Benh GATO

Ai đã từng là nạn nhân của sự vu cáo mới ngấm đòn của GATO. Kiểu gì đi chăng nữa người đời cũng nghi ngờ. Kẻ vu cáo càng chính danh bao nhiêu càng nguy hiểm bấy nhiêu.Ai phân biệt được giả hay thật. Chuyện Huyền Chip mới đây là một sự kiện như thế. Những anh hùng bàn phím đã định đưa cô lên đoạn đầu đài trong khi đó họ cứ đinh ninh rằng đó là mình đang theo đuổi công lý.


GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phạm Trung Dũng, Nhà thơ Chử Thu Hằng và Huyền Chíp.

Bệnh GATO
Cộng đồng mạng nghĩ ra cái từ GATO thật thú vị. Có NATO hiếu chiến thì cũng phải có GATO để thể hiện tinh thần cộng đồng.
Bệnh GATO xem ra không chỉ giới hạn trong cá nhân ai. Đành rằng nó là sản phẩm cụ thể một người nào đó, nhưng nó có thể lây lan.
Khi nhiễm bệnh rồi thì người ta càng cố chứng minh mình đúng, và khi càng đúng thì càng thấy mình sai lạc. Đến khi mình lên sao hoả rồi mới ngỡ ngàng: Là mình đấy sao?
Căn bệnh này không chừa một ai, từ người vô học đến người có học đều mắc hết.
Mình nhớ lại chuyện nhiều năm trước: Có một nghệ sĩ nổi tiếng khi đến mắc áo thấy cái áo lông của người bạn tự nhiên đùng đùng nổi giận, bà ta giật cái áo lông xuống, chà cả hai bàn chân đi giày lên với gương mặt hả hê, thoả mãn.Hỏi ra mới biết chỉ là do nghệ sĩ ấy ghen tỵ với chủ nhân chiếc áo lông ấy do mới ghi một thành tích về nghệ thuật.
Ở đời hơn bất cứ người đời một khả năng nào đều có cơ là nạn nhân của bênh GATO.
Anh có chức vị ư? Có tiền bạc ư? Có thành tích ư? Được khen ngợi ư? Được nổi tiếng ư?...
Thế còn tôi.
Ai đã từng là nạn nhân của sự vu cáo mới ngấm đòn của GATO. Kiểu gì đi chăng nữa người đời cũng nghi ngờ. Kẻ vu cáo càng chính danh bao nhiêu càng nguy hiểm bấy nhiêu.Ai phân biệt được giả hay thật.
Chuyện Huyền Chip mới đây là một sự kiện như thế. Những anh hùng bàn phím đã định đưa cô lên đoạn đầu đài trong khi đó họ cứ đinh ninh rằng đó là mình đang theo đuổi công lý.
23 tuổi đời. Ở lứa tuổi ấy nhiều cô bé vẫn nằm trong vòng tay của gia đình.
Vậy mà từ 19 tuổi cô bé đã đi bụi.Mà đâu phải đi bụi ở Việt Nam, cô đi khám phá các miền đất lạ, thích thú trải nghiệm những cảm giác trên đường.Cô thích câu thơ của nhà thơ Bát-sô với cái ý hành trình là nhà.
Với công luận của Việt Nam quả là điên.Tư tưởng tự do đó trái ngược với tư tưởng công dung ngôn hạnh, nam nữ thụ thụ bất thân của nếp phong kiến cổ truyền. Dù thế nào đi chăng nữa nhiều bậc cha mẹ đều không muốn ném con cái ra ngoài những chặng đường gió bụi.
Tôi có nhớ một lời bình luận về cô bé là : “Con đĩ”.
Đọc mà như thấy xót trong lòng.
Rồi cô bé viết sách.Hai cuốn sách đó được đưa ra công luận với lời giới thiệu dùm beng tưởng như chỉ với 700 đô có thể đi khắp cả thế giới. Nhiều phan lười đọc sách tin theo điều này. Và điều đó cũng kích thích bênh GATO soi mói tim ra những kẽ hở của tác giả cuốn sách.
Bệnh GATO lên đến đỉnh điểm là lời kiến nghị của một học viên theo học bổng Phun-bơ-rai với cái lý do tìm ra sự thật.Học viên đó chỉ đọc cuốn 1 sách của Huyền Chip và cuốn thứ hai không thèm đọc đến, nhưng vẫn viết 21 trang kiến nghị để gửi đến Cục xuất bản. Mặc dù người viết kiến nghị vẫn cho rằng đây không phải một đơn kiện mà chỉ là một kiến nghị.
Lần đầu tiên trong lịch sử Cục xuất bản có một ứng xử nhanh như vậy trước công luận: Cục xuất bản đã chuyển đơn kiến nghị cho Nhà Xuất Bản Văn Học và đề nghị xem xét vấn đề.Tất nhiên ông Cục trưởng cũng chẳng cần đọc kỹ bản kiến nghị đó, ông chỉ cần chuyển là xong.Bởi xem xét kỹ lý do thì không có cái cớ gì để một anh chàng kiến nghị một cô bé 23 gác bút vì cô ta viết một cuốn sách mà đã phát hành từ trước đó một năm. Và bởi vì anh ta không đọc cuốn thứ hai nên cũng chẳng có gì bảo đảm là anh ta là người thực sự đứng đắn trong chuyện này cảấnh ta chỉ có cái thuận lợi duy nhất là trước đó truyền thông đã ầm ĩ lên rồi. Nhưng thử nghĩ xem: anh ta chỉ là một trong cả gần 100 triệu dân nước này.
Thôi, cứ tạm gọi rằng đó là một cái cớ để Cục ngó tới Nhà xuất bản và Huyền Chíp.
Vậy là căn bệnh GATO đã đạt được mục tiêu của nó.Bám theo Huyền Chip để trở thành một giá trị, công kích để chinh mình trở thành hình ảnh của công lý.
Như vậy, cá nhân Huyền Chip trở thành đối tượng tấn công của cơ chế.Lúc này cô trở thành nạn nhân.
Một cô bé mới 23 tuổi liệu có đủ thông minh để xử sự trong trường hợp này không.
Tôi nghĩ rằng Huyền Chip bức xúc , có những phát ngôn gây căng thẳng có lý do của nó.Có những người muốn cô viết rằng đây là một tác phẩm hư cấu chứ không phải là tác phẩm viết lại những trải nghiệm của chính cô.
Có lẽ một người có kinh nghiệm trước công chúng thì có khi trước công chúng chỉ cần nhã nhặn chút ít là thoát hiểm. Tuy vậy, Huyền Chíp đã lung túng trước sự tấn công này.Chỉ đơn giản là cô làm thật thì người ta cứ vặn vẹo rằng cô hư cấu. Và từ đó đặt ra bao nhiêu vấn đề khác. Từ hộ chiếu cho đến tài trợ vaànhững vấn đề ngoài văn bản cuốn sách kia.
Văn bản của cuốn sách có những điều bất lợi cho tác giả. Đó cũng là lý do nhóm GATO mượn cớ để đánh vào những chuyến đi của cô và sự thần tượng hoá cô bé.
Sự thực hình ảnh của Huyền Chip là do truyền thông dưng lên.Huyền là món hàng hấp dẫn với giới trẻ, với nhiều cuộc đời đang sống trong sự nhàn rỗi hay chán chường, sự truyền lửa của cô bằng những chuyến đi thực tế của mình qủa là đánh thức những ước mơ.
Nhưng nó cũng là trở ngại cho những kẻ hãnh tiến và yếu đuối, trở ngại cho những người bảo thủ và hẹp hòi, trở ngại cho những ai ít chấp nhận cái mới trong giới trẻ.
Những điều bới móc trong cuốn sách lại được thể hiện yếu ớt trong tác phẩm.Nếu so với toàn nguyên tác chỉ là nhưng chi tiết phu, không đáng kể.Có thể nói đấy là sự vụng về khi thuật lai câu chuyện, chứ không hề là một sự phóng đại để nâng cao mình.Hẳn khi thuật lại câu chuyện tác giả muốn tăng thêm sự hấp dẫn nên ít nhiều có gia giảm trong tường thuật. Cũng không loại trừ việc tác giả có tham khảo them nhiều nguồn hiểu biết khác nhau.Điều này là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Những sinh hoạt trong đời sống phượt như vượt biên, lậu vé, ngủ nhờ …cũng là thực tế phải đối mặt chứ không phải là điểm để đánh giá đạo đức như các dẫn giải của nhóm GATO.
Một trong những độc giả đã nói rất đúng rằng nếu cấm câu chuyện của Huyền Chip thì còn cần phải cấm rất nhiều câu chuyện khác trên thế giới đã từng dịch sang tiếng Việt Nam.
Nếu không đề cập đến khả năng hành văn của cô bé thì có thể nói đây là cuốn sách về cơ bản là dựa trên sự thực.Cô bé không cần phải bịa ra vì đó là những trải nghiệm của cô trong hành trình và nhiều trải nghiệm đã đựơc cô ghi lai một cách ngắn gọn trong cuốn sổ của mình.Huyền Chip đã chủ động ghi chép kỹ lưỡng và vì vậy sau bao nhiêu đoạn hành trình cô có thể trở lại với các chi tiết trong các chuyến hành trình của mình.
Cô cũng không gọi đây là cuốn hồi ký của mình, bởi lẽ tuổi của Huyền cũng chẳng phải là tuổi để viết hồi ký.
Tất cả những ai viết sách đều biết rằng thể ký có nhiều loại khác nhau.Thật là ngây thơ khi cho rằng một cuốn nhật ký là nhất thiết phải trung thực. Thể loại nhật ký trước hết là viết cho mình, và người ta có thể làm tất cả mọi điều kể cả bịa ra một câu chuyện cho tinh thần thoải mái để mình bước qua giai đoan khó khăn nào đó, hoặc nghĩ ra một giấc mơ dù không chắc chắn mình như thế. Và chúng ta thấy rằng thường thì khi trình bày một câu chuyện nào đấy dưới dạng câu chuyện thì bao giờ cũng có rất nhiều chi tiết không chắc chắn là thật một trăm phần trăm.Những cuốn nhật ký xuất bản vì vậy bao giờ cũng phải biên tập lại.
Cuốn sách của Huyền Chip đúng là đã viết lại trên những điều cô đã ghi chép suốt trong các cuộc hành trình.Người ta có thể thấy dấu ấn của sự thực và tâm hồn của tác giả.
Ai đã quen đọc sách chắc không thể gào lên thảm thiết rằng cô ta đã viết một cuốn sách giả dối, một cuốn sách hư cấu, một cuốn sách bịa đặt.Một vài chi tiết không xác thực không có nghĩa là toàn bộ cuốn sách là không đúng, không chân thực.
Nhưng người ta hy vọng rằng Huyền Chip nhận lỗi để phủ nhận toàn bộ hai cuốn sách.Và từ đó nhìn nhận nhân cách của cô bé là hỏng, là tồi tệ.Niềm tin của những người mắc bệnh GATO như vậy.Nhân danh những đạo đức và chân lý xã hội, người viết lá đơn hại Huyền Chíp đã lên án rất đao to, búa lớn. Một hoạ sĩ đã gọi anh ta là kẻ điên.Mọi người nhìn ra rất nhanh động cơ vụ lợi trong cú áp phe tinh thần này.
Cuốn sách mà Huyền Chip viết bị dập nát dưới ngòi bút xuyên tạc và suy luận.
Giờ đây khi đọc lai cuốn sách chúng ta thấy rằng chẳng có lý do gì để cấm đoán nó.Càng chẳng có lý do gì để động chạm đến tác giả của cuốn sách mới ra đời.
Công bằng mà nói cuốn sách đó vượt lên trên nhiều các cuốn sách khác đầy rẫy hiện nay.Chất sống, tình cảm, suy tư của một cô bé khi bước ra thế giới có nhiều điều ngẫm ngợi.
Một cuốn sách thì có người thích người không thich là chuyện bình thường.Thích thì đọc mà không thích thì thôi.
Nhưng nếu người ta cấm đoán cuốn sách này thì có thể đó là một việc làm rồ dại nhất từ trứơc đến nay của giới xuất bản. Nó cũng GATO như kẻ điên khùng kia.