Ngôi sao lận đận Thúy An

Sống nơi đất nước giàu có, đầy đủ tiện nghi vật chất, Thúy An vẫn không thể quên được những khốn khó ngày xưa. “Thời bao cấp, lúc đóng Cánh đồng hoang rồi Ván bài lật ngửa, đời sống rất chật vật. Nghệ sĩ cũng không nằm ngoài thực trạng ấy. Ăn thì toàn cơm độn củ mì, khoai lang. Thèm một tô phở mà túi tiền lại eo hẹp nên đành chịu nhịn. Chắc không ai trong giới diễn viên trẻ bây giờ thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn đó. Nếu được gọi là “ngôi sao điện ảnh”, tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng mình từng thèm tô phở ngon đến thế!”


Thúy An và Nguyễn Chánh Tín trong phim Ván bài lật ngửa - Ảnh chụp từ phim

 

Chị vẫn còn đó nét đẹp của phụ nữ Nam Bộ ngày nào, khác chăng mái đầu đã điểm vài sợi bạc. Ngôi sao điện ảnh Việt Nam hơn ba thập niên trước đang sống âm thầm nơi đất khách.

Vì mang thai phải chịu kỷ luật
Nhiều năm nay, Thúy An chọn cho mình một cuộc đời bình dị như bao phụ nữ khác: chăm lo cho chồng con và gần như quên bẵng đi hình bóng của một ngôi sao. Cố gắng liên lạc nhiều lần tận Frankfurt (Đức), nơi chị đang sống với chồng và con gái riêng của chị cùng NSND Hồng Sến: Thúy Hồng, thật may khi chị hé lộ đôi chút về mình, về những năm tháng làm phim đầy kỷ niệm ở quê nhà.
Thúy An cho biết chị đã có cháu ngoại. Niềm hạnh phúc đó được trả giá khi 30 năm trước chị phải chịu kỷ luật vì… mang thai Thúy Hồng! “Đóng vai Thùy Dung trong Ván bài lật ngửa được ba tập đầu (phim dài 8 tập - PV), tôi bất ngờ mang thai mà chẳng hay biết. Sau cảnh quay lướt ván ở Thanh Đa (TP.HCM), tôi nôn mửa dữ dội và cứ ngỡ bị say sóng. Bác sĩ khám cho biết tôi đã cấn thai. Sau đó vai Thùy Dung được thay bằng ca sĩ Thanh Lan. Tôi bị quy vào lỗi không giữ đúng hợp đồng. Tội nghiệp chồng - đạo diễn Hồng Sến - lúc đó phải giải quyết nhiều chuyện phiền não”, chị cười kể lại. Giá trị đó với tôi là được đóng phim, được làm nghề mình mơ ước. Thế là đủ đầy rồi. Mọi vinh quang, xưng tụng rồi cũng phôi pha.
Thúy An tự nhận vai Thùy Dung quá xa lạ với con người thật của chị ngoài đời - một cô gái sinh ra và lớn lên tận miền Tây Nam Bộ, lên Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán nước mía, tình cờ được đạo diễn Hồng Sến phát hiện. “Thật sự diễn viên thời đó đâu ai có cơ hội sống cuộc đời của một nữ điệp viên tình báo. Nhưng khi vào phim, với sự chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ”, chị tâm sự.
Sống nơi đất nước giàu có, đầy đủ tiện nghi vật chất, Thúy An vẫn không thể quên được những khốn khó ngày xưa. “Thời bao cấp, lúc đóng Cánh đồng hoang rồi Ván bài lật ngửa, đời sống rất chật vật. Nghệ sĩ cũng không nằm ngoài thực trạng ấy. Ăn thì toàn cơm độn củ mì, khoai lang. Thèm một tô phở mà túi tiền lại eo hẹp nên                                       Diễn viên Thúy An
đành chịu nhịn. Chắc không ai trong giới diễn viên trẻ
bây giờ thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn đó. Nếu được gọi là “ngôi sao điện ảnh”, tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng mình từng thèm tô phở ngon đến thế!”, chị nhắc lại chuyện xưa bằng giọng nhẹ tênh của người phụ nữ từng trải qua.
Ngôi sao chưa từng được phong tặng
Lập gia đình với NSND Hồng Sến, bôn ba khắp đất nước đóng phim, tuổi trẻ của Thúy An dành hết tình yêu cho điện ảnh. Không được đào tạo chính quy nhưng diễn xuất của Thúy An chân thành và mộc mạc như bản tính của chị. Đạo diễn Long Vân luôn nhắc đến Thúy An những ngày làm phim Biệt động Sài Gòn. Ông công nhận chỉ có ngôi sao mới thể hiện được ánh mắt đầy nội tâm, khắc khoải mối tình vô vọng với chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn Sáu Tâm do Thương Tín đóng. Cảnh Thúy An vào vai Ngọc Lan, cô bán cháo vịt trong phim không khác gì công việc ngoài đời chị từng trải qua.
Ngôi sao một thời
Thúy An nổi tiếng trong và ngoài nước qua vai diễn trong Cánh đồng hoang (1979), một kiệt tác của điện ảnh Việt Nam. Mùa gió chướng là phim đầu tiên chị đến với nghệ thuật thứ bảy (1978), sau đó hàng loạt phim trở thành “bom tấn” thời ấy: Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Mùa nước nổi, Vùng gió xoáy…
“Là diễn viên nổi tiếng, vợ của một đạo diễn lừng danh Việt Nam nhưng tôi phải làm đủ nghề tay trái, từ bỏ mối bút bi đến mở quán ăn để cải thiện thu nhập, lo cho gia đình”, chị kể. Ngày chị tất bật với chuyện áo cơm, đêm về vội vã lao vào lớp học bổ túc văn hóa. Năm 1995, sau khi đạo diễn Hồng Sến qua đời, nỗi lo thiếu hụt càng đè nặng trên vai người mẹ trẻ mới ngoài 30. Chị học thêm nghề kim hoàn rồi bôn ba sang tận đất Lào tìm kế sinh nhai. Tình cờ, chị gặp người chồng bây giờ rồi kết hôn và chuyển về Đức sinh sống.
Giờ đây, xa điện ảnh, Thúy An cho rằng mình đã quyết định đúng. “Ở đâu và thời nào cũng vậy, minh tinh màn bạc lên ngôi khi còn trẻ. Tôi hãnh diện lắm vì được đóng góp cho điện ảnh nước nhà. Toại nguyện là hai chữ tôi cảm nhận về cái nghề đã mang lại cho tôi nhiều vinh quang. Tôi đã góp chút sức mình vào công việc làm sống lại quá khứ, lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Tuổi trẻ Việt Nam thời đạn bom, khói lửa ai cũng sẽ làm như tôi, như vợ chồng Ba Đô trong Cánh đồng hoang”, chị nhìn nhận.
Hỏi chị có tiếc nuối không khi đến giờ chưa từng nhận bất cứ giải thưởng hay danh hiệu nào về nghề nghiệp, kể cả một giải mang tính “tượng trưng” là cống hiến hay thành tựu sự nghiệp, Thúy An cười, nụ cười của người đã chọn lối sống “vô vi” với thời cuộc. “Danh hiệu hay giải thưởng chỉ có giá trị tinh thần. Giá trị đó với tôi là được đóng phim, được làm nghề mình mơ ước. Thế là đủ đầy rồi. Mọi vinh quang, xưng tụng rồi cũng phôi pha”.
Thúy An tiết lộ vài năm nữa khi vợ chồng chị về hưu sẽ có nhiều thời gian thăm quê hương - nơi đã ban tặng chị danh tiếng, cơ hội; gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè của một thời. “Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là làm sao đừng để điện ảnh bị mai một dần như cổ nhạc miền Nam đang gánh chịu”, chị nói bằng giọng nghẹn ngào. Tôi nghe và chợt hiểu tình yêu điện ảnh trong chị vẫn cháy mãi, cho dù đang sống nơi xứ lạ quê người.
Đỗ Tuấn