. Trong hoàn cảnh xã hội còn muôn ngả đường chiều anh đã mượn cảnh - ngụ tình. Không phải kiếm tìm đâu xa,mà ở ngay góc sân, khoảng trời, giàn hoa giấy nhà anh. Bằng những câu thơ đồng cảm, sẻ chia thật đáng để cùng nhau suy ngẫm.
Thương giàn hoa giấy nhà tôi
Mong manh dưới ánh nắng trời gắt gao
Đêm qua dưới trận mua rào
Cánh hoa nhỏ bé chênh chao giữa trời
(Giàn hoa giấy nhà tôi)
Đọc: Bến bờ vinh quang cho thấy các thầy cô giáo Võng Xuyên đều ở lớp tuổi hưu. Vậy mà tôi vẫn bắt gặp những bài thơ tình thật lãng mạn. Về hình ảnh người lính - về O du kích - của một thời hoa lửa.
Hỡi O du kích triệu phong
Bao năm gặp lại mà không thấy già
Nhớ khi chung một chiến hào
Anh ra mặt trận em vào tải thương
Mặc cho bom đạn sa trường
Nhanh như con sóc coi thường hiểm nguy
Chiến tranh giờ đã qua đi
Anh về quê Bắc - em đi lấy chồng
(Gặp em du kích năm nào- Nguyễn Hữu Su)
Thơ của các thầy cô giáo Võng Xuyên viết tự nhiên hơn là đi tìm hình ảnh mới lạ, phức tạp khó hiểu. Với trái tim nhạy cảm đứng trước một sự việc, một con người. Có thể biến nó thành thơ được là các tác giả Võng Xuyên, biến sự xúc động nhất thời này, thành những con chữ hài hòa có vần điệu.
Như: nhà giáo Lê Văn Miên đã gửi tấm lòng ra biển đảo Tổ quốc đang ở điểm nóng bằng hai bài thơ:
Bài: Hào khí Thăng Long- Gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Đã qua ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước - chống Nguyên Mông - gần hơn là thời Quang Trung (Nguyễn Huệ).
Ở bài: Thằng Khùng! Cùng chủ đề trên nhưng lại mang ngôn ngữ hơi thở thời đại hôm nay.
Đọc: Bến bờ vinh quang ,càng đọc tôi càng nhận rõ nét hơn về một nền văn học bình dân của dân tộc ta, thật đa sắc mầu, đa âm thanh, đa nghĩa… Ví như: Cô giáo Nguyễn Thị Nhận. Trong sự nóng bỏng nơi biển đảo. Nhà giáo lại đưa người đọc trong dòng suy tư về thời gian - truyền thống lịch sử hôm nay. Khi vịn thơ vào hình ảnh làng quê đất Việt hồn cốt bản chất - sắc thái từ cây tre!
Tre non sát cánh với tre già
Cùng tựa vào nhau cứng cáp ra
Non già ấm bụi cùng nhau chống
Dẻo cứng chung lưng vững mạnh ra
Giữ lấy bình yên cho đất nước
(Tre Việt Nam)
Nhà giáo Nguyễn Thị Hạnh lại ngậm ngùi chua chát. Mỗi khi nghe tiếng người bạn lớn của dân tộc ta, ra rả ví von. Hai đất nước cạnh kề nhau như môi với răng (môi hở răng lạnh).
Vậy mà: Những loài thú dữ hay nhòm ngó
Cảnh giác đề cao răng với môi
(Răng với môi)
Như một cặp đôi hoàn hảo,Thầy giáo Nguyễn Đình Tòng - cô giáo Đặng Thị Ngữ - đều thả hồn thơ về quê hương Võng Xuyên của mình- Nơi có đền cổ rêu phong, khói chiều buông lơi, chuông chùa thả nhịp.
Bóng làng quê ngàn năm soi đáy nước dòng sông - ao làng. Giờ đây đã đổi thay, đô thị hóa nhưng vẫn giữ được cốt cách hồn quê.
Hồ ao in bóng cau dừa
Đường bê tông hóa bây giờ đổi thay
(Quê tôi)
Võng Xuyên ơi! Võng Xuyên ơi
Ta yêu lắm ngôi trường xưa cổ kính
Vững bước đi lên từ năm tháng cơ hàn
Từ chiếc nôi này hạnh phúc đã lên xanh
Bao trò nhỏ vui trưởng thành chắp cánh
(Võng xuyên ơi! Ta yêu mến- Đặng Thị Ngữ)
Có thể nói: Tập lưu bút thơ của các nhà giáo nay đều trở thành cựu giáo chức Võng Xuyên. Có rất nhiều bài thơ hay vẽ ra được cảnh bao quát, tầm mắt bao quát rộng, một cảnh bình mình, một không gian rộng đẹp. Một niềm tự hào, tự trọng người thầy giáo. Nhưng lớn hơn vẫn là một niềm tự hào về quê hương Võng Xuyên.
Càng đọc ở những trang cuối tập thơ tôi càng nhận thấy các thầy cô càng biểu cảm, tư duy về quê hương Võng Xuyên - với bao niềm tin hy vọng dưới ánh sáng của Đảng - Bác.
Như các nhà giáo : Đoàn Văn Oánh! Với bài Niềm vui tuổi già!
Nhà giáo Khuất Thị Tỉnh: Tâm sự - giãi bày ở bài: Cõi đời của nhà giáo Đỗ Thị Dân ,Không Đề của nhà giáo Phùng Thị Điểu: Nông thôn đổi mới của nhà giáo Hà Thị Hạnh. Quê hương tôi của nhà giáo Phùng Thị Chức:
Nông thôn đổi mới! Xem như một bài diễn ca. Về quê hương Võng Xuyên nay hoàn toàn khác lạ Võng Xuyên xưa. Tác dụng của nó là khắc sâu vẻ đẹp của quê hương.
Khắc họa vài nét mạnh đẹp trong thơ của các cựu giáo chức Võng Xuyên. Đồng thời cũng giới hạn trong tổng thể bức tranh về những con người - làng quê Võng Xuyên.
Tập lưu bút thơ: Bến bờ vinh quang của cựu giáo chức Võng Xuyên là tiếng lòng của các thầy cô giáo. Đến với thơ ca, nhằm ngợi ca con người, cái mới, cái đẹp của cuộc sống mới.
Và nói như nhà giáo: Lê Thị Toan! Mối lương duyên giữa các thầy cô và thơ ca. Bằng một triết luận thật đơn giản.
Xưa thầy nôm - Hán gọi ông đồ
Chữ tốt văn hay lại giỏi thơ
Tôi cũng ông đồ thời mở cửa
Lẽ nào thơ phú lại thờ ơ...
Đan Phượng, tháng 3 năm 2015
Một số hình ảnh trong buổi ra mắt tập thơ: Bến bờ vinh quang”
của Hội cựu giáo chức xã Võng xuyên –Huyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội
Tập thể các thầy cô giáo Hội cựu giáo chức xã Võng xuyên cùng khách dự
Chủ tịch Hội cựu giáo chức- Nguyễn Hữu Su nhận hoa chúc mừng