Một nỗ lực đổi mới của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
Đó là việc đưa hai nhân vật nổi đình, nổi đám của làng giải trí Việt: Bà Tưng và Ngọc Trinh vào đề thi, mà lại còn là đề thi học sinh giỏi văn cấp Thành phố nữa chứ! Làm như thế này, nói một cách phiến diện và cực đoan, dường như các vị giám khảo lại đặt vị trí của các cô gái này ngang với những tác gia, tác giả, nhà phê bình, … bình thường vẫn xuất hiện trong các đề thi hay sao?
Bà Tưng và Ngọc Trinh 'sướng' nhé!
Hai cái tên 'mĩ miều' này đã được đưa cả vào đề thi, mà lại còn là đề thi học sinh giỏi nữa chứ!
Nội dung đề bài như sau:
“Câu 1: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: ‘Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?’. Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: ‘Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền".
Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.
Trên đây là đề bài trong cuộc thi học sinh giỏi văn cấp PTTH năm 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng vừa mới được chia sẻ trên mạng. Quả nhiên cứ cái gì dính tới hot girl với siêu mẫu và hoa hậu là thu hút sự chú ý của cư dân mạng như mật thu hút ong. Mà ong thì châm chích cũng đau nên luồng dư luận xung quanh chuyện này cũng diễn biến theo nhiều chiều.
Người thì cho rằng không nên lôi những tên tuổi nhiều tai tiếng này vào một đề thi nghiêm túc. Những nhân vật này chỉ nên xuất hiện trên mạng là đủ lắm rồi. Nhưng cũng nhiều người vỗ tay, coi đây là một nỗ lực của ngành giáo dục muốn hướng học sinh tiếp cận gần hơn với những vấn đề nóng của xã hội. Mà muốn nóng thì tất nhiên phải lấy những đại diện đang “khuấy đảo” cộng đồng mạng vào làm đề bài là đúng rồi.
Thật ra chuyện đưa những vấn đề xã hội vào một đề thi cấp tỉnh thành hoặc quốc gia không có gì xa lạ nữa. Nhưng việc nêu đích danh tên tuổi và câu phát ngôn cộp mác cá nhân của hai người đẹp (dính líu nhiều tai tiếng) lại có vẻ là lần đầu tiên. Đấy mới là điều đáng phải bàn.
Ở Hàn Quốc chẳng hạn, một số ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, vận động viên,… nổi tiếng đều đã từng xuất hiện trong các đề thi, bài tập và thậm chí là sách giáo khoa của họ. Nhưng đó thường là những nhân vật có đóng góp nhất định vào thành công của nền nghệ thuật hay thể thao của Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Họ được coi là những tấm gương người thật, việc thật để các em học sinh Hàn Quốc có thể học tập và noi theo. Bản thân các em học sinh đó chắc chắn cũng cảm thấy gần gũi với một nhóm nhạc nữ xinh đẹp, tài năng, thành công trong nghệ thuật nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu hằng ngày xuất hiện trên tivi hơn là chuyện về một nhân vật hư cấu mang cái tên vô cùng chung chung nhưng lại có đạo đức và tài năng tuyệt vời.
Trong khi nhân vật được nêu đích danh trong đề thi của ta lại là hai cô nàng dù nhìn ở góc nào cũng không thể coi là những người có gì đáng để… nghị luận. NGHỊ LUẬN – là một dạng làm văn mà trong đó người ta sẽ đưa ra hệ thống luận điểm, dẫn chứng để phân tích một quan điểm. Đề văn nêu ra đúng một vấn đề mà giới trẻ hiện nay phải đối mặt: sự lên ngôi của lối sống thực dụng. Nhưng có vẻ như chọn hai ví dụ nêu trên để làm tiền đề thì có lẽ … các giám khảo ra đề đánh giá hơi cao “ví dụ sống” của mình.
Thứ nhất trong trường hợp các bạn thí sinh phản đối quan điểm sống của hai nhân vật trên, lại có những lời lẽ xúc phạm chẳng hạn thì chẳng khác gì mang danh “bôi nhọ danh dự” của người khác. Tất nhiên nội dung bài thi ra sao chỉ có thí sinh và người chấm bài biết với nhau nhưng về bản chất việc nêu đích danh tên tuổi người ta ra cũng là một kiểu “xâm phạm đời sống riêng tư”.
Ảnh chụp đề thi học sinh giỏi văn thành phố Hải Phòng có tên Bà Tưng, Ngọc Trinh
(Ảnh internet)
Thứ hai và quan trọng hơn là nói gì thì nói, những cô gái trẻ này thật sự không xứng đáng được nêu tên trên một đề thi có tính chất nghiêm túc như thế này. Bởi đây là một bài thi chứ không phải một diễn đàn mạng nơi người ta có thể tha hồ bình luận, bôi xấu hay bộc lộ quan điểm của mình về một cá nhân hay lối sống của cá nhân đó. Có nhiều cách để nêu tiền đề trong một bài thi để vừa nêu bật được yêu cầu của đề tài vừa gắn liền với thực tế chứ không nhất thiết phải nêu đích danh một hai con người không đủ tư cách. Cũng không nên lấy cớ nêu tên tuổi đích danh của các nhân vật đang gây bão thị phi này để làm bật nên tính thực tiễn của đề bài được. Thực tiễn hay không phụ thuộc vào vấn đề mà đề tài hướng tới chứ không nhất nhất phải dựa trên những cái tên nào đang hot trên mạng.
Làm như thế này, nói một cách phiến diện và cực đoan, dường như các vị giám khảo lại đặt vị trí của các cô gái này ngang với những tác gia, tác giả, nhà phê bình, … bình thường vẫn xuất hiện trong các đề thi hay sao?
Không biết hai cô gái này nghĩ thế nào, chứ như tôi thì tôi rất sung sướng, vì dù gì thì dù, vừa mới đầy scandal trong giới giải trí, bị xã hội 'ném đá' mà giờ lại đường đường, chính chính 'bước' vào đề thi cấp thành phố, mà lại là đề thi học sinh giỏi. Không sướng sao được!?
Tin cùng chuyên mục
Tròn mắt xem mẹ Canada dạy con
03/01/2014
Nhà báo Thái Duy: "Khoán chui hay là chết?"
03/01/2014
Chuồng cọp ở Côn Đảo bị “lộ” như thế nào?
31/12/2013
Nguyễn Kim tài trợ 20.000 camera cho nhà trẻ
27/12/2013
Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất
24/12/2013