Nồng say men rượu Na Hang

Na Hang hay còn gọi là Nà Hang, thuộc tỉnh Tuyên Quang. Theo tiếng Tày: Nà Hang là “Ruộng cuối”. Từ xa xưa con người đã quan niệm, nơi nào có sự gặp gỡ của nhiều dòng nước thì đó sẽ là nơi hội tụ của văn hóa và kinh tế.

Phong tục nấu rượu ngô men lá được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm nên một Na Hang kì vĩ về phong cảnh, đặc sắc về ẩm thực. Nếu ai đó đã từng lên Na Hang, ngoài ngắm nhìn cảnh vật của mảnh đất này, cùng đắm chìm trong tiếng hát then, hát cọi chắc hẳn đều muốn nhấp thử một chén rượu ngô Na Hang.

Chẳng biết tự bao giờ, khi nói đến Na Hang, du khách thập phương đều nhớ về rượu ngô men lá. Hình như bất cứ một người con gái Tày nào, khi sinh ra đều được trao sứ mệnh để làm nên thứ rượu ngon nổi tiếng này. Để cất được một chai rượu ngô thơm lừng, êm say là cả một quá trình công phu chứa đựng bao nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người phụ nữ vùng cao.

Nguyên  liệu quan trọng nhất để nấu rượu là men lá. Mỗi quả men là sự hòa quyện của hơn 20 loại lá rừng. Nào riềng, lá ớt, sả, lá mít, cán cuông, nhá héo, vát vẹo, trầu, rau răm, nét ti, chá pái, keng nộc kiêu, lác tọc, lác khà, nhân trần, tham chàng, chí ốt, tham ngàm… Đặc điểm chung của các loại lá, cây này là đều có vị rất thơm và cay nóng. Mỗi loại cây đều là các vị thuốc chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có loại dùng cả cây và lá. Những cây thuốc này được nhặt hái vào lúc thời tiết khô ráo, sau đó băm, giã nhỏ; một phần đem hòa cùng nước. Trong  tất cả các nguyên liệu, cần nhiều nhất là riềng. Riềng đào về, phải cạo sạch, băm thành những lát mỏng, phơi khô, giã thật nhỏ, rồi phải được sàng một lần nữa. Gạo ngâm nước chừng 1 giờ được mang đi xay mịn. Lá rừng cũng được băm nhỏ. Riềng, bột gạo, nước lá thuốc ngâm sẵn đem trộn đều với nhau.

Mỗi khi làm men, mọi người trong gia đình lại quây quần bên nhau để chuẩn bị các công đoạn. Không khí gia đình ấm cúng trong mỗi lần làm men theo mãi bước chân những người con miền sơn cước trên từng mọi nẻo đường…Men nắm xong được bà, mẹ để trên ổ rơm, bên trên phủ một chiếc chăn mỏng. Đợi khi nào bao quanh quả men một lớp bông trăng trắng, thơm thơm là đủ độ. Đến đó, men vẫn chưa được đem vào sử dụng mà men còn được đem treo lên gác bếp, đợi khô.

Ngô được chọn rất kỹ lưỡng, hạt ngô phải đều, không bị mọt. Ngô được bung trong nồi quân dụng cả nửa ngày trời. Trẻ con, người già luôn được trao trọng trách ngồi bên bếp lửa giữ lửa luôn cháy đều. Nước trong nồi phải ngập đều các hạt ngô, ngô được bung đến khi nào nở là được. Ngô bung xong để ráo nước và cho vào một cái nong to, trải rộng giữa nhà. Nếu ngô còn nóng mà đem bột men trộn là hỏng cả nồi ngô. Men được trộn đều, ngô được vun thành đống rồi lại phủ lên trên một cái chăn. Cũng như men, khi nào ngô được phủ lớp bông ấm, nóng, trăng trắng là có thể đem đi ủ.

Ngô được ủ vào chum. Chum này cũng thật đặc biệt. Mọi người vẫn gọi là “phò hạc”. Loại chum này được các bà, các mẹ trèo đèo lội suối mua tận mãi Cao Bằng. Ngày ấy, “phò hạc” đắt, cả năm trồng bông, trồng đỗ xanh chỉ để đổi lấy một, hai chiếc “phò hạc”. Không biết do chum, do men, do ngô hay do người nấu rượu thổi vào đó cả tấm tình mà làm nên thức nước uống êm say lòng người này.

Ngô được ủ khoảng nửa tháng là có thể đem đi nấu cách thủy. Người nấu rượu ngon thật sự là một nghệ sĩ lớn. Nếu nấu để lửa to thì có thể làm cháy cả ngồi ngô, rượu có mùi khét; nếu lửa nhỏ thì rượu chảy chậm. Người nấu rượu lâu năm, không cần uống thử vẫn có thể nhận biết được mẻ rượu đó có ngon hay không. Nếu cất sớm, thì phí ngô, phí men, phí công nấu vì rượu thu được ít, nếu cất chậm thì rượu sẽ bị nhạt. Ngọn lửa đều đều, cùng với đó là dòng nước mang mùi vị của cây cỏ, lá rừng chảy không ngừng.

Ngô là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để nấu rượu

Khi uống, rượu được rót vào những chiếc chén vại. Đây là một loại chén cổ, có thể đựng được hai ly rượu như bây giờ. Nhưng ngày nay, loại chén đó không dễ kiếm nữa. Mọi người thường dùng ly thủy tinh thay thế. Những chiếc chén vại cổ xưa dần trôi vào kí ức…

Nhấp chén rượu ngô cay nồng, ta có thể cảm nhận được tất cả mùi vị. Đây vị cay cay, thơm thơm của riềng, của lá ớt, của sả…vị thanh thanh, mát mát của nhân trần, vị hăng hăng của vát vẹo, vị ngọt đậm đà của ngô, vị đắng đắng của chí ốt… Men rượu và men tình người hòa quyện…Chén rượu ngô sóng sánh, nghi ngút khói, lai rai cùng thịt trâu khô là đúng vị nhất. Đặc biệt, một người sành rượu ngô Na Hang còn cảm nhận được cả nỗi vất vả, nhọc nhằn, tấm chân tình gửi gắm trong từng giọt rượu.

Bà con các dân tộc nơi đây sử dụng rượu để uống khi có khách quý đến nhà, trong các dịp lễ, tết, cầu cúng… Ngoài ra, rượu còn được dùng để ngâm các loại cây thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: chữa đau nhức xương khớp, ăn không tiêu, tăng cường lưu thông khí huyết… Để rượu ngô men lá Na Hang ngày càng được tin dùng, ưa chuộng hơn, sản phẩm này đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền, được trưng bày trên các gian hàng OCOP của tỉnh, phân phối tới mọi miền Tổ quốc.

Lên Na Hang, mảnh đất nhuốm sắc màu huyền thoại, bạn sẽ được đắm chìm trong men cay nồng, thơm ngào ngạt của rượu ngô; được hòa nhịp với cuộc sống hiền hòa, được tiếp đãi bởi tấm lòng nồng hậu, chân thành của bà con các dân tộc nơi đây… Na Hang mang đậm nét bản sắc văn hóa vùng cao, bí ẩn mà thu hút; hoang sơ mà gần gũi… Những khúc cua của cuộc sống, những hối hả của cuộc sống thường nhật cuốn những người con xa quê trong bộn bề lo toan. Nhưng ngăn tủ kí ức về những buổi chiều se lạnh, nắng nhạt vàng bên cánh rừng chớm đông với bóng dáng mẹ hao gầy đêm ngày bên bếp lửa mãi mãi là những năm tháng đẹp đẽ nhất, trong lành nhất!

Chẳng biết tự bao giờ, khi nói đến Na Hang, du khách thập phương đều nhớ về rượu ngô men lá. Hình như bất cứ một người con gái Tày nào, khi sinh ra đều được trao sứ mệnh để làm nên thứ rượu ngon nổi tiếng này. Để cất được một chai rượu ngô thơm lừng, êm say là cả một quá trình công phu chứa đựng bao nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người phụ nữ vùng cao.

Nguyên  liệu quan trọng nhất để nấu rượu là men lá. Mỗi quả men là sự hòa quyện của hơn 20 loại lá rừng. Nào riềng, lá ớt, sả, lá mít, cán cuông, nhá héo, vát vẹo, trầu, rau răm, nét ti, chá pái, keng nộc kiêu, lác tọc, lác khà, nhân trần, tham chàng, chí ốt, tham ngàm… Đặc điểm chung của các loại lá, cây này là đều có vị rất thơm và cay nóng. Mỗi loại cây đều là các vị thuốc chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có loại dùng cả cây và lá. Những cây thuốc này được nhặt hái vào lúc thời tiết khô ráo, sau đó băm, giã nhỏ; một phần đem hòa cùng nước. Trong  tất cả các nguyên liệu, cần nhiều nhất là riềng. Riềng đào về, phải cạo sạch, băm thành những lát mỏng, phơi khô, giã thật nhỏ, rồi phải được sàng một lần nữa. Gạo ngâm nước chừng 1 giờ được mang đi xay mịn. Lá rừng cũng được băm nhỏ. Riềng, bột gạo, nước lá thuốc ngâm sẵn đem trộn đều với nhau.

Mỗi khi làm men, mọi người trong gia đình lại quây quần bên nhau để chuẩn bị các công đoạn. Không khí gia đình ấm cúng trong mỗi lần làm men theo mãi bước chân những người con miền sơn cước trên từng mọi nẻo đường…Men nắm xong được bà, mẹ để trên ổ rơm, bên trên phủ một chiếc chăn mỏng. Đợi khi nào bao quanh quả men một lớp bông trăng trắng, thơm thơm là đủ độ. Đến đó, men vẫn chưa được đem vào sử dụng mà men còn được đem treo lên gác bếp, đợi khô.

Ngô được chọn rất kỹ lưỡng, hạt ngô phải đều, không bị mọt. Ngô được bung trong nồi quân dụng cả nửa ngày trời. Trẻ con, người già luôn được trao trọng trách ngồi bên bếp lửa giữ lửa luôn cháy đều. Nước trong nồi phải ngập đều các hạt ngô, ngô được bung đến khi nào nở là được. Ngô bung xong để ráo nước và cho vào một cái nong to, trải rộng giữa nhà. Nếu ngô còn nóng mà đem bột men trộn là hỏng cả nồi ngô. Men được trộn đều, ngô được vun thành đống rồi lại phủ lên trên một cái chăn. Cũng như men, khi nào ngô được phủ lớp bông ấm, nóng, trăng trắng là có thể đem đi ủ.

Ngô được ủ vào chum. Chum này cũng thật đặc biệt. Mọi người vẫn gọi là “phò hạc”. Loại chum này được các bà, các mẹ trèo đèo lội suối mua tận mãi Cao Bằng. Ngày ấy, “phò hạc” đắt, cả năm trồng bông, trồng đỗ xanh chỉ để đổi lấy một, hai chiếc “phò hạc”. Không biết do chum, do men, do ngô hay do người nấu rượu thổi vào đó cả tấm tình mà làm nên thức nước uống êm say lòng người này.

Ngô được ủ khoảng nửa tháng là có thể đem đi nấu cách thủy. Người nấu rượu ngon thật sự là một nghệ sĩ lớn. Nếu nấu để lửa to thì có thể làm cháy cả ngồi ngô, rượu có mùi khét; nếu lửa nhỏ thì rượu chảy chậm. Người nấu rượu lâu năm, không cần uống thử vẫn có thể nhận biết được mẻ rượu đó có ngon hay không. Nếu cất sớm, thì phí ngô, phí men, phí công nấu vì rượu thu được ít, nếu cất chậm thì rượu sẽ bị nhạt. Ngọn lửa đều đều, cùng với đó là dòng nước mang mùi vị của cây cỏ, lá rừng chảy không ngừng.

Khi uống, rượu được rót vào những chiếc chén vại. Đây là một loại chén cổ, có thể đựng được hai ly rượu như bây giờ. Nhưng ngày nay, loại chén đó không dễ kiếm nữa. Mọi người thường dùng ly thủy tinh thay thế. Những chiếc chén vại cổ xưa dần trôi vào kí ức…

Nhấp chén rượu ngô cay nồng, ta có thể cảm nhận được tất cả mùi vị. Đây vị cay cay, thơm thơm của riềng, của lá ớt, của sả…vị thanh thanh, mát mát của nhân trần, vị hăng hăng của vát vẹo, vị ngọt đậm đà của ngô, vị đắng đắng của chí ốt… Men rượu và men tình người hòa quyện…Chén rượu ngô sóng sánh, nghi ngút khói, lai rai cùng thịt trâu khô là đúng vị nhất. Đặc biệt, một người sành rượu ngô Na Hang còn cảm nhận được cả nỗi vất vả, nhọc nhằn, tấm chân tình gửi gắm trong từng giọt rượu.

Bà con các dân tộc nơi đây sử dụng rượu để uống khi có khách quý đến nhà, trong các dịp lễ, tết, cầu cúng… Ngoài ra, rượu còn được dùng để ngâm các loại cây thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: chữa đau nhức xương khớp, ăn không tiêu, tăng cường lưu thông khí huyết… Để rượu ngô men lá Na Hang ngày càng được tin dùng, ưa chuộng hơn, sản phẩm này đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền, được trưng bày trên các gian hàng OCOP của tỉnh, phân phối tới mọi miền Tổ quốc.

Lên Na Hang, mảnh đất nhuốm sắc màu huyền thoại, bạn sẽ được đắm chìm trong men cay nồng, thơm ngào ngạt của rượu ngô; được hòa nhịp với cuộc sống hiền hòa, được tiếp đãi bởi tấm lòng nồng hậu, chân thành của bà con các dân tộc nơi đây… Na Hang mang đậm nét bản sắc văn hóa vùng cao, bí ẩn mà thu hút; hoang sơ mà gần gũi… Những khúc cua của cuộc sống, những hối hả của cuộc sống thường nhật cuốn những người con xa quê trong bộn bề lo toan. Nhưng ngăn tủ kí ức về những buổi chiều se lạnh, nắng nhạt vàng bên cánh rừng chớm đông với bóng dáng mẹ hao gầy đêm ngày bên bếp lửa mãi mãi là những năm tháng đẹp đẽ nhất, trong lành nhất!

Bình Yên (Nguồn T.H)