“Bàn” về…cứt trong văn Nguyễn Huy Thiệp

Trên Cao Thâm.blog đăng bài … "Cứt trong văn Nguyễn huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Hưng Quốc có gần 3000 người đọc và 38 bạn đọc “bàn” về “cứt”. http://blogtiengviet.net/caothamnguyen/2012/04/22/pha_n_trong_va_n_nguyar_n_huy_thiar_p Dưới đây là nội dung bài viết và những … "lời bàn"


 

CỨT TRONG VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

http://blogtiengviet.net/caothamnguyen/2012/04/22/pha_n_trong_va_n_nguyar_n_huy_thiar_p

 

Tác giả: Nguyễn Hưng Quốc

Không nói đến thì thôi; nhưng đã nói đến chuyện hố xí hai ngăn, chuyện hốt phân ở Hà Nội mà lại không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp thì đúng là một thiếu sót.

Có thể nói, trong văn chương Việt Nam đương đại, không ai quan tâm đến cứt nhiều như Nguyễn Huy Thiệp.

Trong các truyện ngắn, ông cho chữ ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động. Nó tuôn ra từ miệng của vua Quang Trung khi quát tháo Ngô Khải: “Ta cho mày ăn cứt, xem có chê lợm không?” (Phẩm tiết). Ngay cả khi Nguyễn Huy Thiệp viết về tình yêu, một thứ tình yêu rất thơ mộng giữa Trương Chi và Mỵ Nương, ông cũng phun chữ “cứt” ra. Không phải một lần mà là nhiều lần.

Câu truyện bắt đầu bằng cảnh Trương Chi đứng đái:

“Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Sương xuống lạnh. Một nỗi buồn da diết choáng ngợp lòng chàng.”

Đái xong, chàng hát. “Tiếng hát vút cao. Đêm xuống. Bóng tối mù mịt.” Hát xong, Chàng duỗi thân, ngả người vào lòng thuyền. Chàng nói: “Cứt!”

Rồi chàng nhớ đến Mỵ Nương, nàng công chúa đẹp tuyệt trần. Nguyễn Huy Thiệp tả: “Giờ đây, gặp Mỵ Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc. Cứt!”

Cứ thế, trừ đầu đến cuối truyện, Trương Chi cứ chửi “Cứt” luôn miệng. Trước khi nhảy xuống sông tự trầm, Trương Chi cũng lại chửi “cứt”:

“Hình ảnh Mỵ Nương biến mất đâu rồi, trước mặt chàng là sông nước trắng xóa một màu, trời mây trắng xóa một màu. Trương Chi chèo thuyền ra giữa tim sông.

Chàng lại nói: ‘Cứt!’”

Hết.

Hình như vẫn bị ám ảnh bởi chuyện cứt, Nguyễn Huy Thiệp sau này viết hẳn một truyện nhan đề là “Chuyện Ông Móng” để kể về chợ bán phân ở ngoại thành Hà Nội.

“Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân.”

“Thế nào là ủ phân? Phân tươi có nhiều loại: phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi.”

“Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này.”

“Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.”

“Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín), không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.”

“Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.”

“Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc "mặt hàng" của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhanh. Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao.”

Tại sao một nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp lại bị ám ảnh nhiều về chuyện đi cầu, đi tiêu và phân người như vậy? Tại sao Trương Chi cứ chửi “cứt” mãi? Trương Chi trong truyện cổ tích đâu có như vậy? Tiếng “cứt” vang lên sang sảng từ đầu truyện đến cuối truyện có làm tăng thêm chút giá trị thẩm mỹ hay nhân văn nào trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp?

Cuối cùng, đọc xong các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp với những “phân”", “cứt” nhiều như vậy, chúng ta có thể thấy thô và tục không? Tại sao? Chúng có góp phần tạo nên nét gì riêng trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp hay không?

Xin nhường các câu trả lời lại cho quý bạn đọc.

NHỮNG “LỜI BÀN” VỀ …CỨT (trích)

1.Thầy giáo già:   Nhiều phân... bắc quá thế mà không hề thấy mùi xú uế, thối tha gì! Kể cũng lạ. Hihi

Cao Thâm lọ mọ thế nào mà lại lôi ra được bài nhiều... cứt thế!

Chúc mừng bài... phân. Bỗng nhớ đến câu đối thời bao cấp:

Phân như cứt,

Cứt cũng phân!

2. Cảm nhận từ: nguyenngoc:

Vào những năm cuối của thập kỷ 70 và thế kỷ 20. CB nghỉ hưu và một số đối tượng khác cũng phải (ăn cứt) để sống đó thôi, lương thực đâu có .Toàn cấp phân UREA mà nói đúng khi đó chúng tôi thường hay đùa là được ăn cứt ngoại đấy, nhớ đến thời đại đó không muốn nhân tem bạc đâu? và đồng cảm tác cùng Thầy Giáo Già

5. Cảm nhận từ: trinhtuyen.

Viết về cứt mà cứ nhẹ nhàng tự nhiên như không! Tài thật! Cứt thật!

6. Cảm nhận từ: Đào Phan Toàn

Phải chăng đó là cái riêng mà ai đọc cũng nhớ đến ông Thiệp? Em cảm ơn anh đã có thống kê cứt cho ông Thiệp (Tuy chưa đủ liều). Kính chúc anh vui vẻ an lành!

7. Cảm nhận từ: thanhbinh136:

Có lẽ đó là màu sắc rất riêng rất Huy Thiệp chăng? Còn anh viết về nó cũng hay chẳng kém đâu. Hị hị...

11. Cảm nhận từ: nguyenlamcan:

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn được cả hai phía đối lập nhau quệt bút.Khen hết lời, chê cũng không tiếc.Văn chương được như thế cũng là hạnh phúc.

Có tác giả đương thời bốc lên, nhưng rồi yểu mệnh.Người ta cắm hoa để thờ.Hoa tàn thì lọ vỡ.Có tác giả bị phỉ báng, vùi dập rồi lại phục hưng và có vị trí xứng đáng trong lich sử văn học.

Người ta lấy văn chương để làm chính trị, biến văn chương thành họng súng.Tội cho văn chương lắm !

Nguyễn Huy thiệp đỏ "cứt" vào văn chương, nhưng tùy văn cảnh và hình tượng tác phẩm mà suy sét.Nếu "cứt" mà không thối, lại còn thơm cho hình tượng nhân vật thì nên thưởng thêm cho ông ta ít "cứt" nữa để làm vốn.Còn nếu thối thì kéo cờ tang mà chôn văn ông Thiệp xuống hố xí luôn cho nó phân hủy kẻo ô nhiễm môi trường văn Việt.

Cái tục trong thơ văn cũng vậy.Hồ Xuân Hương "tục" đến thế là cùng.Bà dí... cả vào mặt quân tử ! Thế mà lại sướng kia chứ !

13. Cảm nhận từ: rose61187

Tôi không phải nhà văn nhưng khi đọc những tác phẩm lột tả trần trụi về con người ở mọi hoàn cảnh xã hội tôi vẫn thích và thấm hơn. Riêng tôi viết được những điều mà nhiều người cho là thô và tục không phải là dễ, phải là người lăn lộn từng trải với cuộc sống và thấu hiểu tới những tận cùng của xã hội cũng như cuộc sống của bậc thượng lưu, từ đó họ thấy rõ được thế thái nhân tình đen bạc, những điều khốn nạn của cuộc đời đan xen với nghĩa tình chân chất, những tấm lòng bao dung rộng lượng...

Khi viết họ chân thực từ lời nói, thái độ, sự xung đột… thực tế trong cuộc sống hàng ngày của từng con người, từng hoàn cảnh, từng số phận…. Từ đó họ chuyển tải đến người đọc rõ ràng những hiện thực của xã hội để người đọc có một nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống…

Rất tiếc là không có nhiều người viết như thế.

14. Cảm nhận từ: buihaidang [Blogger] 22.04.12@13:07

"Cuối cùng, đọc xong các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp với những “phân”", “cứt” nhiều như vậy, chúng ta có thể thấy thô và tục không? Tại sao? Chúng có góp phần tạo nên nét gì riêng trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp hay không? Xin nhường các câu trả lời lại cho quý bạn đọc.!?Luôn là một câu hỏi cho mọi người đọc...Đó chính là điều thú vị khi đọc NHT...

17. Cảm nhận từ: nguyễn trung:

Xin các cô bác cho em bộc bạch chút nhé.Trước hết em cám ơn nhà báo Cao Thâm đã  giới thiệu bài viết về đề tài" cứt" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đọc bài viết này, em thấy tác giả Cao Thâm đưa ra các dẫn chứng minh họa đều chính xác và có ngụ ý đẹp đẽ.Văn chương thực bao giờ cũng hay,thu hút người đọc hơn là hoa lá phù phiếm.Chẳng hay ho gì khi đem cái thứ phân đó ra để mà nói cả. Nghe có khi còn thô tục, mất văn hóa. Nhưng khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đưa vào trong lời nói của Trương Chi, vào chuyện bán phân tươi của người ở khu vực đường 32 -thuộc khu Cầu Giấy- Diễn lại hoàn toàn có giá trị hiện thực và giá trị văn chương.Nó phơi bày cái thân phận Trương Chi,phơi bày tính cách con người.Chợ phân ở Hà Nội là hiện thực của một thời bao cấp nghèo đói, lạc hậu.Tôi vẫn còn nhớ hồi mới ra trường công tác, giáo viên chúng tôi được mỗi tháng 13 kg gạo thì chỉ được vài kg khoai lang trắng hà, còn lại là phân u rê ( phân đạm hóa học).Chúng tôi cũng nói đùa là được ăn" cứt sâu khoai" và ăn cứt ngoại.NÓi đùa hài hước mà cười thật đau khổ.Ai cũng phải lăn ra mà kiếm việc làm thêm, để có thể trụ vững với nghề đã chọn.Quê tôi cũng gần Diễn, gần đường 32 đi Sơn Tây nên tôi không lạ gì chợ phân tươi ở phía ngoài Diễn hồi đó cả.Đạp xe qua phải cố đạp nhanh và một tay bịt kín miệng mũi. Lại có những bà làm nghề " Mũi thung". Nghĩa là họ làm nghề đi hót cứt người mới thải ra ở đường, bờ ruộng,vườn...cho vào hai cái thúng sơn quẩy lõng thõng hết làng này sang làng kia.Họ đáng được khen thưởng vì làm sạch môi trường mà lại có phân tự nhiên bón cây màu.Hồi nhỏ, chúng tôi vừa chăn trâu vừa hót phân trâu về nộp cho hợp tác lấy điểm nữa.Câu chuyện ấy là hiện thực như nhắc ta không bao giờ quên thời đó, Nghĩ lại mà rớt nước mắt và mừng cho đất nước gìờ đã đi lên rất nhiều .

Năm ngoái, tôi may mắn được một trò cũ đến chơi tặng một tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.Tôi càng hiểu cho phong cách độc đáo của nhà văn này.Một nhà văn viết rất chân thực.Tôi thích cả những truyện ngắn kể về những mảnh đời, những thân phận éo le,có những tình huống nhân vật bị đưa đẩy vào cảnh làm tình được viết cũng rất thật và giàu tính nhân văn.

18. Cảm nhận từ: HOÀNG HƯƠNG LAN [Blogger] Email 22.04.12@21:46

Em thích văn ông anh ạ. Ông nói " cứt" nhưng em chẳng thấy " cứt, chỉ thấy hiện thực xã hội trần trụi thôi.

22. Cảm nhận từ: Việt An

Văn chương nói kiểu nào cũng được anh ạ. Nó chẳng khác gì chuyện bát mắm giũa làng. Người khen ngon, kẻ chê mặn cũng là thường. Phê bình văn học tùy vào cai tâm của người phê bình. Bản thân bài phê bình cũng là 1 tác phẩm. Bạn đọc có quyền phán xét riêng cho chính tác giả phê bình. Một vài bài phê bình cũng chẳng phải là chân lý, hay định hướng thẩm mỹ. Mỗi tác phẩm cần có thời gian đủ dài để minh sức sống của mình. Có thể "cứt" lại hông có "cứt". Không có "cứt" lại toàn "cứt" cũng nên. Cái "cứt" nhất là các nhà văn chẳng ai chịu ai cả. Đấy mới chính là "cứt" trong làng văn nghệ.

22-1. Phản hồi từ: Thầy giáo già

Toà nhà ko có toilet

Nhớ ngày xưa đọc ở đâu đó về thiết kế của 1 toà nhà 4 tầng ko có toilet được giải thưởng lớn như sau: tầng 1 là dành cho các em mẫu giáo, chúng ỉa vào bô; tầng 2 dành cho sinh viên, chúng làm gì có cái gì ăn mà ỉa; tầng 3 dành cho quan chức, chúng ỉa lên đầu dân; tầng 4 dành cho giới văn nghệ sĩ, chúng ỉa vào mồm nhau. Thế nên cái nhà này tuyệt đối là ko cần toilet.

25. Cảm nhận từ: nhím con:

Văn của chú NHT sâu sắc nhưng cũng vì thế mà có những chỗ... "hại não" nếu kiến thức và sự tinh tế trong kinh nghiệm sống không nhiều!

Link cố địnhLink cố định Phản hồi

26. Cảm nhận từ: nguyễn khắc Hiền [Blogger] Email 25.04.12@16:56

Mình đã đọc rất nhiều và đọc đi đọc lại truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

28. Cảm nhận từ: bichthuyhn

Em nói thật nhé: em sang thăm anh rất muộn một phần vì tuần trước em bận nhưng lý do chủ yếu là em không thích cái tiêu đề của bài này. Sáng nay em thấy áy náy quá nên sang đọc bài, em lại thấy thích, thế mới chết chứ, hi hi :)

Tôi cũng đã đọc nhiều chuyện ngắn của NHT. Tôi thíc các viết như kể nhưng lại hấp dẫn người đọc của ông.

32. Cảm nhận từ: chuyenviahe

"cứt" thật tội cho cái chữ "cứt". Cái số của nó đúng lá "cứt" thật, chả biết cha sinh mẹ đẻ thế nào mà lại chọn nó để mô tả cho cái chất loại thải kia. Thật là "cứt".

Sao không chọn "hoa" chọn "lá", chọn "ánh sao trên bầu trời" để gọi, để mô tả mà lại chọn "cứt". Thật tội cái cuộc đời "cứt" ơi.

Đấy nhé, các bác xem. Cái thằng "cứt" ấy làm gì có tội. Tại là tại ai đem nó gắn với cái chất thải loại kia thôi. Đã tự gắn nó vào đó, mà còn bảo nó bẩn, nó thỉu. Xin lỗi nhá, không có "cứt" thì hoa có đẹp, lá có xinh. Để mà lãng mạn với cái "ánh sao trên bầu trời". Never,never, never nha.

33. Cảm nhận từ: Hòa tiểu nhân Hà Nam

Tôi cũng hay tục tĩu nhưng quả thật đọc hết nó cứ gai gai thế nào ấy ông ạ, văn đọc để cười , để tức giận, để xót sa thì được chứ vừa đọc vừa thấy buồn lợm ( BẢN THÂN TƯỢNG HÌNH NÓ GÂY RA) thì tôi cũng ko thích mặc dù đấy là văn anh Thiệp , người mà tôi vẫn nể trọng như thần tượng...Đấy là chính kiến của LQH

34. Cảm nhận từ: Nhật Thập Mai:

Kính thưa Thầy Thiệp. Tôi gọi vậy vì Ông là nhà giáo mà. Tôi không biết gì nhiều về văn chương nhưng tôi thích đọc những truyện ngắn của Thầy. Nhất là những nhân vật của Thầy rất rõ ràng: Họ có bộ mặt thật như Đoài (Không có vua) trí thức mà lưu manh. Triệu (những bài học nông thôn) chán đời nhưng cao trọng như thần và đã thành thần. Tôi xin Thầy tha cho cái tội có trích một đoạn trong "những bài học nông thôn" cho các sinh viên sư phạm đọc và tôi có ghi "Có một bài học sư phạm trong những bài học nông thôn". Người ta cho rằng Thầy đào bới tung tóe hết mọi thứ, kể cả "cứt". Nhưng tôi cảm nhận khác: Thầy đã lật ngược tất cả những gì mà người ta lâu nay lật úp chúng. Tôi làm thầy giáo như Thầy và tôi cũng luôn lật cái mặt trái của học trò mình lên. Đó là trách nhiệm của người thầy và nhà văn. Phải không thưa Thầy?