Nhà nước cần tôn vinh Giáo sĩ ALEXANDRE ĐE RHRODES-Cha đẻ của tiếng Việt

Chiều ngày 9/4/2919, một người bạn mời tôi đến hội trường báo Tiền phong 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội dự cuộc giao lưu (cũng có thể gọi là cuộc họp báo, hay cuộc hội thảo) do Giáo sư người Bỉ (gốc Việt) và Báo Tiền phong tổ chức. Chủ đề là giới thiệu về cuộc hành hương của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và nhiều cộng sự có chuyến đi sang I-răng để nâng cấp, tu sửa và đặt tấm bia khắc đá từ Đà Nẵng ( rất nặng) bằng đường hàng không để đặt lên mộ một  người vĩ đại đối với Nhân dân Việt Nam chúng ta. Đó là giáo sĩ A-lêch-xăng Drot (1591-1660). Ông là người sang nước ta truyền đạo tại một nhà thờ ở Quảng Nam. Ngài đã học tiếng Việt và biết nước ta khi ấy thịnh thành chữ Hán, chữ Nôm, ngài dã dày công sáng tạo ra tiếng Việt từ các kí tự của chữ Latinh để Việt Nam ta có được chữ quốc ngữ như bây giờ. 
Từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, ở nước ta đã xuất hiện một số tờ báo tiếng Việt, nhất là ở Nam Bộ và tiếng Việt được nhiều chí sĩ yêu nước sử dụng để truyền bá chữ Quốc ngữ, truyền bas lòng yêu nước. Năm 1919, triều đình Nhà Nguyễn tỗ chúc kì thi cuối cùng bằng chữ Hán và vua Khải Định ban hành chỉ dụ từ năm đó lầy Tiếng Việt là Quốc ngữ. Chính Nguyễn Ái Quốc cũng viết “Đường Kach mệnh” bằng tiếng Việt và nền văn học đầu và giữa thế kỉ 20 hòan toàn bằng tiếng Việt. Người xưa đi học chữ Hán, chữ Nôm phải mất 10 năm mới thông thạo. Còn sau năm 1945 người dân đi học Bình dân học vụ chỉ sau 3 tháng có thể đọc và viết thoong thạo được. Trong thời kì CCRĐ chính tôi cũng dạy Bình dân học vụ cho mẹ tôi và bà con trong xóm (Lớp học tại nhà tôi, nhấc các cánh cửa ngả làm bàn, mọi người ngồi nền đất viết chữ, mỗi ngày tôi dạy 2 giờ vào sau bữa cơm trưa). 
Cùng với ALEXANDRE ĐE RHRODES (Alexangdre de Rhrodes) còn có một số nhà truyền đạo phối hợp và được nhiều chí sĩ yêu nước sửa chữa, bổ sung hoàn thiện nhưng người sáng tạo, có công đầu là Alexangdre de Rhodes đã để lại cho nhân dân ta, Tổ quốc ta, nền văn hoá của ta một thành tựu vĩ đại, đó là chữ quốc ngữ.
Việc Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng với tấm lòng yêu nước cao cả trong rất nhiều năm kiên trì tìm tòi, khởi xướng việc tôn vinh Alexangdre bắt đầu tu tỉnh Quảng Nam, quê hương ông đồng thời là nơi A- lếch- xăng Đờ-rốt đến truyền đạo và sáng tạo chữ quốc ngữ là một việc lớn lao, vô cùng ý nghĩa với đất nước. Đã nhiều lần ông kiến nghị dựng tượng người Pháp vĩ đại này kể cả như ông nói từng kiến nghị với ông Võ Văn Kiệt được ông Thủ tướng đồng ý dựng tương con người này ở Hà Nội nhưng rồi không thành. 
Tại cuộc Hội thảo chiều 9/4 nhiều chính khách bức xúc phát biểu rằng chúng ta có vẻ lãng quên một con người vĩ đại (người Pháp) cống hiến cho dân tộc Việt Nam một công trình vĩ đại là sáng tạo ra chữ Quốc ngữ phát triển rạng rỡ đến ngày nay. Cuộc hội thảo hôm qua không có một quan chức Nhà nước nào dự mà chỉ có một số nhà ngôn ngữ, nhà báo, nhiếp ảnh, nhà điện ảnh nổi tiếng như nsnd Trần Văn Thủy. Ông phát biểu rất hay, rất thẳng thắn về trách nhiệm công dân của chúng ta và công việc tôn vinh A- lếch- xang Đơ-rổt cần có sự vào cuộc của Nhà nước.
Thiển nghĩ của tôi trong việc này: A.Đơ-rốt đi truyền đạo khắp thế giới nhưng chỉ đặc biệt sáng tạo cho VN chữ Quốc ngữ từ chữ La-tinh, duy nhất ở Châu Á. Ta hãy nhìn ra xung quanh, phía Bắc là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nam - Bắc Triều Tiên dùng chữ vuông(học rất khó), còn các nước My-an -ma, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai- xi-a, In- đô- nê- xi-a đều dùng chữ dạng “giá đỗ”, có người bảo chữ “giun dế”, chỉ nước ta có chữ kiểu Kí tự La-tinh.
Như vậy, công lao ngài A-lếch- xang Đơ- rốt lớn lắm, vĩ đại lắm, việc tôn vinh là vô cùng cần thiết khi năm nay cũng là 100 năm tiếng Việt trở thành Quốc ngữ thay cho chữ Hán, chữ Nôm trước đây! (sau khi có chỉ dụ của vua Khải Định).
Cảm ơn việc làm lớn lao, vô cùng tâm huyết của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng.

(Nguồn: faceboook của BTV Cao cấp Kim Quốc Hoa)