Giận lắm phượng ơi: Hoa cứ đỏ
Giận lắm phượng ơi: Hoa cứ đỏ/ Để mình ngơ ngác ngóng tìm nhau/ Sân trường thơ mộng, trong trắng quá/ Ai đã trao tôi nụ hôn đầu? (Thơ của Nguyễn Minh Tùng)
Viết lời bình: Phạm Ngọc Huyền
Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Hẳn cũng như tôi và biết bao bạn học trò khác, nhà thơ Nguyễn Minh Tùng mang trong mình một cảm giác bâng khuâng, tiếc nuối, pha lẫn một chút “Giận” khi sắp phải xa mái trường . Bài thơ “ Phượng ơi” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đời thơ của tác giả được in trong tập thơ “ Trăng nghiêng phố núi ”.
Bài thơ “Phượng ơi” đã gợi cho tôi sự đồng cảm vì chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là tôi cũng phải chia tay mái trường nơi tôi đã gắn bó suốt ba năm học qua, khoảng thời gian không dài nhưng đã để lại trong tôi biết bao kỉ niệm đẹp .“ Phượng ơi” mới chỉ nghe nhan đề của bài thơ ta đã có thể cảm nhận được: Đó là tiếng gọi cất lên từ đáy lòng tác giả. Một cách gọi mộc mạc, đơn giản, thân quen đã đưa ta vào mạch cảm xúc ,dòng tâm trạng của ông tại đây ta có thể bắt gặp chính sự đồng cảm của bản thân đang chảy theo dòng chảy của tác phẩm. “ Ơi ” ơi là một âm mở, khiến cho ta có cảm giác vang vọng, lâng lâng, bồi hồi trong chính tâm hồn mình .
Mái trường không chỉ là nơi ta được học chữ mà còn là nơi dạy ta cách làm người, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Cũng chính là nơi ta có cảm giác đặc biệt nhất mỗi khi hè về:
“ Giận lắm phượng ơi: hoa cứ đỏ ”
“ Giận ” là một cảm xúc của con người khi điều mình không mong muốn xảy ra. “giận” tính từ lột tả hết những cung bậc suy nghĩ của tác giả . Ông giận khi hoa cứ nở vì sợ cái cảm giác mùa hè lại ùa về, mùa chia tay đến. Dù người không muốn, nhưng “ hoa cứ đỏ ” theo vòng tuần hoàn của thời gian. Phải chăng chính vì tình yêu đối với mái trường, với tuổi học trò quá lớn nên tác giả đã muốn ôm trọn tình yêu đó, không muốn để nó tuột mất, trôi đi . Sự đối lập giữa cung bậc cảm xúc với sự tuần hoàn của thời gian, của tự nhiên. Dấu hai chấm đặt ở giữa câu, chia câu thơ thành hai vế nhưng không gấp gáp, không vội vàng, mà vẫn bộc lộ đầy đủ những tâm trạng của tác giả .
Hoa nở rồi hoa tàn, có những quy luật của tự nhiên mà ta không thể chối cãi được, bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc phải tan, cuộc kì ngộ nào rồi cũng có ngày phải chia tay. Xa nhau biết đến bao giờ mới có ngày gặp lại:
“ Để mình ngơ ngác ngóng tìm nhau ”
Trên con đường đời, có rất nhiều ngã rẽ khác nhau, mỗi người một con đường đời, mỗi người một sự lựa chọn. Chia tay người đi không hẹn trước, đường đi thăm thẳm một chia phôi, chỉ còn biết “ ngóng ”, chờ đợi. Tình bạn là một nhu cầu cần thiết và quan trọng, vì vậy có nhiều câu ca dao nói về tình cảm của thiêng liêng này :
“ Chim lạc bầy thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau ”.
Dù có xa nhau, khoảng cách có lớn từng nào, thì ông cũng không thể nào quên được hình ảnh mái trường thân thương, gần gũi:
“ Sân trường thơ mộng, trong trắng quá ”.
Nhà thơ đã đưa ta đến một nơi “ Thơ mộng ” và “ trong trắng ” trong chính ngôi trường này. Từ “ quá ” thể hiện tâm hồn lãng mạn, toàn bộ cái đẹp được hiện lên.
“ Ai đã trao tôi nụ hôn đầu ? ”
Mang hình thức câu hỏi, và chính câu hỏi ấy tự nó đã mang trở cái “ tôi ” của tác giả :Một con người luôn luôn hoài niệm quá khứ, nâng niu những giá trị tinh thần. “ Nụ hôn đầu ” hay người mà ta hẹn hò lần đầu tiên. Câu hỏi ấy thể hiện sự băn khoăn của ông , muốn truy tìm thật sâu, thật kỹ về cội nguồn của tình yêu đó. Đồng thời gợi lên những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò một thời đã qua. Tác giả mang một tình yêu sâu nặng đối với mái trường và bạn bè .
“Phượng ơi” là một sáng tác độc đáo của nhà thơ Nguyễn Minh Tùng về hình thức. Câu thất ngôn với các vế đối rất chỉnh . Cách sử dụng dấu chấm phá rất tài tình , cùng với các biện pháp tu từ , tính từ , câu hỏi nghi vấn đã kết thúc bài thơ nhưng còn để lại trong lòng người đọc một cánh cửa, mời gọi sự khám phá . Bài thơ giúp ta hiểu hơn tình cảm, những suy nghĩ của tác giả . Từ đó ta có thể gần gũi hơn , yêu hơn cuộc sống có ý nghĩa hơn. Hãy nắm bắt, trân trọng từng giây, từng phút khi chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa .
Học sinh: Phạm Ngọc Huyền
Lớp: 12A1 – K47
Mai Tô- Phì Điền – Lục Ngạn – Bắc Giang
ĐT: 0964027631
Tin cùng chuyên mục
Thầy
04/11/2014
Thơ tri ân tới các nhà giáo nhân ngày 20-11
02/11/2014
Chùm thơ của Nhà giáo Đỗ Lương Điền
31/10/2014
Hơn 700 sinh viên dự Olympic Tin học
29/10/2014
Em là ai
28/10/2014