Bệnh sởi

Bệnh sởi là loại bệnh do vi rút gây ra. Mỗi người trải qua một lần bị sởi trong đời và sẽ miễn dịch hoàn toàn. Chính vì lẽ đó sinh ra vacin sởi. ( Tuy nhiên nhiều khi vac cin không tác dụng là do bảo quản hoặc do sản xuất, hoặc do tiêm không đủ lần, đủ liều... mà tiêm vacin rồi vẫn mắc bệnh như thường.) Từ xưa cha ông ta đã nhận thấy trẻ bị sởi có thể biến chứng sang hô hấp và các tạng khác, để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa nếu mỗi khi đã nhiễm.

Bệnh sởi có thể là điển hình và không điển hình. Thể không điển hình chỉ thoáng qua với triệu chứng mờ nhạt có khi là người nhà không để ý, Tình trạng sức khỏe tốt. Thể này dễ bị bỏ qua nên thường dẫn đến lây bệnh cho người khác mà không hề biết.

Thể điển hình với những triệu chứng đầy đủ, diễn biến như sau: Tính từ ngày tiếp xúc với người bị mắc bệnh, mầm bệnh có thể ủ trong người bệnh nhân từ 10-14 ngày. Sau đó bệnh mới khởi phát. Rầm rộ nhất từ ngày thứ 2 tới ngày thứ 4. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao trên 39 độ. Có dấu hiệu viêm đường hô hấp và viêm kết mạc, mắt đỏ, đau mắt (có khi biến chứng bị mù.) Đôi khi có viêm thanh quản cấp nói khàn, đau cổ. Nếu vạch miệng trẻ, có thể thấy các hạt nhỏ 0,5-1mm màu trắng có quầng ban đỏ trên niêm mạc miệng. (Dấu hiệu quyết định chẩn đoán sởi) Sau khi sốt cao 3- 4 ngày, bệnh nhân bắt đầu phát ban. Ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng nổi sẩn, khi dùng tay kéo căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt bệnh nhân có thể giảm dần. Ban nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu. Bệnh nhân bước vào thời điểm hồi phục. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi

Nhưng cũng có thể bị ho kéo dài thêm 1-2 tuần sau. Cần theo dõi điều trị bằng thuốc phù hợp.

Một đôi trường hợp bệnh nhân có thể sốt cao liên tục, phát ban không rõ ràng, nhưng phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, kèm viêm phổi nặng. Do đó không nhất thiết phải bị thể không điển hình là ít biến chứng hơn thể điển hình.

Bệnh sởi có thể gây viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, tiêu chảy, bùng phát lao tiềm ẩn. Người lớn, trẻ lớn có thể gặp biến chứng viêm cơ tim, viêm não... Bệnh nhân bị sởi cần được nghỉ ngơi tại giường, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh da, mắt, miệng họng, uống thuốc giảm ho, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, hoặc áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung điện giải qua đường uống. Chỉ định truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải. Cần Bổ sung vitamin A, C như cà rốt, cà chua, cam... Cần cách ly người bệnh trong suốt giai đoạn có biểu hiện bệnh cho đến ít nhất bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban để tránh lây lan. Cách tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ nơi phòng kín, vệ sinh da thật sạch bằng nước ấm, không nhất thiết bằng nước lá mùi, ăn uống hợp vệ sinh, tốt nhất là ăn cháo ít thịt. (Nếu bệnh không nặng lắm) cộng với thể tạng người bệnh tốt, sau 7- 10 ngày bệnh tự rút lui.

Ở các nước có miền khí hậu quá nóng, hoặc quá lạnh, mỗi lần trẻ em bị sởi sẽ có biến chứng khôn lường, nhưng ở Việt Nam ta thì khả năng biến chứng ít hơn. Tuy nhiên ngày nay thì tỷ lệ biến chứng cũng cao trông thấy. (Vì nhiều lý do.) Nếu thấy dấu hiệu sốt cao, bỏ bú, bỏ ăn... thì nên đem đến trung tâm y tế, để hỗ trợ truyền dịch, hạ sốt, đề phòng biến chứng. Tuy nhiên nếu trẻ bị nhiễm sởi mà đang còn ăn chơi thì nhất thiết không phải nằm viện. Những trường hợp đó, nhân viên y tế cần xem xét, rồi tư vấn cho người nhà hiểu và có thể đưa trẻ về tự điều trị bảo tồn vẫn được.

Vấn đề người dân chưa hiểu cơ chế của bệnh sởi là lỗi ở phương tiện truyền thông thôn tin, Y tế địa phương. Y tế địa phương nên giải thích thấu đáo cho người dân biết khi nào nên đến tuyến trung ương lúc nào nên ở tuyến cơ sở, khi nào cần sự săn sóc của nhân viên y tế.... thì áp lực ở các bệnh viện lớn sẽ giảm bớt.

Ngày nay mỗi gia đình chỉ có hai đứa con, với sự chăm sóc của ba, mẹ, và bốn ông bà nội ngoại...(Một cháu sáu người chăm) nên hễ thấy trẻ sốt nhẹ là đã hốt hoảng, cuống cuồng lên, tranh nhau đưa trẻ đến bệnh viện. Hơn nữa có phải ai cũng hiểu về bệnh sởi một cách thấu đáo đâu. Nên nghe nói con mắc sởi, là vội ôm đến bệnh viện, nằng nặc xin nằm lại. Cũng có trường hợp màng lưới y tế cấp xã, phường, huyện, quận quá yếu, tắc trách... dẫn đến người dân phải vượt tuyết lên trên, gây ra hiện tượng quá tải ở tuyến tỉnh, trung ương. Nhưng ngược lại cũng có rất nhiều trường hợp trẻ đã lên sởi vài ngày rồi, mà bệnh không chịu lui, có nhiều biểu hiện nghiêm trọng như liên tục sốt cao, mê man, ho, tức ngực, đỏ đau mắt....có nguy cơ biến chứng cao và khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng...mà người nhà vẫn chủ quan, nên đã xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Theo dân gian trẻ bị sởi thì uống nước rau má, Đậu săng, để hạ sốt đề phòng biến chứng. Ngoài ra tắm nước lá mùi. Nhưng điều cần lưu ý là: Dù rằng: lá mùi và bài thuốc trên có hiệu lực tiêu diệt, chữa được vi rut sởi, thì cũng có vài trường hợp vì dùng muộn, không đủ liều, không đúng cách... nên bệnh cứ tiến triển. Cần kiểm tra cẩn thận trên cơ thể con cháu mình. Đừng chủ quan mà để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Nếu thấy có nguy cơ nặng, bệnh không lui, sốt kéo dài, bỏ ăn, bỏ bú, mê man, ho tức ngực, đau mắt, đau tai... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để chữa chạy.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và kinh nghiệm lâm sàng từ trước tới nay: Thì nước lá mùi và bài thuốc trên không chữa được bệnh sởi, nó chỉ hỗ trợ cho người bị nhiễm nhưng không có dấu hiệu biến chứng hoặc là trong thời gian sởi đã ổn định, đang hồi phục thôi. Điều lưu ý là: Tất cả thuốc Nam cho tới thuốc bắc, (nói chung là Đông dược.) Dù có tốt tới mấy, cũng chỉ giải quyết được với ca những ca nhiễm nhẹ thôi. Còn mắc sởi với những biến chứng nặng, thì nhất thiết phải vào các cơ sở y tế để chữa.

Bệnh sởi bệnh là do vi rus gây ra, nhiễm qua đường hô hấp, hiện chưa có thuốc đặc hiệu. (Có vacin phòng đặc hiệu rồi.) Nếu ai biết có bài thuốc kháng được, hoặc ức chế được virus, hãy báo với cơ quan như bộ Y tế, Ủy ban khoa học và đời sống.... để nhận tiền ăn chơi. (Chắc chắn là số tiền không nhỏ đâu) Không chừng được giải Noben cũng nên. Có khi cả đời con đời cháu khỏi lo nơi làm việc. Vậy mong bà con lưu ý. Bệnh sởi rất dễ lây truyền, cần cách ly trẻ ốm ra khỏi lớp học để khỏi lây sang em khác