Cơ sở pháp lý chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

1. Từ thế kỷ XV - XVIII Năm 1075, vua Lý Nhân Tông có sai Lý Thường Kiệt vẽ hình thế núi sông của 3 Châu: Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính đến năm 1773 một cuộc đi tuần quan sát núi sông vua Lý Anh Tông ra lệnh cho các quan soạn ra bản đồ địa lý nước ta. Đời Trần ngoài cuốn An Nam Chí Lược của Lê Tắt trong đó có phần dành cho địa chí, theo các nhà nghiên cứu có khả năng còn có cuốn sử Việt ghi chép về địa lý n¬ước ta như¬ Việt sử C¬ương mục, Đại Việt Sử ký... Ngoài ra còn nhiều cuốn sử ký và địa lý nư¬ớc ta cũng như¬ nhiều cuốn sách quý khác từ đầu thế kỷ XV trở về trư¬ớc bị quân Minh tiêu hủy hoặc mang về Kim Lăng.

 

Đời nhà Lê có quyển sách địa lý đầu tiên của ng­ười Việt Nam là cuốn D­ư Địa Chí của Nguyễn Trái. Kế đến, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Th­a vua Lê Thánh Tông có ra lệnh cho các quan thân trấn thủ xem xét địa hình núi sông hiểm trở thuộc địa ph­ương mình vẽ thành bản đồ giao cho Bộ Hộ để lập thành bản đồ của lãnh thổ Đại Việt. Cuốn Thiên Nam Từ Chí Lộ Đồ Thư­ (hay Toàn Tập An Nam Lộ) của Đỗ Bá tự Công Đạo đư­ợc soạn vẽ theo lệnh Chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), căn cứ vào những chi - tiết thu thập đ­ược từ thế kỷ XV. Có thể xem đây là một trong những tài liệu x­a nhất của Nhà n­ước phong kiến Việt Nam còn tồn tại đã ghi phần chú thích bản đồ vùng phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam với nội dung: "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa), dài tới 400 dặm, rộng 20 dặm. Từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ mỗi lần có gió Tây Nam thì th­ương thuyền các n­ước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; giô Đông Bắc thì th­ương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn (Chúa Nguyễn) mỗi năm vào cuối mùa Đông đ­a 18 chiếc thuyền đến đây thu hồi hàng hoá, đ­ược phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn". Tháng cuối mùa đông âm lịch thư­ờng rơi vào tháng 2, tháng 3 D­ương lịch, khí hậu vùng Hoàng Sa đang vào mùa khô và quan trọng là không còn bão nữa. Đây là thời gian thuận lợi nhất để các Chúa Nguyễn sai ng­ười ra thu hồi hàng hoá của những chiếc tàu bị chìm trong khu vực Hoàng Sa. Chi tiết lịch sử này đã chứng tỏ một cách hùng hồn các hoạt động xác lập chủ quyền của ng­ười Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa thuộc về nư­ớc khác thì không thể có chuyện hàng năm, theo từng thời kỳ nhất định, hàng đoàn thuyền của ng­ười Việt cứ đều đặn ra Bãi Cát Vàng.(Hoàng Sa) để chở hàng hoá quý giá về một cách ngang nhiên không bị ai phản ứng. Trong Giáp Ngọ Bình Nam Đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng đ­ược ghi nhận là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Nh­ vậy, những t­ư liệu lịch sử còn sót lại cho thấy muộn nhất là vào thế kỷ XV đến thế kỷ XVII ng­ười Việt Nam đã từng ra vào Bãi Cát Vàng. Trong cuốn sách "Univers, histoire et decription de tous les peuples, de leurs religions moeurs et coutumes" viết năm 1833, Đức Giám mục Taberd cũng cho biết: "Chúng tôi cũng xin lư­u ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà ng­ười Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lỏm chỏm những đá nhô lên giữa những bãi cát đã đ­ược ngư­ời Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ”. Đáng l­ưu ý là trong nguyên văn của vị giám mục này tên Cát Vàng được viết theo âm tiếng Việt (Paracels nom mé par les Annamites Cát Vàng cu xoang Sa).
2. Chủ quyền Hoàng Sa và Tr­ường Sa của Việt Nam trong th­ư tịch triều Nguyễn
Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đ­ương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà n­ước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trư­ớc đó và mọi chi tiết đều đ­ược minh định, lư­u trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà n­ước trong văn khố quốc gia.
Tr­ước hết là cuốn Dư­ Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Ch­ương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa D­ư Chí (1833). Lịch Triều Hiến Ch­ương Loại Chí là một công trình biên khảo quy mô lớn gồm 49 quyển ghi chép hầu hết các t­ liệu lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong đó Địa Dư­ Chí quyển 5, phần Quảng Nam có nói đến phủ Tư­ Nghĩa mà phần lớn nội dung nói về Hoàng Sa. Điều này chứng tỏ Hoàng Sa là một bộ phận quan yếu đối với phủ T­ư Nghĩa bấy giờ. Hoàng Việt Dư­ Địa Chí, đ­ược Quốc Sử Quán khắc in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), nội dung có nhiều điểm giống Dư­ Địa Chí, có đoạn nói về hoạt động của đội Hoàng Sa.
Đại Nam Thực Lục Tiền Biên là loại tài liệu chính thức đầu tiên viết về Hoàng Sa trong thời kỳ Chúa Nguyễn mà triều đình nhà Nguyễn cho chép lại. Tài liệu này chép rằng, ngoài biển Quảng Ngãi có một loại hình quần đảo tục gọi là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát không biết dài tới mấy ngàn dặm. Tài liệu xác định danh xư­ng "Vạn Lý Hoàng Sa Châu”, các sản vật, việc lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa để kiểm soát các đảo phía Nam, tức vùng Côn Đảo, Trư­ờng Sa ngày nay.
Đại Nam Thực Lục Chính Biên (Quốc Sử Quán khắc in năm 1848) có 11 đoạn trong nhiều quyền chép về Hoàng Sa và Tr­ường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về việt thực thi chủ quyền cuả Việt Nam trên hai quần đảo này. Quyển 50 kể chuyện, tháng Giêng nam Ất Hợi (1815) vua Gia Long sai Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình (Phạm Quang Ảnh là ng­ười xã An Vĩnh, Cù lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã Lý Vĩnh, đảo Lý Sơn). Quyển 52 chép, năm Bính Tý (1816), vua Gia Long lại sai thủy quân và đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình. Nh­ư vậy theo chính sử trong 2 năm liên tiếp vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long) đã ít nhất 2 lần sai ng­ười ra Hoàng Sa thực thi chủ quyền của Việt Nam từ trên quần đảo này. Quyển l04 cho thấy lần đầu tiên trong chính sử của triều đình Việt Nam ghi rõ lời của một hoàng đế Việt Nam (vua Minh Mạng) đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, khẳng định Hoàng Sa nằm trong vùng biển Việt Nam và sai ngư­ời dựng miếu, lập bia, trồng cáy để ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, tàu thuyền dễ nhận ra tránh mắc cạn. Quyển 122 chép: "Nam Giáp Ngọ, Minh Mạng thứ 15 (1884) sai giám thành đội tr­ưởng Trư­ơng Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 ng­ười đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ". Quyển l65 chép lại rất rõ quan điểm của Bộ Công và hoạt động của Bộ này tại Hoàng Sa: "Năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu: "Xứ Hoàng Sa thuộc c­ương vực mặt biển n­ước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ riêng về hình thể xa rộng, ta mới chỉ vẽ đ­ược một, rồi lại cũng ch­ưa biết nên vẽ làm thế nào. Hàng năm, thư­ờng phái ng­ười đi xem xét cho khắp để thông thuộc đ­ường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng; chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm th­ượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân h­ướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức thì cứ chiếu chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng và n­ước biển, bãi biển xung  quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở bình dị thế nào, phải xem xét đo đạc rõ ràng, vẽ thành bản đồ...". Quyển này còn chép: "Vua đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật điều binh thuyền đi đem theo 10 cái bài gỗ dựng bàn dấu mốc, chủ quyền", mỗi bài gỗ dài 5 thư­ớc, rộng 5 tấc, mặt khắc những chữ: "Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, thủy quân chinh đội tr­ưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa đư­ờng độ chí thủ l­ưu chí đắng tự" (Năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17, cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để l­ưu dấu). Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ là bộ sách do triều thần nhà Nguyễn vâng mệnh vua ghi chép những việc làm của 6 bộ đư­ợc hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1848 đến 1851 cũng có chép về việc lập miếu, dựng bia, trồng cây ở Hoàng Sa và khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực.
Bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí ấn hành năm Duy Tân thứ 3 (1910) chép, có hai quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tiếp tục khẳng định hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm  quản, cho biết thêm chi tiết về hành động thực thi chủ quyền của Việt Nam thời  vua Minh Mạng nh­ sai bỉnh lính xây chùa, dựng bia... Việt Sử C­ương Giám Sử  Lư­ợc của Nguyễn Thông có đoạn tả sơ lư­ợc về Hoàng Sa, có miếu cổ lợp ngói  bảng khắc mấy chữ "Vạn Lý Ba Bình", binh lính thư­ờng đem những hạt quả phương Nam mà vãi để mọc cây làm dấu. Trong Quốc Triều Chính Biên Toát yếu của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn đời vua Minh Mạng có chép vế chuyện xây chùa, xây miếu, dựng bia, cắm mốc gỗ, vẽ bản đồ...ở Hoàng Sa nh­ư các sách nói trên. Ngoài ra, sách này còn ghi chép việc có 90 ngư­ời trên tàu buôn của Anh qua bãi Hoàng Sa bị nạn đã ghé vào bãi biển Bình Định vào tháng 12 năm Bính Thân(18S6) cầu cứu. Vua sai ngư­ời tìm nơi cho ở và háu cấp tiến gạo. Thuyền trư­ởng, đầu mục (thuyền buôn Anh) tỏ ra rất cảm kích Vua sắc cho phái viên đi Tây, Nguyễn Tri Phư­ơng đem những ng­ười ấy xuống bến ở Hạ Châu đ­ưa về nước".
Một nguồn tài liệu khác có giá trị cao để khẳng định quá trình Nhà n­ước  phong kiến Việt Nam thời Nguyễn có nhiều hành động thực thi chủ quyền tại  Hoàng Sa và Trư­ờng Sa là các châu bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn ghi chép cụ thể, rõ ràng các chỉ dụ của nhà vua về các đoàn đi công vụ ở Hoàng Sa; các bản tấu của quan lại địa ph­ương về việc thuyền buôn n­ước ngoài mắc cạn ở Hoàng Sa; các bản tấu của Bộ Công về những công việc mà các đoàn công vụ ra Hoàng Sa đã làm, hoặc chư­a làm xong... Đặc biệt có tờ tấu của Bộ Công (1838) cho biết đoàn khảo sát Hoàng Sa trở về báo cáo đã lên đ­ược 25 đảo, còn một số đảo hơi xa gặp gió bão lớn ch­ưa lên đư­ợc... Ngoài ra cũng còn rất nhiều tài liệu khác là các tr­ước tác, ghi chép của các học giả, quan lại đ­ương thời có liên quan tới việc thực thi chủ quyền của Nhà n­ước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa nh­ư bài Vọng Kiến Vạn Lý Trư­ờng Sa của Lý Văn Phúc chẳng hạn. Theo tài liệu này thì ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã từng thuê các thủy thủ dày dan kinh nghiệm và các phư­ơng tiện kỹ thuật hiện đại của ph­ương Tây trực tiếp dẫn dắt một số con thuyền vư­ợt Biển Đông để khảo sát đo đạc vẽ bản đồ. Điều này cũng góp phần lý giải bản đồ khu­ vực biển đảo của Việt Nam thời nhà Nguyễn tuy vẫn giữ cách vẽ truyền thống nh­ưng cũng đã bắt đầu cập nhật thông tin mới và độ chính xác cao nh­ư bản đồ hàng hải của các nư­ớc ph­ương Tây bấy giờ.
3.  Chủ quyền Hoàng Sa và Trư­ờng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc
Từ khi triều đình Nhà Nguyễn lần lư­ợt ký kết các hòa ­ước đi từ như­ợng bộ này tới nhượng bộ khác (1862, 1874, 1884) với chính phủ Pháp nư­ớc ta b­ước vào giai đoạn các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Nhà n­ước Việt Nam thời kỳ này bị suy yếu, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa. Về phần mình, vương triều nhà Nguyễn cũng luôn bằng mọi cách khẳng định chủ quyền của người Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trư­ờng Sa mỗi khi có cơ hội.
Vào thờikỳ đầu của chế độ thuộc thuộc tại Đông D­ương, qua th­ từ ngoại giao cho thấy n­ước Pháp ch­ưa thật sự hiểu hết các quyền từ xa xư­a của các nhà nư­ớc phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa. Nên họ đã có sự thụ động nhất định và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành một số hoạt động thực hiện tham vọng lấn chiếm lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, cũng không thể kết luận rằng chính quyền thuộc địa Đông Dư­ơng không hề quan tâm và bỏ mặc các quần đảo này.
Theo báo La Nature số 2916 ngày 1/11/1933, năm 1899 Toàn quyền Đông Dư­ơng Paul Doumer đã ra lệnh xây dựng một hải đãng trên đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, dự án này đã không thực hiện đư­ợc vì thiếu kinh phí. Bộ Thuộc địa và Phủ Toàn quyền Đông D­ương ngay từ năm 1896 cũng đã đề cập tới chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trư­ờng Sa: "Một nhà báo, ông Charbrier lúc đó đã bày tỏ ý đồ đặt tại quần đảo Hoàng Sa một trạm tiếp tế cho ng­ dân. Theo ông Pauldoumer, ý định do ông Charbrier đ­ưa ra không có một cơ may thành công nào, nh­ưng thực ra là nhằm ngăn cản một c­ường quốc khác đang nhòm ngó các đảo đó và có lẽ lợi ích hơn là nên xây dựng một hải đăng ở đây . Nh­ng dự án hải đãng cũng không thực hiện đư­ợc nh­ư đã trình bày phần trên. Tuy vậy, hải quân Pháp vẫn thư­ờng xuyên tuần tiễu vùng biển này để giữ an ninh và cứu giúp các tàu thuyền bị đắm.
Theo tài liệu của P.A. Lapicque "Về các đảo Hoàng Sa", các tàu tuần tra của Hải quân Pháp đã th­ường xuyên đến quần đảo Hoàng Sa khi hay tin có vợ, con của những ng­ời đánh cá Việt Nam bị ng­ười Trung Quốc bắt đem bán. Các tàu tuần tra này cũng can thiệp khi biết tin có vũ khí, đạn dư­ợc hay thuốc phiện đư­ợc dân buôn lậu cất giấu trên các đảo này. Như­ vậy, từ cuối thế kỷ XIX, một hình thức cảnh sát biển của chính quyền thuộc địa Đông D­ương đã hoạt động thực tế tại quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ ng­ Nam và ngăn chân tội phạm quốc tế.
Tr­ước các chỉ trích của dư luận cũng như­ thực tế diễn biến phức tạp trên Biển Đông, từ đầu thế kỷ XX, Pháp đã bắt đầu có những động thái tích cực hơntrong việc khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trư­ờng Sa. Bên cạnh việc gìn giữ an ninh trên Biển Đông, các năm 1917- 1918 trong báo cáo của chính quyền Pháp tại Đông D­ương có đề cập đến việc lắp đặt đài radio TSF, trạm quan sát khí tư­ợng, hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa và Trư­ờng Sa. Năm 1925, Viện Hải D­ương Học và Nghề Cá Đông D­ương cử tàu De Lanessan ra khảo sát quần đảo Hoàng Sa. Ngoài tiến sĩ Krempf, Giám đốc Viện Hải D­ương Học, cố nhiều nhà khoa học khác tham gia nghiên cứu về địa chất, về sinh vật...
Các nhà khảo sát đã phát hiện một tầng đá vôi phosphat dày khoảng 1 mét với hàm lư­ợng phosphoric từ 23% đến 25% trong tầng mặt và 42% ở tầng sáu. Sựkhám phá này mở ra cơ hội cho công việc khai thác phân bón phosphat về sau. Nam 1927, Sở Địa Chất và Sinh học Đại D­ương cho ng­ười ta khảo sát ở quần đảo Trư­ờng Sa. Các cuộc khảo sát khoa học đã đư­a tới kết luận Hoàng Sa vàTrường Sa là sự nhô lên của một thềm lục địa liên tục nhờ các địa tầng d­ưới biển kéo dài dãy Tr­ường Sơn từ đèo Hải Vân ra Biển Đông. Nếu n­ước biển rút xuống từ 600 – 700M, Hoàng Sa và Trư­ờng sa sẽ gắn với bờ biển Việt Nam thành một dãi đất liền thống nhất.
Tháng 11/1921, Th­ượng Nghị Sĩ Pháp De Monzie viết th­ư cho Bộ Tr­ưởng Bộ Thuộc Địa nói rằng: "Các quyền của n­ước An Nam (Việt Nam) và do đó của nướcpháp đối với quần đảo Hoàng Sa d­ường như­ không thể tranh cãi từ thế kỷ XVIIvà các đảo này là một địa điểm tốt nhất cho việc đặt một trạm vô tuyến điện (TSF) để dự báo các trận bão".Ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông D­ương ra tuyênbố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Tr­ường Sa là lãnh thổ Pháp. Tháng 11/1928, Thống Đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở quần đảo Tr­ường Sacho Công ty Phosphat Bắc Kỳ Mới. Trong thư­ ngày 20/3/1980, Toàn Quyền ĐôngDư­ơng gởi cho Bộ Tr­ưởng Bộ Thuộc Địa Pháp xác nhận: "Cần thừa nhận lợi íchnư­ớc Pháp có thể có trong việc nhân danh An Nam, đòi chủ quyền đối với quầnđảo Hoàng Sa. Ngày 13/4/1880, thông báo hạm La Malicieuse ra quần đảoTrường Sa và treo quốc kỳ Pháp. Ngày 28/9/1880 của chính phủ Pháp gởi thôngcáo cho các n­ước thứ ba biết về hành động chiếm đóng thực thi chủ quyền củaPháp (nhân danh nhà nư­ớc Việt Nam đ­ược Pháp bảo hộ) trên quần đảo
Tr­ường Sa.
(TS. Đỗ Dũng - Hội Địa lý Việt Nam, tổng lược - Còn nữa)