Quốc hội khẳng định hiệu quả của hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên

(tacphammoi.net). Dự án Bô - xít Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên có tổng mức đầu tư không lớn; mỗi dự án tương đương với cầu Nhật Tân; không phải thông qua Quốc hội. Nhưng từ khi khởi động, Dự án Bô – xít nhôm Tây Nguyên (gọi tắt) đã vấp phải dư luận nhiều chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội v.v. nên nhiều đoàn công tác, trong đó có đoàn Giám sát của Quốc hội đánh giá Hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của 2 dự án này. Một dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp mới khiến nhân dân cả nước quan tâm và nẩy sinh nhiều ý kiến trái chiều là chuyện bình thường và cần thiết. Tuy nhiên, trong các ý kiến phản biện, nhiều người đưa ra những thông tin, số liệu sai sự thật về Dự án. Các thông tin mà chúng tôi tổng hợp được cho rằng, Việt Nam cho người nước ngoài vào khai thác bô –xít, lấy vợ, sinh con, lập bản ở Tây Nguyên, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương; khai thác bô – xít sẽ để lại những hậu quả khủng khiếp về môi trường, đặc biệt là nguy cơ bùn đỏ; công nghệ chế biến bô – xít của Trung Quốc, lạc hậu v.v. Trong loạt bài “Bô – xít Tây Nguyên – phản biện với phản biện”, bằng những thông tin và hình ảnh từ thực tế, chúng tôi đã bác bỏ những phản biện nêu trên (loạt bài đã đăng liên tục 3 kỳ trên Tạp chí Vinacommi và trên tacphammoi.net). Nay, tacphammoi.net đăng tiếp kết quả của Đoàn giám sát của Quốc hội về 2 dự án Bô – xít nhôm ở Tây Nguyên.

 

Thép chế biến từ bùn đỏ

HIỆU QUẢ

 

Sáng 17/5, tại buổi làm việc cuối của Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Đoàn giám sát báo cáo về chuyên đề Hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của 2 dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ, do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

Dự án Tân Rai và Nhân Cơ là hai dự án thử nghiệm khai thác bô-xit sản xuất alumin đầu tiên ở nước ta, địa điểm đặt nhà máy alumin tại Lâm Đồng và Đắc Nông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Nhà máy alumin Tân Rai đã được nhà thầu bàn giao cho Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam từ 1/10/2013.Trong thời gian chạy thử năm 2013, dự án Tân Rai đã xuất khẩu được hơn 160 ngàn tấn cho các công ty nước ngoài. Năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni (Nhật Bản); Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục bán cho các đối tác khác.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát cho biết, Đoàn giám sát nhận định, trong bối cảnh kinh tế bị suy giảm, phát triển kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, việc đầu tư một lượng vốn lớn, kéo dài cho hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ cần được tiến hành thận trọng, tính toán kỹ, đặc biệt là chi phí dành cho hai dự án phải thật hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Về hiệu quả kinh tế tổng thể của dự án, Đoàn giám sát cho rằng, do giá alumin phụ thuộc hoàn toàn vào sự chi phối của thị trường thế giới trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình sẽ tác động đến hiệu quả kinh tế của dự án.

Đoàn Giám sát kết luận Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lập, phê duyệt, thực hiện hai dự án trên, nhưng đề nghị Tập đoàn phấn đấu rút ngắn tiến độ đầu tư, sớm đưa cả hai dự án đi vào hoạt động.

Vấn đề phế thải bùn đỏ khi khai thác quặng bô–xít là một trong những vấn đề gây lo lắng sẽ làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, ông Trần Văn Tùng cho biết, khác với việc khai thác quặng bauxite ở nhiều nước trên thế giới, phế thải bùn đỏ (sản phẩm đi cùng với quá trình khai thác bô-xit) của Việt Nam có hàm lượng sắt rất cao, vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành tinh chế bùn đỏ lấy quặng sắt. Việc “gạn” bùn đỏ lấy sắt hiện đang trong quá trình thí nghiệm, nhưng kết quả rất khả quan. Nếu thí nghiệm này được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn: giảm chi phí xử lý bùn đỏ, tăng hiệu quả của dự án.

Trước thông tin trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đều bày tỏ vui mừng với kết quả thí nghiệm “gạn” bùn đỏ lấy sắt.

Phát biểu tại phiên họp, về hiệu quả kinh tế của hai dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định dù tính toán trên cơ sở các phương án “bảo thủ nhất” thì dự án vẫn có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, giá alumin trên thị trường thế giới đang ấm dần lên và hiện đã lên đến 400 USD/tấn, nhiều khả năng sẽ tăng lên 420 USD vào năm 2018. Mặc dù vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế, Chính phủ chỉ dự kiến giá alumin là 310 USD/tấn.

“Kể cả với phương án bảo thủ là 310 USD/tấn alumin, chưa tính tới việc chế biến bùn đỏ để lấy quặng sắt thì thời gian giảm lỗ của 2 dự án bô-xit cũng giảm được 1-2 năm so với kế hoạch” – Phó Thủ tướng nói; đồng thời cho rằng với dự án có thời gian hoạt động 30 năm, vốn đầu tư lên tới 700 triệu USD thì việc giảm thời gian lỗ 1-2 năm là vô cùng quan trọng.

Theo Phó Thủ tướng, hiện tại, tổng mức sản lượng khai thác của 2 dự án bô-xit khi đi vào hoạt động hết công suất là 650.000 tấn. Đây là mức sản lượng rất khiêm tốn so với các dự án khai thác bô-xit trên thế giới và so với trữ lượng 4 tỷ tấn bô-xit của nước ta. Khi dự án khai thác bô-xit được chứng minh là có hiệu quả, chúng ta có thể nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm, sau đó lên 1,5 triệu tấn/năm thì hiệu quả còn được nâng cao hơn nữa do giảm được nhiều chi phí.

TỪ BÙN ĐỎ THÀNH THÉP

Vấn đề phế thải bùn đỏ khi khai thác quặng bô–xít là một trong những vấn đề gây lo lắng sẽ làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, ông Trần Văn Tùng cho biết, khác với việc khai thác quặng bauxite ở nhiều nước trên thế giới, phế thải bùn đỏ (sản phẩm đi cùng với quá trình khai thác bô-xit) của Việt Nam có hàm lượng sắt rất cao, vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành tinh chế bùn đỏ lấy quặng sắt. Việc “gạn” bùn đỏ lấy sắt hiện đang trong quá trình thí nghiệm, nhưng kết quả rất khả quan. Nếu thí nghiệm này được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn: giảm chi phí xử lý bùn đỏ, tăng hiệu quả của dự án.

Trước thông tin trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đều bày tỏ vui mừng với kết quả thí nghiệm “gạn” bùn đỏ lấy sắt.

Theo các nhà khoa học, bùn đỏ trong khai thác bô -xít tại khu vực Tây Nguyên có chứa hàm lượng sắt cao hơn hẳn so với các khu vực khác trên thế giới (như Australia, Hungary…). Cụ thể, hàm lượng sắt trong bùn đỏ khô tại Nhà máy Alumin Lâm Đồng dao động 35,8-40% (tính theo Fe) và 51,1-56,3% (tính theo Fe2O3), được coi là tương đương với quặng sắt nghèo, có khối lượng lớn và có thể định hướng để sản xuất gang thép. Chương trình nghiên cứu khoa học lấy sắt từ bùn đỏ được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ đầu năm 2013 với thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, mọi việc đến nay đã hoàn thành, cho kết quả sớm và khả quan hơn nhiều so với dự định và có thể đi vào sản xuất trong thời gian sớm nhất. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Thái Hưng (đơn vị nhận thử nghiệm) cho biết, thời gian qua nhà máy đã tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp (mẻ từ 40-200 tấn bùn đỏ). Tính toán ban đầu về chi phí cho thấy từ 2,4 tấn bùn đỏ khô sẽ thu được 1 tấn tinh quặng sắt 62%. Ông Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (cơ quan thường trực đề án) cho biết, tháng 6 tới sẽ có thể kết thúc đề tài thử nghiệm quy mô công nghiệp để chuyển sang nghiên cứu tiền khả thi triển khai dự án trên thực tế.

Theo công nghệ thử nghiệm, bùn đỏ ướt được tách bằng kỹ thuật lọc áp suất cao nhằm tách phần lớn dung dịch ra khỏi bùn đỏ. Phần dung dịch sau khi tách được tái sử dụng trong chu trình bayer. Bùn đỏ khô được nghiền mịn và trộn với than, đôlômit và chuyển lên dây chuyền thiêu kết sử dụng khí hóa than dư của lò cao luyện gang. Mẫu bùn đỏ sau thiêu kết được nghiền mịn và tuyển từ để thu hồi tinh quặng sắt - nguyên liệu cho sản xuất gang hoặc sắt xốp bằng công nghệ thông thường. Mẫu phôi thép được luyện từ sắt xốp này đạt tiêu chuẩn mác thép SD 390 Nhật Bản. Theo thiết kế Nhà máy Alumin Tân Rai, sản xuất một tấn alumin sẽ tạo ra khoảng một tấn bùn đỏ quy khô. Với công suất 650.000 tấn/năm, khi sản xuất đạt công suất thiết kế, lượng bùn đỏ sinh ra từ nhà máy sẽ khoảng 650.000 tấn quy khô/năm. Kết quả trên hứa hẹn một hướng đi nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp alumin - nhôm cũng như xử lý tốt hơn vấn đề môi trường bền vững.