Điều bất thưởng tại sự kiện Trao giải Lê Thánh Tông lần thứ 36 ở Quảng Ninh

LẦN ĐẦU TIÊN, TRONG 36 NĂM TRAO GIẢI LÊ THÁNH TÔNG KHÔNG THẮP HƯƠNG TRƯỚC BÀI THƠ CỔ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

* Nhà thơ TRẦN NHUẬN MINH

 

Như thông lệ đã diễn ra qua 35 lần trao giải Lê Thánh Tông tại Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, từ 8 g đến 8 giờ 30 sáng,  ngày 28/3 hằng năm, Ban tổ chức, đại diện Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, đại diện một số ban ngành có liên quan, tổ chức Lễ Dâng hương trước  Văn bản Gốc bài thơ cổ ( 1468)  của vua Lê Thánh Tông.

Năm nay, do việc Ban quản lí nhà chùa  Long Tiên, TP Hạ Long, tự ý bày vẽ biến Nhà Lưu niệm  văn bản bài thơ Gốc của vua Lê Thánh Tông thành Đền thờ ( có bàn thờ  Hưng Nhượng vương Trần Quốc Nghiễn ở giữa Trung tâm Nhà lưu niệm – trong khi có Đền riêng, thờ Trần Quốc Nghiễn rất khang trang, ở  bên cạnh) với hệ thống NƠI SẮP LỄ, NHÀ SẮP LỄ, mà ai cũng có cảm giác là Nhà Lưu niệm đang hóa thành nơi  thờ  cúng … làm mọi người cảm thấy sự biến tướng của nó theo mô hình  chùa Ba Vàng rất tai tiếng mà dư luận xã hội đang lên án hiện nay.

Sau khi có ý kiến phản đối  rộng rãi trên một số báo chí và dư luận xã hội trên các mạng, nhà chùa đã cho dỡ bỏ chữ ĐỀN THỜ  đóng trước cửa Nhà Lưư niệm và bãi bỏ hàng chữ đề thờ Trần Quốc Nghiễn ở gian trung tâm, còn mọi sự bày vẽ vẫn y nguyên. Nhà thơ Dương Phượng Toại, đại diện thơ thị xã Quảng Yên trong đoàn dự kiến sẽ thắp hương, cho biết, nhà Lưu niệm đã được cải tạo lại thành Đền thờ hẳn hoi, trên nóc có lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu hồi có hổ phù,  trong sân  rất hẹp có bình phong xây,  đắp tượng ông Thiện, ông Ác…

Có lẽ vì thế chăng, số đại diện các cơ quan đoàn thể giảm đi, cấp bậc chỉ đến Trưởng các phòng ban, nhưng đại diện các  tác giả huyện thì trong tỉnh thì đông gấp đôi mọi năm. Ai cũng khó chịu trước cảnh bày vẽ tùy tiện và vô văn hóa này và đều tán thành không thể thắp hương trước bài thơ cổ của vua Lê vì nó liền khối sơn son thiếp vàng với hai bài thơ của cha con ông Tuần phủ tỉnh Quảng Yên năm 1939, đặt sau khán thờ.  Trong anh em dự, có ý kiến cho rằng:  ông này có khả năng đã đàn áp phong trào cách mạng và cuộc đình công của công nhân mỏ ở Hồng Gai tại mỏ than Cái Đá -  Công Kêu và Cẩm Phả  năm 1936, theo chức năng của Tuần Phủ là người phụ trách quân đội, cảnh sát và an ninh tỉnh Quảng Yên thời Pháp. Việc đó còn  đang được xác minh.

Theo ý của tất cả anh em, tôi đã điện thoại trực tiếp cho đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin phép năm nay, lần đầu tiên và hi vọng là duy nhất, đoàn đại biểu các tác giả KHÔNG THẮP HƯƠNG trước  văn bản BÀI THƠ GỐC của vua Lê vì được trình bày để thờ sau khán thờ riêng cùng với thơ của cha con ông Bản. Trên sân  nhà Lưu niệm, chỉ thắp hương tượng trưng  ( nữ tác giả Lại Tuấn Hiền, được giải Lê Thánh Tông cao nhất lần này) trong bình hương lớn cộng đồng, để cẩn cáo với  trời đất và anh linh vua Lê Thánh Tông, về việc năm nay, các tác giả không thể thắp hương được trước bài thơ của Vua, xin  được Người lượng thứ .

Trên đường về, và sau đó, trước khi tiến hành Lễ trao giải, phần trù bị,  các tác giả dự giải đều tỏ ý nhất trí phản đối việc trưng bày tùy tiện của nhà chùa Long Tiên  ( việc thể hiện nội dung phản đối này, ý kiến được trình bày bình tĩnh, nhẹ  nhàng, theo đúng pháp luật – không làm ồn ào rắc rối việc đó, không có lợi cho an ninh văn hóa của Giải thưởng)  và một lần nữa,  kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục xem xét và xử lí, để trả lại cho Nhà Lưu niệm vẻ đẹp trong sạch và nghiêm cẩn như nó đã có, từ nhiều năm trước đây, để chậm nhất là lần trao giả sau, lần thứ  thứ 37, ngày 28/ 3/ 2025, cảnh tượng sai lệch và vô văn hóa  này, không còn nưã.

Được biết, tháng 4 tới, Hội thảo toàn quốc về thơ Đường luật thời Lê và thơ Lê Thánh Tông, sẽ  được tổ chức tại TP Hạ Long, hủy việc thắp hương trước bài thơ cổ của vua Lê mà trong Dự kiến chương trình có nghi lễ này.