Xót xa những dự án nghìn tỷ... trùm chăn đắp chiếu
Đi dọc từ bắc vào nam, từ đông sang tây, đâu đâu cũng thấy khu công nghiệp, khu đô thị, nhà cửa, đất đai bị bỏ hoang, phơi sương cho cỏ mọc, chồn cáo làm tổ. Không ít những dự án, công trình, nhà máy có giá trị hàng ngàn tỉ đồng trùm chăn đắp chiếu thành đống sắt vụn.
1751422m2 đất Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Tuổi trẻ, nhan sắc, tiền bạc, thời gian... đều là những thứ quý báu, không được phép lãng phí. Nhan sắc là vũ khí sắc bén lợi hại nhất của phụ nữ. Anh hùng còn không vượt qua ải mỹ nhân, có nhan sắc sẽ tự tin, chinh phục và thành công hơn người khác. Nhưng, nhan sắc có giới hạn theo tuổi tác, sức khỏe và độ ăn chơi, nhiều quý bà quý cô không biết giữ gìn, chăm sóc mà lại hoang phí sắc đẹp vô lối, đến khi tàn tạ, xuống dốc thì hối không kịp. Lúc hết đẹp cũng đồng nghĩa với hết duyên thì “đi sớm về khuya một mình”. Lãng phí tiền bạc cũng như hoang phí sắc đẹp vậy. Hoang phí sắc đẹp tàn phá một mỹ nhân. Lãng phí tiền bạc làm mục ruỗng quốc gia, làm cho đất nước đói nghèo.
Lãng phí còn là sự vô nhân đạo đến độc ác, mà hầu như người đời không nhận ra cái tác hại khủng khiếp của nó. Trong khi: Người nông dân nhặt nhạnh cắp củm chắt bóp từ hào lẻ, bán từng bó rau răm, quả ớt lấy vài ngàn bạc cho bữa ăn. Gặt xong rồi, còn quay lại mót những bông lúa sót trên ruộng rạ, quét vun bốc cả hạt lúa rụng lẫn sỏi đá, đất cát về cho gà ăn. Người miền núi đi chân trần trên đất đồi mưa rừng lầy lội gần chục cây số còng lưng cõng mấy tấm lợp nhà nước tài trợ về che mái. Người công nhân nghỉ hưu ra ngồi ở ngã ba, ngã tư bán chè chén, kẹo cao su nhặt từng nghìn đồng lẻ... Thì: Lại có những công trình trở thành hoang hóa, nhà máy trùm chăn, nguyên liệu đóng kho mục nát..., lãng phí tiền bạc hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Thống kê các cơ quan, doanh nghiệp lãng phí vật chất tiền bạc thì đếm mỏi miệng cả ngày không hết:
Xây dựng Nhà máy sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) hết gần 7 000 tỷ đồng, nhưng lỗ gần 2000 tỷ đồng. Sản phẩm khó tiêu thụ, trong khi các chi phí đầu vào như nước, điện, vật liệu, nhân công đều tăng vọt so với tính toán lúc đầu.
“Nhà máy Bột giấy Phương Nam đến nay vẫn chưa được thanh lý và toàn bộ vùng nguyên liệu đay đã bị xóa xổ vì hơn 10 năm nay, nhà máy này không hề hoạt động”. Một công ty chuyên ngành giao thông, được Bộ Tài chính bảo lãnh, đầu tư hơn 3000 tỷ đồng làm giấy thì cũng lạ. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoang phế thành đống phế liệu, do... “công nghệ không phù hợp..., trong quá trình chạy thử có tải, cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn”. Hậu quả là 11 ngàn tấn đay bị ẩm mốc mục nát, hàng ngàn nông dân vùng nguyên liệu điêu đứng trong đói nghèo.
Nhà máy Xử lý rác thải rắn An Khê ở thị xã An Khê, Gia Lai, được “đầu tư 117,5 tỉ đồng, công xuất 30 tấn/ngày, nhà máy vận hành thử nhưng ngay lập tức bị lỗi dây chuyền khiến toàn bộ nhà máy không thể hoạt động”. Bến xe Cẩm Xuyên đầu tư 33 tỷ đồng, nhưng bị bỏ hoang, dân đem lúa đến phơi... Chỗ thì lãng phí, nơi lần chẳng ra. Thật xót xa!
Triết gia Benjamin Franklin nói rằng: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu”. Nhà máy Đạm Ninh Bình đầu tư xây dựng 12.000 tỷ, trong 4 năm lỗ 2.000 tỷ đồng, chịu không nổi rồi, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã dự kiến phương án đóng cửa... thì không thể là chi phí nhỏ, nên con tầu này... đang chìm. Đóng cửa vì lượng đạm tồn kho quá lớn. “Năm 2015, có 2 đơn vị sản xuất phân đạm tại Ninh Bình và Bắc Giang với lượng tồn kho khá lớn tương ứng là 180.000 tấn, 70.000 tấn”. Ở đây có câu chuyện: cung vượt quá cầu. Cầu lớn, mà cung ít thì khủng hoảng thiếu, giá cả tăng vọt, người ta sắp hàng, đi đêm, thậm chí “tranh cướp nhau” khi mua. Cầu ít mà cung nhiều thì khủng hoảng thừa, hàng đóng kho, giá rẻ như bèo, lương người lao động tháng có tháng không. Có những doanh nghiệp thừa hàng hóa không tiêu thụ được phải cấp lương cho công nhân bằng sản phẩm thay tiền. Nhà máy Đạm Ninh Bình mới sản xuất 4 năm mà lỗ 2000 tỷ đồng thì chỉ có thể cắt nghĩa nguyên do: Là đạm Trung Quốc đi theo đường tiểu ngạch vượt biên, trốn thuế... giá bèo. Là đạm nhập khẩu chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn. Là đất nông nghiệp đang thu hẹp dần do tốc độ đô thị chóng mặt, và người nông dân chán đất, chán ruộng bỏ ra thành phố làm thuê. Nhu cầu về đạm không nóng bỏng, gắt cao nữa... Song, nguyên nhân lớn nhất là chiến lược đầu tư sai lầm. Không nghiên cứu thị trường cung cầu, đem tiền đổ vào nhóm hàng hóa đang thừa mứa. Nhà máy giá trị hơn 1 vạn tỷ đồng đóng cửa thì ai chịu? Nhà nước chịu. Nhà nước thì cũng là dân, vì dân là người đóng thuế. Cuối cùng dân nghèo... è cổ ra gánh nợ nần.
Ở một góc nhìn khác từ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO), lãng phí lại bắt đầu từ sự sơ hở, đơn giản, cả tin với ông bạn vàng Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Để đầu tư giai đoạn 2 công xuất 0,5 triệu tấn/năm với số vốn 3 843 tỉ đồng, TISCO thuê nhà thầu Trung Quốc (MCC) xây dựng. Số tiền đầu tư leo thang nhanh còn hơn tên lửa Tô ma hốc, đội vốn gấp đôi... lên 8 100 tỷ đồng. Sau gần 10 năm, nhà máy này chỉ là đống sắt nằm im lìm trong mùa đông lạnh lẽo, mùa hạ nóng bỏng. Khung nhà, ống thép, thiết bị đứng nghiêng ngả trơ gan cùng tuế nguyệt, bắt đầu gỉ... Vì sao nên nỗi gần 1 vạn tỉ đồng bị trùm mền đắp chiếu? Vì sở hở khi thương thảo kí hợp đồng không chặt chẽ. Nhà thầu biết món hời và sự ngô nghê ấy, nên chỉ chờ ráo mực con dấu và chữ ký để “lật kèo”. Chẳng hạn: “... phần nền móng đáng ra phải tuân thủ điều kiện của hồ sơ mời thầu, nhưng khi ký hợp đồng với MCC chủ đầu tư lại chấp nhận “phương thức thanh toán hợp đồng không cố định” (tức là vật tư, giá công tăng bao nhiêu thì khi thanh toán theo mức giá tăng ấy.” Chẳng khác nào thả gà ra đuổi. Kẻ ngu ngốc cũng biết vin vào trượt giá, đẩy giá thành lên cao mà bắt chẹt chủ đầu tư, huống hồ là cái ông “bạn vàng” Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) vốn đã ăn mòn bát thiên hạ về chuyện làm thế nào để lợi nhuận cao.
Lãng phí còn là sự vô nhân đạo đến độc ác, mà hầu như người đời không nhận ra cái tác hại khủng khiếp của nó. Trong khi: Người nông dân nhặt nhạnh cắp củm chắt bóp từ hào lẻ, bán từng bó rau răm, quả ớt lấy vài ngàn bạc cho bữa ăn. Gặt xong rồi, còn quay lại mót những bông lúa sót trên ruộng rạ, quét vun bốc cả hạt lúa rụng lẫn sỏi đá, đất cát về cho gà ăn. Người miền núi đi chân trần trên đất đồi mưa rừng lầy lội gần chục cây số còng lưng cõng mấy tấm lợp nhà nước tài trợ về che mái. Người công nhân nghỉ hưu ra ngồi ở ngã ba, ngã tư bán chè chén, kẹo cao su nhặt từng nghìn đồng lẻ... Thì: Lại có những công trình trở thành hoang hóa, nhà máy trùm chăn, nguyên liệu đóng kho mục nát..., lãng phí tiền bạc hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Thống kê các cơ quan, doanh nghiệp lãng phí vật chất tiền bạc thì đếm mỏi miệng cả ngày không hết:
Xây dựng Nhà máy sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) hết gần 7 000 tỷ đồng, nhưng lỗ gần 2000 tỷ đồng. Sản phẩm khó tiêu thụ, trong khi các chi phí đầu vào như nước, điện, vật liệu, nhân công đều tăng vọt so với tính toán lúc đầu.
“Nhà máy Bột giấy Phương Nam đến nay vẫn chưa được thanh lý và toàn bộ vùng nguyên liệu đay đã bị xóa xổ vì hơn 10 năm nay, nhà máy này không hề hoạt động”. Một công ty chuyên ngành giao thông, được Bộ Tài chính bảo lãnh, đầu tư hơn 3000 tỷ đồng làm giấy thì cũng lạ. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoang phế thành đống phế liệu, do... “công nghệ không phù hợp..., trong quá trình chạy thử có tải, cả hệ thống luôn bị tắc nghẽn”. Hậu quả là 11 ngàn tấn đay bị ẩm mốc mục nát, hàng ngàn nông dân vùng nguyên liệu điêu đứng trong đói nghèo.
Nhà máy Xử lý rác thải rắn An Khê ở thị xã An Khê, Gia Lai, được “đầu tư 117,5 tỉ đồng, công xuất 30 tấn/ngày, nhà máy vận hành thử nhưng ngay lập tức bị lỗi dây chuyền khiến toàn bộ nhà máy không thể hoạt động”. Bến xe Cẩm Xuyên đầu tư 33 tỷ đồng, nhưng bị bỏ hoang, dân đem lúa đến phơi... Chỗ thì lãng phí, nơi lần chẳng ra. Thật xót xa!
Triết gia Benjamin Franklin nói rằng: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu”. Nhà máy Đạm Ninh Bình đầu tư xây dựng 12.000 tỷ, trong 4 năm lỗ 2.000 tỷ đồng, chịu không nổi rồi, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã dự kiến phương án đóng cửa... thì không thể là chi phí nhỏ, nên con tầu này... đang chìm. Đóng cửa vì lượng đạm tồn kho quá lớn. “Năm 2015, có 2 đơn vị sản xuất phân đạm tại Ninh Bình và Bắc Giang với lượng tồn kho khá lớn tương ứng là 180.000 tấn, 70.000 tấn”. Ở đây có câu chuyện: cung vượt quá cầu. Cầu lớn, mà cung ít thì khủng hoảng thiếu, giá cả tăng vọt, người ta sắp hàng, đi đêm, thậm chí “tranh cướp nhau” khi mua. Cầu ít mà cung nhiều thì khủng hoảng thừa, hàng đóng kho, giá rẻ như bèo, lương người lao động tháng có tháng không. Có những doanh nghiệp thừa hàng hóa không tiêu thụ được phải cấp lương cho công nhân bằng sản phẩm thay tiền. Nhà máy Đạm Ninh Bình mới sản xuất 4 năm mà lỗ 2000 tỷ đồng thì chỉ có thể cắt nghĩa nguyên do: Là đạm Trung Quốc đi theo đường tiểu ngạch vượt biên, trốn thuế... giá bèo. Là đạm nhập khẩu chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn. Là đất nông nghiệp đang thu hẹp dần do tốc độ đô thị chóng mặt, và người nông dân chán đất, chán ruộng bỏ ra thành phố làm thuê. Nhu cầu về đạm không nóng bỏng, gắt cao nữa... Song, nguyên nhân lớn nhất là chiến lược đầu tư sai lầm. Không nghiên cứu thị trường cung cầu, đem tiền đổ vào nhóm hàng hóa đang thừa mứa. Nhà máy giá trị hơn 1 vạn tỷ đồng đóng cửa thì ai chịu? Nhà nước chịu. Nhà nước thì cũng là dân, vì dân là người đóng thuế. Cuối cùng dân nghèo... è cổ ra gánh nợ nần.
Ở một góc nhìn khác từ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO), lãng phí lại bắt đầu từ sự sơ hở, đơn giản, cả tin với ông bạn vàng Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Để đầu tư giai đoạn 2 công xuất 0,5 triệu tấn/năm với số vốn 3 843 tỉ đồng, TISCO thuê nhà thầu Trung Quốc (MCC) xây dựng. Số tiền đầu tư leo thang nhanh còn hơn tên lửa Tô ma hốc, đội vốn gấp đôi... lên 8 100 tỷ đồng. Sau gần 10 năm, nhà máy này chỉ là đống sắt nằm im lìm trong mùa đông lạnh lẽo, mùa hạ nóng bỏng. Khung nhà, ống thép, thiết bị đứng nghiêng ngả trơ gan cùng tuế nguyệt, bắt đầu gỉ... Vì sao nên nỗi gần 1 vạn tỉ đồng bị trùm mền đắp chiếu? Vì sở hở khi thương thảo kí hợp đồng không chặt chẽ. Nhà thầu biết món hời và sự ngô nghê ấy, nên chỉ chờ ráo mực con dấu và chữ ký để “lật kèo”. Chẳng hạn: “... phần nền móng đáng ra phải tuân thủ điều kiện của hồ sơ mời thầu, nhưng khi ký hợp đồng với MCC chủ đầu tư lại chấp nhận “phương thức thanh toán hợp đồng không cố định” (tức là vật tư, giá công tăng bao nhiêu thì khi thanh toán theo mức giá tăng ấy.” Chẳng khác nào thả gà ra đuổi. Kẻ ngu ngốc cũng biết vin vào trượt giá, đẩy giá thành lên cao mà bắt chẹt chủ đầu tư, huống hồ là cái ông “bạn vàng” Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) vốn đã ăn mòn bát thiên hạ về chuyện làm thế nào để lợi nhuận cao.
Ga Hạ Long nằm cạnh QL 18, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long được khởi công từ tháng 5/2005 và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2014. Đây là một nhà ga trong tiểu dự án ga Hạ Long – ga Cái Lân – cầu vượt Bàn Cờ, tổng vốn đầu tư lên tới 1.510 tỷ đồng
“Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, nước ta vẫn là nước nghèo khó, phải cần kiệm, chắt chiu chứ không giàu có để phóng tay đốt nhà táng. Cái sự hoang phí ăn mòn ngân khố quốc gia của Nhà máy Gang thép Thái Nguyên trùm chăn cũng giống như con quái vật trên cao Hà Đông – Cát Linh đang oằn mình hành hạ người đi đường, gần chục năm rồi mà vẫn trơ trơ những khối bê tông vô hồn, lạnh lùng. Tuyến đường sắt trên cao này vay vốn ODA. Nó có một sự ràng buộc khốn khổ khốn nạn với điều kiện “các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị chủ yếu phải là từ nước tài trợ vốn”. Việt Nam phải cắn răng cắn lợi sử dụng nhà thầu và thiết bị Trung Quốc, ví như mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường Hà Đông - Cát Linh. Và dù chất lượng nhà thầu kém, tốc độ thi công rùa bò nhưng không thể thay. Từ mức đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD, sau khi điều chỉnh tăng thêm 339 triệu USD (tương đương hơn 7.000 tỉ đồng tiền Việt Nam) thì tổng vốn đã là 891 triệu USD.
Cái sự lãng phí ấy bắt đầu từ nghiên cứu, thiết kế, lập dự toán đã không hình dung tổng thể, bao quát. Vừa ký hợp đồng, vừa điều chỉnh kỹ thuật, điều chỉnh vốn. Nhưng, cái sự sai sơ đẳng khủng khiếp của chủ đầu tư lại là không tìm hiểu, nghiên cứu đối tác tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn cục 6 Đường sắt Trung Quốc, mà vẫn ký hợp đồng. Chẳng khác gì anh nhà nghèo lấy vợ mà không biết quê quán, gia đình, giá trị nhân thân, tính tình cô vợ tương lai của mình ra sao. "Trước khi trúng thầu tại Việt Nam, nhà thầu này chưa từng xây dựng tuyến đường sắt đô thị nào theo hình thức tổng thầu EPC. Cho nên, việc điều hành của nhà thầu tại công trường hiện nay có phần lúng túng, đôi khi là khó kiểm soát". Các cụ ngày xưa nói “trông mặt mà bắt hình dong”, “chọn mặt gửi vàng”. Tiền bạc là mồ hôi nước mắt của dân đóng thuế, hàng ngàn tỷ đồng mà giao cho kẻ “chưa từng” biết mặt, chưa từng làm cái việc mình đầu tư dự án, thì chỉ có ở gầm trời nước Nam mới có chuyện lạ đời như thế. “Cha chung không ai khóc”, tiền bạc của dân, của nhà nước, các quan bác ngành giao thông mới làm thế, chứ thử móc hầu bao xem, các bác chả “tính cuộc vuông tròn, dò đến ngọn nguồn lạch sông” tôi chớ kể.
Charlie Chaplin nói rằng : “Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí”. Lãng phí còn bắt đầu từ phong trào “trăm hoa đua nở”, tỉnh thành mở dự án, ngành ngành mở dự án thì lấy đâu ra tiếng cười. Có chăng tiếng cười nở trên miệng, nở đến chìa răng lợi ra của những kẻ chia chác từ các dự án lãng phí. Tỉnh này làm sân bay thì tỉnh kia cũng làm phi trường. Tỉnh A làm cảng sông cảng biển thì tỉnh B cũng làm cảng biển cảng sông. Thế rồi, “con gà tức nhau tiếng gáy”, kém miếng kém tiếng là không chịu nổi của tính tiểu nông bùng phát. Trụ sở hoành tráng. Tượng đài nguy nga. Trung tâm thương mại ngất ngưởng. Quảng trường mênh mông... là tình trạng phổ biến của nhiều tỉnh thành. Người lính tính quan, nghèo mà lại muốn chơi sang, ngân sách địa phương không đủ chi tiêu, thậm chí có địa phương nợ như chúa Chổm, thế mà vẫn vác rá đi vay. Vay làm các công trình công cộng hoành tráng. Rồi lỗ hà ra lỗ hổng. Ngân sách quốc gia đâu phải nồi cơm Thạch Sanh!
Lãng phí làm tốn kém, hao tổn vật chất, tiền bạc một cách vô ích... trái nghĩa với tiết kiệm, nhưng đồng nghĩa với: phí phạm, phung phá, phung phí, vung phí. Tham ô thì mất phẩm hạnh, đạo đức, nhưng tham ô còn sử dụng được, còn đem đồ vật, tiền bạc ấy nuôi sống con người, chứ lãng phí là mất không, là đổ xuống sông xuống biển một cách vô nghĩa. Kẻ lãng phí cũng là kẻ vô cảm, không có tâm lý tâm trạng “Của đau, con xót" và "Đồng tiền gắn liền khúc ruột”. Kẻ gây lãng phí không chỉ là tội phạm kinh tế mà còn làm xói mòn đạo đức nhân phẩm. Chừng nào còn lãng phí vô lối thì cộng đồng còn lâu xa mới chạm đến tiến bộ văn minh.
Bệnh viện quốc tế tại Cầu Giấy, Hà Nội có tổng vốn đầu tư lên tới 50 triệu USD vẫn chưa hoàn thiện và đang bị bỏ hoang.
Ảnh: Người lao động
Sương Nguyệt Minh
Tin cùng chuyên mục
"Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa"
02/07/2016
Gia đình tôi ba thế hệ là “Bộ đội Cụ Hồ”.
27/06/2016
Anh ở đâu, hãy về
17/06/2016
Hùa nhau "thổi" sách dở lên mây
02/06/2016