Suýt nữa

Người ta mang con đi thi, ai cũng cầu mong cho con mình làm được bài. Ông Thành lặng yên như tượng trong quán trà, tóc tai bơ phờ. Hai tay buông thõng xuống đùi, rồi lại đưa lên chống vào má. Ông quên, thành thử chén trà nóng đã nguội từ lúc nào. Miệng lẩm bẩm, ông đang cầu cho con mình: - Không làm được bài, thi trượt! Ông Thành mong cho con mình thi trượt vì một lý do rất đơn giản: Là Đạt thi đỗ thì nhà ông cũng không thể có tiền cho nó theo học được. Mấy sào ở quê vùng trung du đồi lẩn ruộng, không nghề phụ, thử hỏi làm sao có đủ tiền cho con vào đại học?

Người ta mang con đi thi, ai cũng cầu mong cho con mình làm được bài. Ông Thành lặng yên như tượng trong quán trà, tóc tai bơ phờ. Hai tay buông thõng xuống đùi, rồi lại đưa lên chống vào má. Ông quên, thành thử chén trà nóng đã nguội từ lúc nào. Miệng lẩm bẩm, ông đang cầu cho con mình:
- Không làm được bài, thi trượt!
Mới hết hai ngày mà cha con ông đã chi tới 800 ngàn nào là tầu xe, tiền thuê phòng trọ gấp, tiền ăn và cả khoản đi lại. Mấy tay xe ôm luôn vòng vèo để tính tăng lấy tiền cha con ông. Còn lại 800 ngàn nữa phải bảo đảm thi xong trở về được nhà. Tập tiền cứ mỏng dần, mỗi lần lấy ra trả cái gì đó, tờ bạc phải bứt khỏi như cắt vào gan ruột, ông vừa xót vừa tiếc. Trước khi đi vợ chồng ông bán hết mấy thứ, mới có lượng tiền này.
Ông Thành mong cho con mình thi trượt vì một lý do rất đơn giản: Là Đạt thi đỗ thì nhà ông cũng không thể có tiền cho nó theo học được. Mấy sào ở quê vùng trung du đồi lẩn ruộng, không nghề phụ, thử hỏi làm sao có đủ tiền cho con vào đại học? Không cho con đi thi thì thương. Thi rồi mà trượt thì khỏi phải giải thích. Đạt là con thứ ba hai chị gái lấy chồng, nó sinh năm 1981 ông bà bị phạt một tạ thóc. Ông nhớ mãi lần đó vợ ông sinh nó ở nhà vào gần giữa đêm. Ông thì đi rừng chưa về, mình bà đẻ con, bị rét quá chăn áo không đủ, chậu than dưới giường bị tắt không ai nhóm lại. Sau cái đêm lạnh lẽo nhất của mùa đông năm ấy, bà bị nhiễm lạnh dẩn đến bệnh khớp nặng từ đấy. Mấy khớp gối chân, khuỷu tay cứ vào đông hoặc trái gió trở trời là tấy sưng, bà đi lại còn khó chứ nói chi ra đồng. Tất cả công việc nặng, lớn nhỏ đổ lên vai ông và các con. Từ khi Đạt lớn nó là một lao động chính không thể thiếu. Ông chỉ ngạc nhiên không hiểu tại sao, nghèo vất vả mà con nó lại học giỏi thế. Ông không để ý kỹ, chỉ thấy nó học rất khuya, nghiêm túc. Khác hẳn con nhà khác khi cùng tuổi cùng lớp. Ông chỉ mong cho nó ở nhà lấy vợ sinh cháu đích tôn là được. Không mơ đến xe máy nhà lầu ô tô gì hết, chuyện lạ. Khốn nỗi ông bà chỉ cơm ngô khoai sắn độn suốt, thế mà cái thằng Đạt vẫn khỏe như vâm, học giỏi. Từ khi lớp 1 cho hết lớp 12 sau này, lúc nào nó cũng đứng nhất lớp. Bạn học trong làng ai cũng khen và khâm phục, mỗi lần thế ông cũng thấy tự hào hãnh diện. Giờ đây đến ngưỡng vào đại học, ông chột dạ thấy lo, bài toán kinh tế mới được đặt lên bàn cân. Ngồi buồn tư lự, chả mấy chốc hết giờ buổi sáng, các sỹ tử đổ ra cổng đông nghịt. Đứa cười nói, đứa nuối tiếc trao đổi râm ran như bầy ong vỡ tổ. Thằng Đạt nhà ông kia rồi, nét mặt nó hớn hở đi thẳng ra chỗ bố, bố chưa hỏi nó đã nói:
- Bài con làm tốt bố ại, hết cả 10 câu chắc ăn, nếu có sơ suất thì con cũng phải đạt chín điểm.
Ông ờ ờ cho qua, thấy vậy Đạt hỏi:
- Con làm tốt vậy, hình như sao bố không vui?
- Ớ, ờ bố vui chứ.
Ông lấy khăn mặt vắt từ vai nọ sang vai kia, đáp từ con một cách miễn cưỡng cố giấu đi nỗi u buồn, hai cha con về nhà trọ ăn cơm trưa. Ông bảo:
- Biết con thi vất vả nhà ta nghèo, nên chẳng có bồi dưỡng, sao ăn vậy. Khi làm bài câu nào thấy khó con bỏ quách cho đỡ mệt, còn giữ sức cho hôm sau.
Đạt cứ vâng dạ theo ý bố. Nhưng rồi cả hai môn sau, hóa sinh nó đánh tuốt giải tất làm %. Ngay chiều hôm đó cha con ông ra tầu về. Đạt rất vui vì biết rằng cổng trường đại học cao vợi, mà nó đã bước một chân vào. Trái ngược với nó, ông Thành buồn như đưa đám, bụng dạ rối bời không biết sẽ giải quyết sao đây khi có giấy báo tốt nghiệp đại học. Tiếng bánh sắt của xe lửa nghiến đường ray ken két như sít vào lòng ông căng sát ra từng mảnh. Mang con đi thi cả ông lẩn bà chì cầu cho nó trượt, vì tự nó trượt không còn gì phải nói. Bây giờ nó đậu rõ ràng là cuộc đấu giữa nguyện vọng của con của dư luận làng xóm, với khả năng kinh từ eo hẹp không thể cáng đáng nổi của nhà ông. Vay đâu bây giờ, nội ngoại ai cũng nghèo túng, hoàn cảnh không hơn gì ông, toàn làm ruộng. Duy có bác cả ở thị xã kinh tế khá hơn, vay bác nhiều rồi có khoản lâu ngày bác cho luôn nể quá. Cứ vậy ông suy nghĩ rối bung, mắt ông lờ đờ mệt mỏi. Đạt thì nhìn qua cửa sổ con tầu, cây cối xóm làng ruộng đồng ngan ngát, một viễn cảnh tương lai vun vút ngang tầm mắt đang chạy đang bay giữa không gian bao la.
Hơn tháng sau, Đỗ Tiến Đạt nhận được giấy báo trúng tuyển vào đại học với kết quả thi 28,5 điểm. Gia đình ông Thành trở thành cuộc đàm tiếu của làng... Đạt khóc lóc mấy hôm liền, mắt đỏ hoe thậm chí quỳ xuống van xin bố mẹ:
- Bố ơi, mẹ ơi con học được mà không cho con vào đại học thì thà giết con đi còn hơn. Cả xã ngót chục đứa thi có đứa nào vượt 23 điểm đâu. Riêng con được lại thế này…
Bà Danh mẹ Đạt, nói:
- Biết là có tội, nhưng con thử xem, hoàn cảnh nhà ta có gì để bán để lo cho con dù chỉ một năm thôi, từ khi sinh con ra mẹ ốm đau suốt mọi cái trút hết lên vai bố. Không lẽ bán nhà để tất cả ra đứng ngoài trời hả con, nói vậy chứ nhà nông có bán chắ ai mua.
Bà dừng lời, bê bát nước lọc uống, cho hơi đỡ hụt, thở dài. Nói tiếp:
- Mấy đứa ở làng ta xóm bên đó, trước đây cũng quyết tâm vào học bằng được. Bây giờ xong không việc, cuối cùng quay về làm ruộng, thằng Quyền nhà bà Thảnh, cái Nhung nhà ông Nềnh đại học cả đấy thôi. Rốt cùng theo mấy cánh thợ xây, tự mở máy khâu thêm tại nhà. Biết vậy không ngay từ đầu. Năm năm gần sáu mươi triệu đi tong. Có phải bố mẹ đặt điều đâu?
Đạt đứng lên đi sát lại gần bố mẹ hơn, nói:
- Con nhất quyết không theo mấy đứa kia, con học được nhất định con phải lo được việc, nhất định con phải làm ra để đền đáp công ơn của bố mẹ. Mẹ đau nhiều, bố vất vả vì con, nhất định con không khoanh tay nhìn cảnh nhà khổ mãi- Vuốt tay qua mái tóc theo chiều rẽ ngôi, Đạt tiếp :
- Con nghĩ ra điều này: Hay bố xuống bác cả ở thị xã đặt vay mỗi tháng 500 ngàn, nhà ta gắng gượng bổ sung thêm. Ra trường vừa học con vừa kiếm việc làm thêm. Nhất định sẽ vượt qua, con nhất định.
Nói rồi Đạt đứng lên kéo tay bố, ôm lấy cổ mẹ nước mắt trào ra má vai mẹ. Con trẻ với những lời thề yêu thế, ông bà Thành làm sao không mũi lòng chết nghẹn. Ông nói với bà:
- Con nó cương quyết thế đấy, bà nghĩ sao?
- Trời, tôi biết hỏi ai. Anh em nội ngọai nhà ta ai cũng túng, duy chỉ bác cả nhưng vay mãi rồi.
Giọng bà mệt mỏi hụt hơi của người ốm đứng quanh năm, đưa tay lên cầm lấy bàn tay rắn trẻ của con kéo chật vào bụng. Ông thở dài, nhìn ra ngoài sân cái nắng đầu thu ẻo ợt, vài chiếc lá rụng phơi xác trong vườn, mấy chú chào mào đang ríu rít chuyền cành. Hình như gia đình nhà chim cũng đang có việc bàn bạc gì chăng? Suy nghĩ, rồi ông Thành gật gật đầu, chắc nhớ ra vấn đề quan trọng:
- Vậy mai tôi đi thị xã vào bác cả, biết đâu hoàn cảnh này bác thương tình giúp, may ra lời cầu của con lại được giải quyết.
*  * *
Mộng Râm, không hiểu vô tình hay cố ý mà cha mẹ bà đã đặt cho cái tên đúng như chất của bà là Râm dê tới cỡ. Ngoài 47 nhưng vóc dáng khá trẻ, môi hồng tựa son, da mỏng mọng đến nỗi ai đó nhỡ va kim vào má, thì máu phun toé thành tia. Đôi mắt dài sắc lẹm, đong đưa. Người ta cảm giác nghe tiếng xoèn xoẹt cắt qua mang tai, từ ánh mắt đó của bà. Xuyên suốt của bà Râm là ngoại tình, bà ngoại tình rất sớm từ khi mới cưới ông. Bà vừa bị nghỉ chờ hưu sớm, bởi trước đây bà công tác ở Vụ. Một số sếp, cán bộ phòng, chuyên viên khỏe, lần lượt dính chưởng với bà. Cho nên nội bộ Vụ ngấm ngầm xung đột, bắt bài nhau bởi Át cơ Mộng Râm. Vụ phó trẻ nhất được bổ nhiệm, ít tuổi hơn lại không có dính líu gì, nên tân Vụ trưởng lập tức cho bà Râm nghỉ chờ hưu. Cắt khỏi cái nọc độc chuyên gây bất đồng nội bộ bằng vũ khí ‘‘mềm’’.
Chồng bà Râm, Giáo sư tiến sỹ đương kim Viện trưởng Viện kỹ thuật công nghệ của một Bộ. Chuyên môn ông giỏi lắm, các đề tài khoa học công nghệ, hợp tác với nước ngòai, các chế phầm mới bao giờ ông cũng là người chủ kiến. Trần lương thì ai cũng biết, nhưng vì rất sành nghề nên những khoản thu nhập khác của ông cao ngất, cũng đúng thôi. Ông hơn bà vài tuổi, cưới nhau từ lúc bà 22 và sinh hạ được một giai, cháu hiện du học tại Nhật. Chính vợ chồng bà Râm cũng đâu hạnh phúc, bởi ông toàn tâm toàn ý cho khoa học kỹ thuật, hệ thần kinh ném vào đó cả rồi. Ông lãng quên cả chuyện vợ chồng, ông bị viêm đường tiết niệu? Bà thì muốn, cứ bóng gió này kia, ông không nghe. Có lần bà cáu, ông nói thẳng:
- Hạnh phúc vợ chồng là đứa con đó, đòi gì? Hừm, trăng tròn thì phải khuyết. Đến thiên văn quy luật của vũ trụ cũng phải thế huống chi con người…
Bà khó chịu, nhìn ông thiếu cả tôn trọng:
- Không phải đã có con là hết, con người đầu gối còn máu nhu cầu đó chưa thôi ông rõ chứ. Trăng sao vũ trụ so sánh chả hợp lý.
- Dưới ngòi bút của các nhà văn nhà thơ trăng là đẹp lắm, bà đừng chê.
Bà nguyết miệng chỉ tay vào ông, chanh chua:
- Văn thơ các cha đi mây về gió, chỉ là cấp phó cho những nhà chính trị thôi. Còn ông và một số đồng nghiệp, lúc nào cũng khoa học công nghệ. Tôi nói thật các ông đều trong hàng trợ lý của những bậc đãng trí, hay quên.
Ông dừng bút, lôi cái kính cận ra lau lau:
- Bậy! quên làm sao có thể làm kỹ thuật được. Yêu cầu nơi đó chính xác từng ly.
- Ngay người vợ bên cạnh mà ông có nhớ đâu? Lúc nào cũng nghiên cứu, khoa học với lại sản phẩm vật liệu mới, con này không cần.
Bà tru tréo, ông mặc, vào bàn mở máy tính nhấp chuột. Có lần bà túm áo ông lôi xệch từ bàn làm vào… của đáng tội ông nhẹ hơn bà, mọi cái đều nhỏ hơn bà, chỉ có đầu to hơn thôi. Khó chống nổi ông miễn cưỡng, kiểu nhái ôm măng, không đầy phút ông xin hạ màn, bà không cho. Ông dãy dụa bà vẩn không tha. Bà bảo ông chưa đáp ứng nổi 1/ 3 đòi hỏi. Một lúc sau ông buông thõng tay ra nín thở giả chết, bà lay không thấy ông động tĩnh liền buông ra. Ông lăn ngay xuống giường vơ kính đeo, chạy vội vào tô lét, bà bặm miệng mắng theo: Đồ nỡm bê đê, 1/2 nam, cụt hết mọi khoái cảm. Loại ‘‘gà sống thín sót’’ (Tức giáo sư tiến sỹ) vứt vứt. Nghĩ cũng khổ cho vợ chồng bà, cặp tình không cân... Ông thì rất ngại cái trò vật nhau với phụ nữ, nhóp nhép bẩn thỉu.
Chờ hưu buồn, nhà thì giầu nứt đố. Không có cách nào giết bớt thời gian, cho cái buồn ngắn lại. Chất chồng sự đủ đầy về mọi thứ, ngày nối ngày tuần kế tuần, không ai tiêu hóa bớt, hóa ra lại là một nổi khổ phát rồ. Bà ước mơ giá như có dịch vụ thuê chồng thì sướng biết mấy, mỗi tháng bà thuê một tay. Lúc chịu không nổi bà đi lên đi xuống cầu thang tới chục lần, chân nện thình thịch lên mặt bậc cho giảm cơn. Bà không khác gì con mèo cái động đực chạy nhảy bát nháo, chỉ có điều không phát kêu ra thôi. Vườn sau nhà còn rộng bà bàn rằng:
- Ông đi vắng cả tuần suốt tháng, mình tôi ở nhà với con Phốc, buồn lắm, chi bằng còn trên trăm m2 vườn sau, tôi làm mấy gian nhà cho sinh viên hoặc ai đó thuê vừa thu nhập thêm, vui cửa vui nhà.
Ông ậm ừ:- Tùy bà.
Thực chất ông chẳng quan tâm vì mỗi tháng ông thu nhập tới 2- 3 ngàn USD. Bà muốn ăn tiêu gì tùy thích. Cuộc đời ông là các đề tài khoa học là thiết kế các đường dây công nghệ tiên tiến để sản xuất, chế ra sản phẩm mới cho dân dùng đó là hạnh phúc bất so. Có lần quá say sưa ông đang chăm chú bản vẽ, nằm mãi trong buồng không thấy ông vào bà ra túm lấy tập bản vẽ định xé phăng. Ông nhìn bà bằng con mắt rất lạ, nói:
- Thà bà lấy dao cứa cổ tôi đi, chứ đừng xé tập bản vẽ đó. Nó là cả một công trình mà tôi cùng đồng nghiệp làm hàng năm nay mới xong, bà hiểu chưa?
Vì vậy lần này bà đề xuất làm nhà cho thuê, chủ yếu bà vui nghe cũng có lý, ông chịu.
* *  *
Đạt ra nhập học tại trường gần 3 tháng, ban đầu trọ ngay gần trường giá thành cao mỗi người tới 150 ngàn/ tháng, quả là đắt với cảnh nhà nghèo còn phải ăn uống chi phí khác, học phí sách vở. Vậy chi có tiết kiệm cũng phải từ 700- 800 ngàn, gay quá. Đạt tìm được Mạnh người tỉnh khác kinh tế hơn nhà Đạt nhiều, hai anh em học cùng lớp lại cùng được phân theo nhóm tổ. Mạnh học kém thi lần thứ 3 mới trúng tuyển, Mạnh 21 hơn Đạt ba tuổi, được cái hai anh em đều to khỏe lực lưỡng, đúng là bản sao gốc nông dân vùng quê lao động từ bé bắp chân đầy nảy, sức vóc bền. Mạnh lỳ ít nói, hình như trong người có nhiều ẩn trắc, ít khi nghe Mạnh kể về bố mẹ anh em, hỏi thì Mạnh ầm ừ cho qua. Trái hẳn Mạnh, Đạt vui vẻ hoạt bát tự tin thật thà, bền bỉ xen tính quyết đoán cao. Bắt đầu quen đường đi lối lại, Đạt bàn với Mạnh:
- Hay là hai anh em ta thuê chỗ ở cách xa trường một chút nhất định rẻ hơn, vì chỗ này chém đắt quá, nước sinh hoạt bà chủ đo từng xô, khu vệ sinh quá sơ sài, nhiều phòng mất trật tự khó học. Sau đó ta đi tìm cái làm thêm. Kiếm thêm đồng tiêu pha đỡ cho bố mẹ được không anh? - Mạnh vỗ đùi đánh đét:
- Ý chú mày nghe được, coi thử.
Sáng chủ nhật, lân la các ngõ đường, nghe người giới thiệu, Đạt và Mạnh đến trước cửa nhà bà Râm. Mạnh nhấn chuông, một bà chừng 48 – 50 gì đó, mỡ màng mặc váy đi ra. Nhìn thấy hai thanh niên lực lưỡng sạch sẽ bà nhìn kỹ từ đầu đến chân, cất tiếng:
- Các cháu cần việc gì?
- Nghe nói nhà cô, à bác có phòng cho thuê? Các cháu là sinh viên Nông nghiệp đang cần chỗ ở.
- Được, các cháu vào đây
Bà đon đả mở cổng sắt mời hai chú, bà ân cần hỏi quê quán và nói rõ khu vực trọ giá chỉ có 100 ngàn / người /tháng. Bà lấy sổ đăng ký thuê, cặp nhật sơ bộ tên tuổi, chứng minh thư, địa chỉ lớp, khóa học. Sau đó thống nhất hôm nào đến ở nộp tiền phòng luôn, hàng tháng cứ đúng ngày sang nộp đi cửa nách này, không riêng các cháu phòng nào thuê cũng vậy. Đạt hỏi thêm:
- Cả hai cùng sang nộp tiền hả bác?
- Gọi bằng cô thôi, cô còn ít tuổi mà, thường thì chỉ cần một người sang: Gồm tiền phòng, còn tiền điện căn theo chỉ số công tơ. Hai cháu vì bận cô quy định cháu Mạnh, đến tháng mang sang nhé, nếu vắng, Đạt thay.
Đạt, Mạnh gật đầu phấn khởi ngắm nhìn phòng khách nhà bà chủ sáng choang, nội thất phòng khách thật là hiện đại toàn thứ đắt tiền, của độc. Cầu thang gỗ lim uốn lượn bóng lừ, đôi ngà voi nhỏ dựng ngược phía trong bàn trà. Ga ra ô tô, xe máy bên trái cổng chính vào, mấy chậu cây thiết mộc lan, trúc nhật sát hiên hè. Căn phòng thoang thoảng mùi thơm, hai đứa hoa cả mắt toàn thứ đắt tiền mà từ nhỏ đến giờ cả hai chưa nhìn thấy. Sau đó bà dẩn hai cháu đi qua cửa ngách hông bên hè, ra sau khu trọ, cho các cháu xem. Hiện tại 3 phòng có người ở chỉ còn một, ‘‘ sau một tuần các cháu đến’’- Bà đặn
Ở nhà bà Râm vừa yên tĩnh vừa thuận lợi. Tăm tia mấy hôm Đạt đã tìm được một nhà hàng Hoa Sen lượng khách ăn rất lớn, trên trục lộ 5. Nhiệm vụ là từ 7 đến 9 giờ rưỡi tối, rửa toàn bộ bát đĩa nồi niêu của nhà hàng. Lau bàn ghế làm sạch phòng ăn tầng một tầng hai, vậy chi mỗi tối cũng được trả 20 ngàn. Đạt tích cóp hàng tháng gửi anh Mạnh, sang nộp cho bà chủ. Hai người rửa bát thuê được vài tháng, Mạnh thôi. Đạt hỏi thì Mạnh trả lời:
- Nhà tớ dù sao cũng khá hơn nhà Đạt, năm nay thắng mấy vụ lợn nên bà già lại cho tiền. Vài tháng anh lại qua nhà một lần không đến trăm cây số, chuyện nhỏ. Mặt khác anh dốt hơn em. Vậy anh cần tập trung vào học, đành thôi việc làm thêm.
Nghe vậy, Đạt cũng thông cảm một mình vẩn kiên trì công việc. Nghề rửa bát đâu có sướng, toàn cơm thừa canh cặn, mùa đông xương thịt xương cá mỡ bám dính, tuốt mãi không hết luôn nhớp tay. Mắm tôm ớt tỏi lẩn lộn, hăng hôi tanh sè bốc thẳng vào mũi, những xô cặn thừa nặng chịch Đạt xách băng băng hai tay hai chiếc, từ trên tầng xuống dưới khu phụ nhà hàng.
Đạt và Mạnh vào học khoa: Chăn nuôi, chuyên ngành khoa học vật nuôi –dinh dưỡng và công nghệ thức ăn. Xuất phát từ nông nghiệp quê hương của Đạt và Mạnh, là tỉnh có cả ruộng đồng, trung du. Chỉ khác một chút là nhà Mạnh bán nông còn Đạt thì %. Sau này về tỉnh, hướng chăn nuôi sẽ có điều kiện phát triển phong phú, lại gần gia đình. Bước đầu Đạt nghĩ vậy. Thông minh vốn có, các môn học năm đầu Đạt dễ dàng vượt qua và giúp Mạnh cũng vượt qua. Năm tiếp theo vẩn vừa học vừa làm Đạt được học bổng của trường cấp cho những học sinh giỏi, gia đình gần như không phải cung cấp nữa. Đạt và Mạnh tuy vẩn thân nhau nhưng bây giờ khác. Mạnh có điện thoại di động, cuối năm thứ hai lại thấy sắm xe máy, cự ly hoạt động xa hơn, quần áo dầy các kiểu mốt. Đạt cho rằng nhà Mạnh trúng quả chăn nuôi, mừng cho anh ấy. Nghĩ hoàn cảnh nhà mình, đôi khi tuổi thân, Đạt rơm rớm nước mắt.
Bà Râm rất thích Mạnh, tuy ngang tuổi con mình nhưng vì chồng bà người đàn ông, giam lỏng tuổi xuân bà hơn hai chục năm rồi, lại thường xuyên đi xa. Ông ấy đâu biết bà thèm khát đến chừng nào, chính ông ấy là đao phủ hành hạ đời bà. Sống với ông của cải dư thừa, nhưng chẳng khác địa ngục trần gian. Bà buồn chán quẩn cùng, đôi lúc nghĩ tới việc bỏ quách cho xong, loại chồng không bao giờ nói đến nhớ yêu vợ. Lúc nào cũng đồ án dự án vi mô vĩ mô, tất cả các mô tê không đáng vào cái lỗ ‘‘mô’’ này. Ông hành hạ tôi bằng chính diện tôi trả thù ông bằng sự ngấm ngầm. Bà Râm thật đáo để, cương quyết hành động theo bà nghĩ, thực tế bà làm từ lâu. Về hưu bà càng muốn hơn nhiều và bà đã tìm được nguồn tình mới vô cùng dồi dào. Có lần ân ái, bà chi hẳn triệu không tiếc, vì thỏa mãn được dục vọng ở bà. Bà đang được đáp trả bởi sự làm tình của cậu sinh viên trẻ khỏe, bà đê mê ngây ngất. Với Đạt bà cũng rất thích nhưng vì có Mạnh rồi, thành thử cứ để thư thư bà sẽ nhắm nốt, bà có nuôi ý định này. Xơi lũ sinh viên trẻ khỏe sạch sẽ ngon lành, xong rồi ta đuổi đi lúc nào chẳng được. Bà liều lĩnh táo tợn.
Một hôm đứng trên tầng hai nhìn qua cửa sổ thấy Đạt đang mặc quần lót làm gì đó, trời gần trưa. Những cơ bắp ngực trần của Đạt lừng lực lộ ra bà thèm quá, cứ đi đi lại lại nuốt nước miếng. Mạnh thì đi đâu từ sáng có điện cho bà biết tối mới về. Bà lại ứng dụng cách như lần đầu đối với Mạnh, khi Mạnh sang nhà nộp tiền tháng. Bà chuẩn bị hai cốc nước ngọt sẵn, xong xuôi bà mở cửa sổ, gọi:
- Cháu Đạt, cô có việc nhờ cháu.
Thấy cô chủ gọi, Đạt rụt rè tuy ở trọ phía sau nhưng có bao giờ giám bước sang nhà bà chủ. Chỉ trừ ai đó sang đóng tiền thôi, phòng của mình thì anh Mạnh đảm nhận rồi kia mà. Đạt ngập ngừng:
- Cô chờ, cháu mặc quần áo dài đã.
- Không cần, cô nhờ cháu sang khiêng kê lại cái chân tủ đứng, tối qua con mèo hay chuột vọt vào khe tủ, cô phải lấy đoạn gỗ bẩy chệch nó ra xem có phải chuột không, lệch chân rồi không thể nào đẩy lại được.
- Vâng ạ, cháu sang ngay.
Bà Râm mở cửa ngách cho Đạt vào, bấm khóa lại, treo chìa phía trong ngay gần đó, như mọi người thường vào nộp tiền tháng.
- Ngồi đây, cô pha cốc nước mát uống đã, rồi kê sau.
Bà Râm vào chỗ tủ lạnh lấy ra hai cốc nước mơ, đã được chuẩn bị cẩn thận. Cốc của Đạt bà cho một lượng thuốc kích dục nhỏ. Bà cho ít để nó còn tỉnh táo khỏe để đáp ứng ham muốn của bà chứ, cho nhiều say xỉn quên hết. Nhìn Đạt chắc cuồn cuộn da bánh mật nhẵn, chắc khỏe hơn Mạnh đây. Ngay Mạnh, hắn từng làm cho bà đã ử, Mạnh như con bò đực trưởng thành bị bà chăn dắt húc thí xác. Nó đổ sang bà không còn ngăn nào để chứa dai hơn đỉa đói bà xin nó mới thôi. Bà quyết tâm ướt phao câu, nhờn khâu đuôi liên tục. Qũy tình còn mấy nỗi, được sướng tội gì không? Thật là khủng khiếp với một mụ máu me đang độ hồi xuân vô độ, lúc nào cũng như có đô pinh bơm vào. Cái loại bà Râm có chết chôn đi khi bốc mộ, chắc rằng bộ phận phao câu của bà vẩn còn nguyên, khó phân hủy lắm, vì nó tắm đẵm trong phoóc môn nam giới mà. Đạt đã uống gọn cốc nước mơ có thuốc, ngắm Đạt phừng phừng mà bà sướng đến chừng nào. Nhất định bà sẽ được chết dưới thân hình lý tưởng của Đạt, đấy mới là tột đỉnh của sướng, các mạch máu ở bà rần rật. Chứ mới rên, còn biết còn tỉnh thì chưa phải là sướng %. Mắt Đạt phảng phất mơ màng. Bà bảo:
- Cháu ngồi đây, cô lên tầng mở cửa buồng có cái tủ bên trong. Sau đó cháu lên kéo kê lại cho phẳng, vuông như vị trí ban đầu là được.- Dạ!
Bà Râm lên tầng, thực tinh là thay bộ đồ váy mỏng hờ mới, dễ tuột, rồi đi xuống bảo Đạt lên, bà đi trước Đạt bước theo. Có điều do cơ địa của Đạt khỏe nên lượng thuốc pha lỏng kia của bà chưa thẩm thấu tới ngoài da. Đạt chỉ hơi lơ mơ ở ánh mắt tí thôi, chứ quả tim máu vẫn hồng, không hề loạn nhịp. Bà đi thẳng vào buồng riêng của mình, Đạt bước theo ngó quanh quất chả thấy tủ đâu, chỉ có cái giường đôi tấm ga trắng mút, khăn mặt bông gấp đầu giường, mấy ảnh treo tường nửa kín nửa hở khêu gợi của phương Tây, khí điều hòa nhè nhẹ mát. Đạt hỏi:
- Tủ phải kê ở đâu cô?
- Ở đây này.
Vừa nói bà vừa tốc váy ngược vứt xuống sàn, để cả thân hình mộng hễ đang bừng bừng bốc lửa ra, ôm ghì lấy Đạt. Đạt giật mình không hiểu cái chuyện sao lại buồn cười thế nhỉ? Vì bà chủ động nên ẩy được Đạt ngã xuống giường, bà chận lên, hai quả bưởi con úp vào mặt Đạt:
- Cô yêu cháu từ lâu, hôm nay cháu phải giành cho cô.
- Bỏ cháu ra, cô còn hơn cả tuổi mẹ cháu, có tội. Cô nhờ cháu lên kê tủ kia mà.
- Cô muốn cháu kê vào cái chỗ, của cô này này….
Mùi nước hoa sặc sụa từ bà Râm phát tán ra, vừa nói bà vừa lọng tay xuống phía dưới Đạt, kéo xuôi. Miệng bà cắn vào má Đạt, lúc này Đạt đã hoàn toàn hiểu, bà chủ đang cưỡng dâm mình, may mà chưa bị say Đạt giằng dụa lật mình. Sức Đạt khỏe hơn bà nhiều, chả mấy chốc Đạt đã quật được bà xuống dưới và đẩy bà vào góc. Bà Râm nằm chềnh hềnh như một con lợn cạo sót, còn có chỗ đen đen. Nhiều lô thịt nở ra ở thân người, bả vai to dầy. Của đáng tội bà không đến nỗi béo sệ như mấy mụ khác cùng tuổi. Tay bà chới với, vẩn còn cầm túm được bàn tay Đạt:
- Cô yêu cháu, cháu cần gì cô cũng cho. Thằng Mạnh đó: Xe máy, điện thoại cô cho cả đấy chứ.
Đạt giật phắt tay mình ra khỏi tay bà Râm, cái bàn tay ram ráp của người luống tuổi, da mu bàn tay đã có nhăn, không còn nhẵn mũm như da tay con gái. Chỉ vào bà, Đạt nói:
- Cháu không ngờ, cô lại đun đẩy cháu vào con đường mất đức.
Đạt đỏ bừng mặt mang tai nóng ran, chạy ra khỏi buồng lướt vội xuống cầu thang vớ lấy chìa khóa mở cửa nách chạy về phòng trọ, đóng cửa lại. Đạt vẩn còn bàng hoàng, ngồi vào giường người run lên, sợ quá ghê quá, không ngờ lại có chuyện đổ đốn tầy đình thế kia. Trên phim ảnh cũng chưa từng xảy ra bao giờ thật là kinh khủng, xấu hổ.
*               *
Đối với bà Râm, Mạnh ngày càng tỏ ra bướng bỉnh, lấy tiền của bà để nuôi bồ trẻ khác bà bực lắm. Cứ để trọ phía sau nhà mình đến một lúc nào đó lộ mặt giặc, không lợi “cần phải loại đi những kẻ một khi đã biết rõ về mình”. Bà nhẹ nhàng nói với Mạnh:
- Rằng hết hợp đồng cho thuê...
Mạnh lủi thủi dọn đồ đi nơi khác. Bà chóng vánh đón cánh đàn ông trẻ khỏe khác vào thay ca. Trong cuộc cổ vũ đội bóng đá của ta thắng In Đô nêxi A giải Asian, Mạnh và bạn gái vừa như đua xe vừa như tăng ga chạy nhanh đánh võng, lạng lách hệt lũ điên trên đường 5, bị vấp ngã. Ống xả xe máy đã nghiến chân Mạnh lết một đoạn, Mạnh bị gãy và đứt một phần gân gót chân, mặt bị loác một vết như dao chém, máu đầm đìa. May cho cô gái ngồi sau chỉ va đập thâm tím mặt. Mạnh phải bó bột vừa ở viện vừa ở nhà trọ mấy tháng mới khỏi, tất nhiên bước đi không còn lành lặn mà chấm phẩy rất rõ. Vết sẹo dọc má đường khâu vẩn lộ, hệt thằng đầu trộm đuôi cướp xấu tệ.
Những năm học chuyên ngành chăn nuôi, công nghệ thức ăn gia súc, do được tiếp xúc từ bé với vật nuôi. Đạt học rất nhẹ nhàng tiếp thu và phát triển sở trường tốt, công nghệ chăn nuôi. Ngày nay họ chăn nuôi gia thủy cầm… trong hệ thống chuồng trại công nghiệp, điều chỉnh được nhiệt độ, ăn theo định lượng, xung quanh đường sạch không một mầm bệnh vảng lai. Con người làm chủ hoàn toàn, phục vụ xã hội cao, lợi nhuận vô cùng lớn... Tư duy này bắt đầu ăn sâu vào trong Đạt thành một kỳ vọng ấp ủ thôi thúc.
Đạt thôi rửa bát ở nhà hàng, nay sang làm gia sư dạy toán cho một số học sinh mà gia đình họ cần ở khu vực chung quanh. Mỗi tháng thu nhập hơn hai triệu đồng, gia đình không phải chu tất, ngược lại còn giúp được cả bố mẹ. Các em học sinh khu vực đó được Đạt gia sư toán đều đỗ đạt, tiếng thầy Đạt gia sư càng vang nhiều người nhờ. Đạt mua xe máy, máy tính tất cả cho học tập. Mạnh ngày càng kém, cú gãy chân đứt gân dưới gót. Dáng đi cà nhắc, Mạnh bất cần đời, ngày càng lao vào con đường ăn chơi sống gấp hơn cả những đứa giàu, gạo cuội. Có lần Đạt nói thẳng thừng với Mạnh, trước khi hắn chưa bị tai nạn xe:
- Rằng anh phải cố gắng học, em thấy anh chơi nhiều quá, em có giúp cũng chỉ là phần nào thôi chứ, sao làm thay anh được
Bấy giờ Mạnh còn huấn thị lại:
- Anh không giống chú mày được, óc anh bã đậu kiến thức thì khó vào, nhưng các trò mất nết hư thân, anh nhanh lắm, chú thông cảm cho là được. Chú thích ăn gì bảo, có mấy quán nhảy hộp đêm hay lắm, Ka ra ô kê “hát mỏi tay” hay tới cửa hàng Gêm một hai giờ sáng? Anh bao tất.
Nghe vậy Đạt luôn lắc đầu, nghĩ Mạnh cũng thật thà dám bóc trần mình ra. Bây giờ tật nguyền lại học kém nghĩ cũng thương. Đạt ra tay cứu vớt làm giúp các bài tập lớn cho, chỉ thay tên Đạt thành tên Mạnh, cuối cùng y cũng vượt qua. Nguồn tiền cung cấp hết, mọi cái đều bí, xe máy điện thoại dần vào nơi ký gửi, người yêu đi tìm bạn mới. Mạnh lệt thệt mò đến nhà bà Râm, rụt rè bấm chuông. Hắn cho rằng chỉ bà Râm con dê đang độ rung rúc, giầu có lắm tiền. Cứ nhắm mắt nín thở chiều cho bà ấy tới tầm, thế nào bà ấy chả cho tiền. Mụ ta xem nhiều phim con ‘‘heo’’ hay sao? mà bắt ta làm đủ ở các tư thế, ngượng chết đi được. Mụ như cái thùng không đáy, vắt kiệt sức của ta. Đồng tiền của bà ấy quả đắng độc
Đang sửa sang cái gì đó trên tầng hai, nghe chuông, nhìn qua cửa kính thấy Mạnh, bà dán mắt sát ô kính theo dõi tiếp xem sao. Bấm chuông xong không thấy bà ra, Mạnh bước đi quanh quẩn mấy bước trước cổng chủ yếu chờ đợi. Bà Râm thấy Mạnh đi đứng cà nhắc, đầu trụi húi, sao lạ thế nhỉ? Bà xuống tầng ra sát cửa chính nhìn Mạnh, bà ngạc nhiên thằng Mạnh trước đây thường chim chuột với bà đâu có thế này, vết sẹo như trời chém dọc má tởm lợm, đầu trọc lóc lại đi như kẻ tàn tật là vì sao, bà ngạc nhiên quá.
- Chào cô - Mạnh cất tiếng.
Bà Râm nhìn kỹ mấy lượt, từ đầu xuống chân Mạnh hình như vẩn còn nghi ngờ, bà hất hàm hỏi:
- Cậu đến có việc gì?
Mạnh ờm ờ vừa nói vừa ngượng:
- Cháu đến xem cô có việc gì cần hầu không? Cháu sẵn sàng hết mình.
Tự nhiên bà thấy bẩn quá, hai má uể xuống, mắt không chớp. Vì hắn liếm của bà hai năm ngót nghét quãng 50 triệu, để đua chơi tậu bồ mới. Đáng nhẽ bà phải tát thẳng vào mặt nó mới đúng. Nhưng thôi bà nói mát, từ ngữ kéo dài tới hàng mét:
- Cảm ơn cậu, cô không… quen.
Mạnh liếc qua cổng phụ, thấy hai tay thanh niên lực lưỡng mặc bộ đồ xanh lá cây, đang làm gì trước cái sân sinh viên hay để xe. Người cầm mỏ lết, kẻ cầm búa chắc là công nhân làm ở khu Chế suất đâu đây, ở trọ. Hắn ngầm đoán lũ dê đực mới kia… Lưỡng lự đôi chút, rồi hắn quay ra trong vô vọng, mặt méo xệch như cái bánh đa nướng. Đành nói với bà:
- Chào cô!
Bà Râm miễn cưỡng cũng không gật đầu không trả lời, nheo nhìn hắn bằng nửa con mắt. Từ dáng đi chân tươi chân héo, cái đầu sọ dừa lật khật xa dần cánh cổng sắt nhà bà. Bà Râm nghĩ: Loại ba bớp bợm trợn, con nhà mất dậy mới thế. Mình ngang tuổi mẹ nó mà nó nắn bóp ngấu nghiến cắn xé mình như con chó đói. Đôi khi cơn sướng cực độ, còn rên siết: ‘‘Anh yêu em’’, em cái mã cha mày, bố láo. Loại nhác học tệ nạn kia, chắc chơi bời đua xe vỡ mặt gẫy chân chứ gì. Loại tham lam thấy tiền như mèo thấy mỡ, bán “Chim” nuôi miệng. Thương thay cho ai đã sinh ra cái cục tật thô thiển ấy, tởm lợm… tởm lợm. Tiền tiêu hết rồi chứ gì, định đến xin bà à của khớn, định đòi chơi đồ cổ tiếp, chắc? nhớt nhao bà đây này. Bà chửi hắn thậm tệ, cũng đúng thôi, Mạnh làm gì có ai dạy. Nhà Mạnh ở mép thị trấn, bán nông, kinh tế khá giả. Khi tiền rủng rỉnh ông bố đâm ra nghiện rượu, cờ bạc. Thường xuyên hành hung đánh mẹ nó, chuyện chửi bới xỉ vả nhuốc nhơ nhau như cơm bữa cuối cùng ly dị. Mạnh ở với mẹ, nhưng mẹ Mạnh khống chế không cho quá, nó tiêu nhiều giống thằng bố nó sinh hư. Đi học thật nhưng trong lòng Mạnh chán đời, với cảnh gia đình không còn ai là điểm tựa niềm tin, có còn ai dạy hướng nghiệp nó đâu. Mẹ lo buôn bán kết chồng mới rá rổ cạp lại. Gia cảnh con tôi con anh, nó chê con ta, nhạt ngoài trong lạnh. Xối lên đầu Mạnh những hận thù bất mãn tự ty cay nghiệt, thi mãi mới đậu đại học? Nó trượt dài trên con đường sống vội sa đọa bê tha bất cần, lợm lỳ. Bà Râm lại so sánh tiếp: Cũng là sinh viên sao cháu Đạt tử tế ngoan thế, nhân cách quý hóa quá, bây giờ nó ở đâu cầu trời phù hộ cho cháu Đạt thành người.
* *  *
Tốt nghiệp đại học, Đạt chưa về quê ngay tiếp tục ở lại vừa theo học liên thông Thạc sỹ và tranh thủ gia sư. Lúc này trình độ của Đạt chắc cao, Đạt dạy cả toán và hóa cho mấy đối tượng trong một ngày liền, mỗi tháng ăn tiêu rồi còn khoảng vài triệu. Đạt không ngờ ra giữa nơi đô thành mà kiếm tiền dễ hơn nhiều ở vùng quê. Đạt chu chí học thêm và làm thêm hai năm, quỹ riêng suýt soát tới 60 triệu.
Về quê bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình, trước hết vì đất vườn nhà rộng, Đạt bàn với bố quy hoạch xây dựng khu nuôi ba ba và ếch. Tham vọng của Đạt còn lớn hơn nhiều nhưng giờ đây chưa phải lúc nói ra. Cả gia đình phản đối, ông Thành hất hàm nói to:
- Bố tưởng con đi học 6- 7 năm ngoài đó về, để làm gì, chứ cái trò nuôi ba ba, ếch nhái thì quê ta có sẵn ngoài ruộng, các ao lạch đồng, con cần ăn bố đi một buổi xong, đặt vấn đề không lọt lỗ tai người nhà, huống chi họ hàng làng xóm.
Bà Danh suy nghĩ hồi lâu, hai tay đưa lên vén lại mái tóc xơ rối đã hoa râm nhiều phía trước cho gọn, nhìn ông Thành rồi nhìn nét mặt Đạt. Cân nhắc mãi, bà bảo:
- Con suy nghĩ thật kỹ lời của bố, việc này lớn lạ, không may đổ bể thì thất thiệt mọi bề, người đời phỉ báng.
Đạt phân tích cung cách chăn nuôi và thức ăn phải được sản xuất do con người chủ động, phương pháp làm ăn lớn. Tiền bố mẹ không phải lo con có đủ, chỉ cần đầu tư chừng 50- 60 triệu là được. Phân tích nói đi nói lại mãi, cuối cùng ông bà Thành đành chịu thua ý chí cậu con trai. Bà Danh nói thêm:
- Con đã quyết thì để mẹ hỏi xem ngày nào tốt, mua lễ vật làm mâm cúng động thổ cho suôn sẻ, mọi việc luôn phải nhờ vào trời, Phật đấy con ạ…
Năm đầu tiên Đạt cũng dẫm phải gót chân ASin một số nhà doanh nghiệp khác. Ba ba, ếch chết hàng loạt, mất vốn mất giống, chỉ còn khung hệ hầm bể nuôi. Đạt vô cùng xót, kiến thức từ trường vào thực tiễn khó quá. Mấy hôm không ăn không uống gầy rộc, nằm vật vả trên giường, ông Thành bực lắm nhiếc mắng đủ điều. Bà Danh thì thương con, an ủi đã thông, tính bà vẫn vậy:
- Âu cũng là trời chưa cho, bình tĩnh để cho con suy xét, có hướng nào hơn không.
Tiết thu mát rượi, từng đợt lá vàng rơi theo bước chân nặng chịch của Đạt. Chiều tà trên vườn ruộng vàng mơ, lẩn mùi ếch ba ba, inh ỉnh bốc lên tanh thối buồn nôn, bi đát khôn cùng. Cuối ngày yên ả vậy, thế mà giữa trưa mùa thu nắng tháng tám rám quả bưởi oi nồng. Ai ngờ chính nó đã giết hàng trăm con ba ba, ếch chết tươi phơi bụng trắng hếu, lều phều như từng mảng khăn tang yểm lên mặt hầm bể nuôi. Tin thất bại của Đạt, loang khắp làng xã, biết bao đồn nguyết đã hờn độc địa xối vào tai Đạt và cả gia đình, chát chúa rát cay. Tụm năm tụm ba ở đâu những kẻ thừa hơi rỗi việc, cũng ráo lời. Nào là: - “Con vật xưa nay của trời đất, đòi gom, bắt dạy theo ý người, hoang tưởng quá”. Dạng khác:- “Chắc có mấy đồng kiếm được từ gia sư về hóa ngộ, giời hành. Ba ba ếch ộp gì, trò trẻ con chỉ trong chuyện cổ tích” -  “Thấy bảo bố nó can ngăn, hắn không nghe thằng này bướng bỉnh cực đoan. Kiếm được mớ lý thuyết tưởng áp dụng ăn ngay. Giầu phải có nòi, ba đời húp cháo loãng nay cũng chen ngang, định ngoi vào chiếu trên của các cụ, xin lỗi!...”. Ra đường Đạt ngại nhìn mọi người cố tránh. Biết vậy có kẻ vẩn cố tình đi sát Đạt và trêu xấc:- “Chào anh ba hoa…à quên…anh ba ba”.
Nhớ lời mẹ dặn kiềm chế lắm, chứ không Đạt đã đấm cho nó vẹo mõm. Họa hoằn, mới có người hiểu và thông cảm cho. Rõ ràng đưa một vấn đề khoa học tiên tiến vào cuộc sống không ngon. Kể cả thành công bước đầu, người ta còn nghi ngờ huống chi thất bại. Mất tiền, mất lòng tin với cả chính mình. Đạt thở dài phách hồn phiêu bạt, gắng gượng xuống nhặt xác chết của chúng tống vào bì tải. Bà Danh nhìn đàn ba ba ếch giống, trắng phềnh bụng. Rồi lại nhìn con bà thương không nói được thành lời. Bà xắn quần, hai chân trắng bợt dợt dại gầy guộc, cắm xuống nước chệnh choạng. Lâu nay bà có lội ruộng xuống ao đâu, chỉ giúp những việc nội trợ, cơm rau cám lợn trên khô để cho bố con Đạt đi làm. Đạt ra dìu tay bà:
-  Mẹ bị khớp đừng xuống chỗ bùn nước này, để con dọn cho: Mất mấy chục triệu vốn, con cú lắm mẹ ạ.
Cặp môi Đạt vẹo xoắn vỏ đỗ bằm lại, hằn rõ sự bực tức. Bà Danh bảo:
- Xót là đúng, không được cay cú, con kiểm tra lại xem giữa học và hành có chỗ nào chưa ăn nhập. Bố con nóng tính vì tiếc, thương con mà mắng chửi. Trước mắt đành làm sạch mặt đáy bể nuôi, vậy thôi. Không được quị ngã như thế mất hết, tĩnh tâm lại con xem có cách nào làm tiếp, nhược bằng không, bỏ quách đi cho đỡ khổ.
Mùi xi măng cát mới hăng sè, nước dưới đáy bể xon xót da tay, âu cũng là một tác nhân gây chết vật nuôi. Còn hơn 10 triệu vốn, lại được mẹ động viên thấu hiểu. Đạt xin phép bố mẹ trực tiếp ra mấy lò nuôi ba ba ếch, có tiếng ở Hà Nam học tập. Rất may người chủ nuôi loại vật đặc sản quý giá ấy đã hướng dẩn Đạt tận tình, tỷ mỷ.  Sau ba tháng rưỡi học và trực tiếp theo dõi các công đoạn, quy trình nuôi thả ba ba ếch. Đạt về với quyết tâm mới. Liền xuống nhà bác cả ở thị xã vay mấy chục triệu, tiếp tục mua giống và thức ăn cho chúng. Bác cả không đồng ý còn mắng cho một trận vì thấy Đạt thất bại. Không tự ái, Đạt quay về thuyết phục bố cùng xuống để vay bác. Nói mãi, cuối cùng bác cả lại cho vay.
Đạt bắt tay tổ chức mua giống, chăm sóc chăn thả như quy trình đã được hướng dẩn một cách bài bản cẩn trọng. Cả bố con và tuyển thêm hai nhân viên, lao vào cuộc nuôi có tính toán sát sao, dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Đạt. Sau một năm thắng lợi lớn, vừa bán ba ba ếch thịt, vừa bán giống cho các khu vực có nhu cầu, lãi ra hàng trăm triệu đồng. Đạt mua hết mấy mẫu ruộng lẩn mấy quả đồi nhỏ phẳng của xã để phát triển lớn. Xung quanh rọc, khu vực ruộng sâu là khu trang trại chuyên nuôi ba ba ếch. Khu đồi cao hơn và bằng phẳng Đạt sẽ giành cho việc sau này lập trại nuôi gà trong nhà lạnh, theo hướng tiên tiến của thế giới khi đủ vốn…
Chuyện cậu Đạt, thạc sỹ kỹ sư nông nghiệp về mở trang trại ếch ba ba ban đầu khôi hài, nay đã thành chuyện lớn, thu nhập khá nhất huyện trung du này. Chưa một doanh nghiệp nào hay ai đó mà mỗi năm lãi ra gần tỷ đồng. Cô phóng viên báo huyện phỏng vấn Đỗ Tiến Đạt, ở hội nghị điển hình những người làm kinh tế giỏi của huyện. Đạt nói:
- Thắng lợi đây mới là bước đầu, chưa thấm vào đâu tôi biết. Hiện nay anh Hùng, doanh nhân chủ trang trại chăn nuôi ở Bình Dương người Thanh Hóa lập nghiệp trong đó. Có trại gà lớn và hiện đại nhất nước ta. Tại thời điểm này mỗi năm anh ấy doanh thu chừng 200 tỷ. Tới đây tôi sẽ vào học tập, xin một phần nhỏ kinh nghiệm của anh ấy, để về tổ chức chăn nuôi gà ở huyện nhà. Chỉ mong các cấp chính quyền ủng hộ.
Công ty phát triển mạnh, Đạt mua xe con du lịch riêng phục vụ ngoại giao công chuyện, xe tải nhỏ để lưu chuyển hàng hóa thức ăn chăn nuôi, hoàn thiện khu nuôi thả. Lượng người nhận vào đã ngót nghét tám mươi, toàn con em lao động trong làng xã. Những hôm nắng ấm bà Danh vẩn chịu đi luyện chung quanh khu trang trại nuôi thả, thấy cơ đồ của con lớn mạnh bà vô cùng mãn nguyện. Đạt gấp rút chuẩn bị cho chuyến vào Bình Dương học tập mô hình chăn nuôi gà, thì trời trở rét gió mùa đông bắc ào về. Mẹ Đạt sưng tấy hai đầu gối chân như ong đốt, bà nằm trên giường khó ngồi dậy được, rên đau nhức nhối. Mấy năm trước có đau nhưng không thế, Đạt ngồi cạnh giường nâng hai chân của mẹ lên đặt qua đùi mình xoa cao, dầu bóp và những thứ thuốc xưa nay vẩn dùng. Không thấy chuyển, nhìn gối chân mẹ sưng Đạt thương vô cùng. Chính lần vượt cạn cuối, mẹ sinh mình vào giữa đêm rét buốt, cả đêm mẹ ôm mình vào lòng chuyền cái ấm cho mình và chấp nhận toàn bộ cái rét vào lưng hông tay chân, phong hàn ngấm vào gân cơ, mang bệnh từ đó. Xoa xoa bóp bóp từ trên đùi xuống và từ dưới ống chân lên chân mẹ gầy quá, thịt ít xương nhiều. Bây giờ ăn uống đầy đủ hơn, thuốc thường xuyên mà mẹ vẩn không béo lên được đúng là bệnh nặng, có đắp chất bổ chung quanh thì mẹ vẩn không hấp thụ được. Đôi lúc Đạt áp cả má lên chỗ sưng ở đầu gối mẹ để nghe cái nóng và nhịp máu qua khu vực đau, nhìn mẹ già, héo hon hơn trước, Đạt không cầm nổi nước mắt. Bộ ngực của mẹ lép kẹp, ở đó có đôi vú, con đã nuốt từng dòng sữa để thành người hôm nay. Từng dòng huyết quản trong mẹ kể cả vùng sưng khớp này, đã tạo thành xương tủy của con. Chín tháng mang nặng có lúc con đạp núng quặn cả bụng mẹ, trước khi con chào đời, thành thằng Đạt này đây. Năm năm tháng tháng, mẹ tần tảo bởi ba chị em con, nhịn ăn bớt mặc khổ vì con nhiều, mà con chưa làm gì được cho mẹ. Từng sợi tóc sương xen lẩn trên đầu mẹ, như nhuốm trắng thời gian kéo dần mẹ về phía lớp người già.
Nhìn mẹ đau, Đạt còn đau hơn. Đạt ngồi bất động, suy tư chìm vào quá khứ và lần ngược trở lại dòng đời, càng thấy công cha mẹ như nước trong nguồn, tựa núi Thái Sơn… Đạt nhấc máy gọi lái xe:
- Tớ hoãn chuyến đi ngày mai vào Bình Dương, để đưa mẹ ra Hà Nội chữa bệnh.
Cậu lái xe nói lại, rằng mọi thứ chuẩn bị cho đi đường kể cả giấy tờ, hoãn có lỡ kế hoạch không Giám đốc? Đạt chỉ thị tiếp, kể cả là xe đang chạy vào phía Nam mình cũng quyết quay ra Hà Nội, cậu không phải lăn tăn- Bà Danh đang đau rức nghe vậy, liền bảo:
- Con phải đi theo kế hoạch của con chứ, mẹ đau mấy hôm sẽ đỡ thôi.
Đạt kéo hai chân mẹ vào lòng ôm chật, nói:
- Con định sau chuyến đi Bình Dương ra. Con đưa mẹ đi Hà Nội chữa bệnh khớp. Con đã tìm hiểu kỹ nhà thuốc gia truyền Lý Sáng ở phố Huế chuyên chữa trị bệnh khớp này nhiều người khỏi lắm rồi. Thấy lần này mẹ đau khác lạ e để lâu bất lợi, vậy con quyết đưa mẹ ra ngay ngày mai bằng ô tô nhà ta. Ngoài đó một tuần trở ra, vừa chữa trị vừa theo dõi kiểm tra, mẹ khỏi đau con đưa mẹ đi thăm Lăng Bác luôn. Từ bé đến giờ mẹ đã ra Hà Nội lần nào đâu. Con quyết vậy là hơi chậm, mẹ tha lỗi cho con, cũng vì nhiều việc.
- Lỡ như không phải khớp mà lý do khác?
Bà Danh đặt vấn đề ngược lại. Đạt nói thêm chứng tỏ đã chuẩn bị kỹ:
- Con hỏi sâu căn bệnh này rồi, ngoài khớp ra có thể túi nhớt ở đầu gối phía trong xương bả chè của mẹ bị khô, lý do là cuộc sống khó khăn kham khổ nhiều năm ăn uống thiếu chất cơ thể bị suy nhược. Lại bị đột biến từ một lần sinh nở cảm lạnh mà ra. Nếu đúng vậy, con sẽ mua cả loại thuốc nhớt của Mỹ, Pháp hoặc nước nào đó tốt nhất. Tim vào cho mẹ chống khô kẹt, phục hồi chức năng khỏe khoắn đôi chân, để mẹ đi lại như xưa.
Mẹ Đạt:
- Chà, tiền đâu cho đủ con, tốn kém lắm.
- Tốn đến mấy con cũng lo, mẹ khỏi bệnh mới thôi, con đã quyết rồi mẹ phải nghe. Mẹ khỏi bệnh con mới tiến hành việc khác.
Bà Danh xụt xịt, rên rưng nước mắt. Nghe hai mẹ con nói ở trong buồng, ông Thành đang ngồi uống nước ở phòng khách cũng vào, bảo:
- Thằng Đạt nói đúng, hai mẹ con đi có gì ở nhà bố trông cả cho, mọi việc thành qui lát nề nếp rồi, không sợ.
Chị gái cả dưới bếp bước lên nhà, nghe bố nói trong buồng cũng vào:
- Cậu Đạt đưa mẹ đi chữa bệnh là đúng, cả nhà chỉ trông vào khả năng của cậu. Hay để chị đi cùng, ra đỡ đần chăm sóc cho mẹ?
- Chị còn con nhỏ, có em và chú lái xe, mọi việc sẽ đâu vào đấy, bố và chị yên tâm đi.
Bà Danh thấy dễ chịu hẳn lên, bà vui vẻ bắt sang chuyện khác:
- Sắp hai mươi tám tuổi đó, lấy vợ đi bố mẹ mong có cháu nội lắm rồi.
- Chữa khỏi bệnh cho mẹ, con mới lấy vợ, sinh cháu trai cho ông bà, được chưa!
Bà Danh ông Thành chị gái cùng cười, đã lâu mới thấy bố mẹ cùng cười một lúc nụ cười đồng mãn nguyện.
Sáng hôm sau mặc trời mưa thâm gió rít, thay áo cho mẹ xong, Đạt bế mẹ từ buồng ra xe, hai mẹ con ngồi ghế sau. Một tay Đạt vẩn nắn xoa đầu gối mẹ, tay kia đỡ phía sau cổ để mẹ đỡ mỏi. Lần đầu tiên bà Danh được ngồi trên xe du lịch sang trọng cái gì cũng đẹp. Ghế mềm êm sáng sang mầu lông chuột, nội thất vừa hiện đại vừa trang nhã nhìn sướng mắt. Ngoài trời, mưa gió rét căm căm mà trong xe ấm như nằm chăn ga gối đệm. Chẳng thấy bùn đất, rung xóc nước mưa bắn bung gì hết, bà nhìn cái gạt mưa gạt nước cho kính khỏi mờ, mưa mà đường vẩn sáng sủa bà ngạc nhiên thật. Từ nhỏ mình đi làm đồng gió rét thế này là run bần bật, mưa trắng mù trời xót cả mắt. Giờ đây ngồi xe, trong vòng tay của đứa con trai đang xoa xoa nắn nắn cho bà. Tất cả là của gia đình, cốt nhục của bà của ý chí thằng Đạt, chưa ra đến Hà Nội mà bà đã thấy đỡ đau. Bà không ngờ từ một nhà túng thiếu nhất làng, nay trở thành một công ty giầu nhất nhì huyện. Bà giật mình nhớ lại hồi thi đại học bà và ông chỉ mong sao cho thằng Đạt thi trượt. Suýt nữa cha và mẹ đánh mất một tài năng mà chính mình đẻ ra. Suýt nữa vợ chồng bà mắc tội lớn với con với đời. Xét đến cùng cũng vì quá nghèo túng, đâm nghĩ quẩn mà thôi. Bài hát: “Mẹ yêu con” nhè nhẹ trong xe như ru, bà Danh lim dim mắt thiu thiu ngủ. Đạt nhắc lái xe:
- Tăng thêm độ ấm điều hòa một chút nữa, cho mẹ mình dễ chịu hơn./.