Đừng mượn danh Công Phượng

Dẫu sao sức hút của Công Phượng đối với khán giả ở khắp mọi sân, mọi giải đấu là không thể phủ nhận, nhưng sự đời “thái quá” cũng dẫn đến “bội thực” mà hệ lụy rất “khó tiêu hóa”. Dễ nhận thấy, đội tuyển Olympic mới tập trung được 3 tuần mà các mặt báo dặc đầy tên Công Phượng.

ĐỪNG MƯỢN DANH CÔNG PHƯỢNG

 

Thế Bình

Không chỉ bây giờ có mặt ở đội tuyển Olympic mà trước đó hiệu ứng mang tên Công Phượng ở U19 đã loang đều trên mặt báo.  Đó là  điều may mắn cho bóng đá nước nhà và thật dễ hiểu khi người hâm mộ được mãn nhãn với lứa cầu thủ chơi thiên về kỹ thuật trên nền tảng đào tạo giáo trình mang thương hiệu Quốc tế của học viện bóng đá Arsenal JMG. Lối chơi ban ngắn phối hợp nhuyễn của tập thể đã nhiều năm cùng nhau khổ luyện để “không nhìn” nhưng vẫn nhận bóng từ những pha “bật, nhả” coi thật đã mắt. Lại những cú ‘Solo” ngoạn mục chẳng giống ai rồi hoàn hảo trong  khâu dứt điểm đã “đóng đinh” cái tên Công Phượng trong lòng người hâm mộ. Chẳng biết “lứa Công Phượng” được bắt đầu từ đâu, để rồi cái tên Công Phượng bỗng lấn lướt cái tên khác cùng lứa trên mặt báo, ngẫm cũng chẳng sai vì Phượng thuộc mẫu cầu thủ có thể gây đột biến và có những khoảnh khắc ‘xuất thần’ có thể quyết định số phận bởi bàn thắng, thước đo tối thượng cho mỗi trận đấu. Dẫu vậy môn chơi có tính tập thể cao như bóng đá thì không phải khi nào ‘một cánh én cũng làm nên mùa xuân” thứ nữa xét toàn cục của mỗi trận đấu vai trò “yết hầu” của tuyến tiền vệ được đề cao và quan trọng hơn nhiều. Vẫn biết “so sánh là khập khiễng” nhưng người yêu bóng đá thì thấy tài năng của những  Tuấn Anh, Xuân Trường, …có tầm ảnh hưởng lớn trong lối chơi của mỗi đội bóng hơn. Rất tiếc tài năng của họ chưa tương xứng những gì trên mặt báo, phải chăng bị mặc định “lứa Công Phượng” mất rồi.

Dẫu sao sức hút của Công Phượng đối với khán giả ở khắp mọi sân, mọi giải đấu là không thể phủ nhận, nhưng sự đời “thái quá” cũng dẫn đến “bội thực” mà hệ lụy rất “khó tiêu hóa”. Dễ nhận thấy, đội tuyển Olympic mới tập trung được 3 tuần mà các mặt báo dặc đầy tên Công Phượng. Còn nhớ chuyện rùm beng thật hư tuổi Công Phượng đến “nhẫn  tâm” chưa lắng thì giờ lại lùm xùm “sự cô độc”, “ích kỷ” của Công Phượng với đội tuyển U23, lại nữa, viết gì nhưng “tít” phải có hai từ “Công Phượng”. Chẳng như thông tin U23 Thái Lan có “Messi Thái”  trong thành phần giao hữu với U23 Việt Nam thì  được tiếp nhận:  HLV Kiatisuk triệu “Messi Thái Lan” đấu với Công Phượng. Mà thật lạ “Chẳng có gì mà ầm ỹ” thành ngữ ấy bây giờ trở thành trào lưu đối với người Việt. Người trong nhà “chưa tỏ” thì ngõ đã “ có chuyện” mà cũng chẳng cần “phán xét” việc có hay không, hệ quả “nâu’ vấn đề ... Chẳng biết có những bằng chứng gì về “phát minh” sự “ích kỷ “ “cô lập” của Công Phượng đối với đội tuyển nhưng nếu là “hư” thì đó quả là “nhẫn tâm” tạo áp lực “tội nghiệp” dành cho cầu thủ mà tuổi đời mới chỉ chạm đến “đầu hai”. Rồi nữa hàng loạt mối quan hệ đội tuyển, sự phân tâm, mất đoàn kết…Lý giải chuyện này, anh bạn tôi kết luận: “Thương mại hóa đó mà” nghĩ lại cũng có lý của anh, đúng là khi lướt Wed chẳng mấy ai không bị “hút” khi bài viết có tên Công Phượng. Và quả thật khi đọc lại, không ít bài liên quan tên Công Phượng với nội dung thật nhàm và “lãng xẹt”. Tài năng của Công Phượng không thể phủ nhận nhưng thực tế mới ở tiềm năng của sự khởi đầu, đẳng cấp của cầu thủ này cần thời gian dài thực tế để khẳng định. Tuy có tố chất và sở hữu kỹ thuật cực tốt nhưng tư duy chơi bóng của Công Phượng còn nhiều điểm hạn chế, cần khắc phục. Sự rườm rà lạm dụng kỹ thuật cá nhân của Công Phượng dễ bị  đối phương “bắt bài” và cũng không ít pha bóng gây “bức xúc” cho người hâm mộ. Vậy nên, huấn luyện viên Miura tuyên bố chưa có bộ khung chính cho U23 nhưng phương án sử dụng Công Phượng như quân bài “siêu dự bị” (trong 2 trận đấu giao hữu gần đây) phải chăng là giải pháp tốt cho cả Công Phượng và đội tuyển? Bàn thắng mà Công Phượng ghi ở phút cuối cùng trong trận giao hữu với CLB Hà Nội T&T là kết quả của sự lơ đãng, xuống sức của đối thủ và khả năng bứt tốc xử lý chính xác của Phượng. Không ghi bàn trong trận Olympic Indonesia nhưng sự góp mặt của Công Phượng đã làm tươi tắn hơn lối chơi tấn công của đội tuyển so với hiệp 1 nhạt nhòa trước đó. Vẫn còn những tình huống chưa ăn nhập trong các pha phối hợp với đồng đội nhưng vai trò “thu hút” trong di chuyển không bóng, đặc biệt vai trò “thiết kế” phát động các đợt tấn công là những điểm đáng ghi nhận ở cầu thủ này.

Tương lai còn đang ở phía trước, một tập thể mạnh cần có cá nhân có kỹ thuật tốt thích ứng với triết lý bóng đá mà mỗi huấn luyện viên có trách nhiệm dẫn dắt. Xin đừng mượn danh Công Phượng./