THÔNG BÁO PHÁT HÀNH TÁC PHẨM MỚI XUÂN GIÁP NGỌ

TÁC PHẨM MỚI Xuân Giáp Ngọ khổ A4 gồm 148 trang (tương đương 296 trang khổ 13 x 19 cm), đã ra mắt bạn đọc vào ngày 15/1/2014 (16 tháng Chạp, Quý Tỵ). Giá mỗi cuốn 50 000 đ. Các tác giả và bạn đọc có nhu cầu mua TPM số này, đề nghị đăng kí với Tòa soạn qua e.mail: tacphammoi07@gmai.com hoặc qua chị Nguyễn Thủy, phụ trách Trị sự: ĐT: 01295188868 * Email: thuy_nguyen200371@yahoo.com và vui lòng gửi tiền vào Tài khoản: Công ty TNHH TÁC PHẨM MỚI, 102010001724936, Ngân hàng TMCP Công thương VN. Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Chúng tôi sẽ gửi ấn phẩm tới tận nhà các bạn.

1. Về nội dung:
Mảng văn xuôi: Đăng bài nổi bật của các nhà văn, nhà báo: Ma Văn Kháng (truyện ngắn), Trần Đăng Khoa (phóng sự), Nguyễn Chu Nhạc (tản văn), Trần Đăng Tuấn (phóng sự), Cao Thâm (ghi chép), Nguyễn Công Tiến (CHLB Đức – tản văn), Hoàng Thảo Chi (ghi chép), Thương Giang (CHLB Nga - truyện ngắn), Trịnh Tuyên (truyện ngắn), Lưu Quốc Hòa (truyện ngắn), Dương Phượng Toại (truyện ngắn) v.v.

…Đã nhiều người viết về chợ tình ở vùng cao nhưng Trần Đăng Khoa phát hiện ra cái chợ tình “không giống ai” qua phóng sự “Lên Sa Pa xem chợ tình người …Kinh” đăng tren số này.
Tôi (Cao Thâm) công bố trong số này những bức thư tình tuyệt vời của cố nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (LQV) gửi Tố Uyên – người diễn viên lừng danh một thời trên màn ảnh và sân khấu nhạc kịch. Đây là tư liệu độc quyền của NSUT Tố Uyên, lần đầu tiên công bố. Qua đây, tác giả khẳng định, “Bóng hồng” lãng mạn, đắm say, góp phần quan trọng trong “gia tài” tác phẩm đồ sộ của LQV là Tố Uyên nhưng lâu nay chưa được đề cao. 
Nguyễn Chu Nhạc qua tản văn “Dùng dằng phận cối…” với những câu văn nuột nà, tinh tế; đề cập vấn đề đáng để nhiều người quan tâm, đó là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Thế nhưng, bài viết này tác giả đã “treo” trên blog của mình từ ngày 7/11/2009, đến nay, hơn 4 năm chỉ có 395 người đọc, để lại… 3 cảm nhận.
Sau những chuyến đi vùng cao làm “Cơm có thịt”, Trần Đăng Tuấn lại phát hiện một hoàn cảnh đáng thương về những em bé sống trong căn lều tạm bợ và ông gọi đó là “Tổ chim non ở Lủng Luông”, với những chi tiết cảm động. Bài đăng trong số này. 
Hoàng Thảo Chi (Huế) gửi đến Tòa một bài ghi chép thật dài về phong tục tết ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Vấn đề không mới nhưng đọc đoạn nào cũng thấy hay, thấy thấy “xôn xao miền kí ức” (Hoàng Thảo Chi). Dù vậy, do khuôn khổ có hạn, chúng tôi chỉ chọn đăng 3 phần trong bài viết dài của ông.
Nhà văn Trịnh Tuyên gửi cho Tòa soạn 3 truyện ngắn để chúng tôi lựa chọn. Qua nhiều cuộc điện thoại trao đổi với tác giả, chúng tôi chọn đăng truyện ngắn “Ổi rừng” vừa đỡ “gai” lại phù hợp với tính chất của số Tết. Hai nhân vật trong truyện ngắn này, nếu đọc qua, ta sẽ thấy hao hao hai nhân vật trong truyện ngắn “Chuyện tình người chăn dê” của ông đăng trên TÁC PHẨM MỚI số Tết năm ngoái và sẽ có người vội cho rằng, lão Trịnh Tuyên dù mấy chục năm làm điều tra trong ngành Công an nhưng nay đã cạn vốn, đã lặp lại mình (?). Thưa, không phải vậy! Xung đột trong trong truyện ngắn này của lão khác với “chuyện tình người chăn dê”. Tính cách hai nhân vật cũng khác và vấn đề đặt ra trong tác phẩm nhân văn hơn. 
- Thơ và giới thiệu tác giả thơ: Tác giả trong và ngoài nước gửi bài đến Tòa soạn rất nhiều. Nhưng do khuôn khổ có hạn, TPM chỉ giới thiệu tác giả - tác phẩm thơ của những người đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn của Tòa soạn - những tác giả giả còn lại, chúng tôi sẽ giới thiệu vào dịp khác hoặc trên tacphammoi.net. Kính mong các tác giả chưa có tác phẩm đăng trong số này thông cảm.


2. Hình thức
Bìa TPM số này do họa sĩ Lã Minh Kính thiết kế, tranh của họa sĩ Lê Thân. Ban đầu, họa sĩ Lã Minh Kính thiết kế 2 mẫu bìa và chúngg tôi đã đăng trên tacphammoi.net và caothamnguyen.com để trưng cầu ý kiến bạn đọc. Qua tham khảo ý kiến của nhiều người và sự nhất trí của của GS. Nguyễn Lân Dũng, nhà thơ Trần Đăng Khoa, chúng tôi quyết định chọn mẫu bìa đăng kèm thông báo này. 
Bố cục: Số này chúng tôi không phân bài theo chuyên mục như số thường kỳ mà chạy tít chung đầu trang: Xuân Giáp Ngọ, 2014. Việc sắp xếp bài chúng tôi ưu tiên đưa những vấn đề nổi bật lên đầu; sau đó xếp bài của tác giả theo vần A,B,C. Tuy nhiên, khi công tác chuẩn bị đã xong, một số tác giả mới gửi bài về Tòa soạn, nên bố cục của TPM bị phá vỡ. Vì lí do kỹ thuật và yêu cầu tiến độ, những tác giả gửi bài muộn, chúng tôi không thể sắp xếp theo quy ước ban đầu. Kính mong các tác giả và bạn đọc thông cảm.

ĐỀ NGHỊ

1. Đề nghị các tác giả có bài đăng trong TPM số này cho phép chúng tôi lần lượt giới thiệu trên tacphammoi.net.
2. Hiện tại, các đại lí TÁC PHẨM MỚI nợ tiền phát hành của ấn phẩm TPM nên chúng tôi tạm thời ngừng phát hành qua hệ thống đại lí để giải quyết công nợ. Các tác giả và bạn đọc có nhu cầu mua TPM số này, đề nghị đăng kí với Tòa soạn qua e.mail: tacphammoi07@gmai.com hoặc qua chị Nguyễn Thủy, phụ trách Trị sự: ĐT: 01295188868 * Email: thuy_nguyen200371@yahoo.com và vui lòng gửi tiền vào Tài khoản: Công ty TNHH TÁC PHẨM MỚI, 102010001724936, Ngân hàng TMCP Công thương VN. Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Chúng tôi sẽ gửi ấn phẩm tới tận nhà các bạn. 
Trân trọng cảm ơn  các tác giả và đông đảo bạn đọc đã ủng hộ TÁC PHẨM MỚI. Kính chúc cộng tác viên và bạn đọc sang năm mới gặp nhiều niềm vui.

Chỉ đạo nội dung TÁC PHẨM MỚI VÀ tacphammoi.net
Nhà báo Cao Thâm

DANH SÁCH TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN TÁC PHÂM MỚI, XUÂN GIÁP NGỌ

Lá thư đầu năm – GSTS.NGND. Nguyễn Lân Dũng – tr.1
Thì thầm hoa nở - Truyện ngắn của Ma Văn Kháng – tr. 3
Lên Sa Pa xem chợ người… Kinh – Phóng sự của Trần Đăng Khoa – tr. 6
Tây Bắc – thơ của Trần Đăng Khoa – tr. 7
Mùa xuân dạo quanh sới vật – Tản văn của Nguyễn Công Tiến – tr. 10
Nguyệt Vũ – Thơ – tr. 12
Ngày ấy “Con chim vành khuyên” – Cao Thâm – tr. 13
Lưu Quang Vũ – Thơ – tr. 21
Phạm Ngọc Chính – Thơ – tr. 24
Dùng dằng phận cối… - tản văn của Nguyễn Chu Nhạc – tr. 25
Tết nhà quê – ghi chép của Hoàng Thảo Chi – tr. 27
Tự nhiên lại nhớ nhà – tản văn của Đặng Hồng Thúy – tr. 31
Đặng Hồng Thúy – Thơ – tr. 32
Miên man trong lặng lẽ - tản văn của Nguyễn Thanh Bình (Hải Phòng) – tr. 33
Nguyễn Đình Hiển – Thơ – tr. 34
Từ “Trở về” đến “Mùa thiêng” – Đặng Huy Giang – tr. 35
Đặng Cương Lăng – Thơ – tr. 37
Đọc “Đất nước mình” của Thế Bình – Đỗ Ngọc Yên – tr. 38
Thơ phổ nhạc của Thế Bình – tr. 41
Tường Thanh Phương – Thơ – tr. 42
Lê Nhuệ Giang – Thơ – tr. 43
Hoa Lư – Một bài thơ hay của Trần Đăng Khoa – Phùng Công Thát – tr. 44
Vũ Trọng Hoài – Thơ – tr. 45
Đỗ Văn Quỳnh – Thơ – tr. 46
Từ Đại hội những người viết văn trẻ lần thứ nhất… - Lương Sơn – tr. 47
Lương Sơn – Thơ – tr. 49
Tam đại đồng đường… Vui lắm – truyện ngắn của Lưu Quốc Hòa – tr. 50
Mừng thọ - Nguyễn Trọng Liên – tr. 53
Đinh Ngọc Diệp – Thơ – tr. 55
Hoài niệm một vầng trăng – Lê Ngọc Hà – tr. 56
“Nhớ quê” - Mạch cảm xuyên suốt thơ Nguyễn An – tr. 58
Nguyễn An – Thơ – tr. 59
Thơ Bành Thanh Bần – tr. 60
Bùi Thị Bình – Thơ và thơ phổ nhạc – tr. 62
Truyện cực ngắn – Phạm Thanh Cải – tr. 64
Ổi rừng – truyện ngắn của Trịnh Tuyên – tr. 65
Vũ Nhang – Thơ – tr. 68
Trang thơ Cẩm Phả – tr. 69
Đặng Quang Long – Thơ – tr. 70
Nguyễn Hồng Minh – Thơ – tr. 71
Hồng Minh với những dòng thơ xuân – Võ Quảng – tr. 72
Giấc mơ đêm giao thừa – truyện ngắn của Vũ Thương Giang – tr. 73
Hồ Thanh Ngân – Thơ – tr. 76
Nhật kí người xa quê – Bùi Hoàng Tám – tr. 77
Cao Trần Nguyên – Thơ – tr. 79
Dọn nhà cuối năm – Trần Hồng Giang – tr. 80
Phùng Hương Nhu – Thơ – tr. 81
Dương Trang Nhung – Thơ – tr. 82
Nguyễn Mạnh Quỳnh – Thơ – tr. 83
Con người cẩn trọng – trích tiểu thuyết Cao Thâm – tr. 84
Nguyễn Xuân Sơn – Thơ – tr. 87
Trần Tá – Thơ – tr. 88
Đỗ Minh Tâm – Thơ – tr. 89
Tổ chim non ở Lũng Luông – phóng sự của Trần Đăng Tuấn – tr. 90
Nguyễn Văn Đào – Thơ – tr. 91
Phạm Duy Đức – Thơ – tr. 92
Hải Minh – Thơ – tr. 93
Phạm Trung Dũng – Thơ – tr. 94
Ươm nắng mưa thành thơ – Nhạc Hoàng Hải – tr. 95
Nguyễn Thanh Hải – Thơ – tr. 96
Bùi Đình Hiển – Thơ – tr. 97
Nguyễn Thị Hoàng Hòa – Thơ – tr. 98
Lê Anh Hồng – Thơ – tr. 99
Lê Việt Hùng – Thơ – tr. 100
Hồ Đình Bắc – Thơ – tr. 101
Đinh Thị Hường – Thơ – tr. 102
Mơ về nơi xa lắm – tản văn của Nguyễn Thị Hương (ba bài) – tr. 103
Nguyễn Đình Tâm – Thơ – tr. 105
Nguyễn Hồng Thái – Thơ – tr. 106
Phạm Thị Phương Thảo với tập thơ “Mắt sóng” – Hiền Đỗ – tr. 107
Ái Nhân Bùi Cao Thế – Thơ – tr. 108
Nông Thị Minh Thu – Thơ – tr. 109
Ngưng Thu – Thơ – tr. 110
Lê Văn Thuận – Thơ – tr. 111
Nguyễn Bích Thuần – Thơ – tr. 112
Quê hương – Xuân con về - Lã Minh Kính – tr. 113
Nguyễn Đăng Thuyết – Thơ – tr. 114
Lê Diệu Thường – Thơ – tr. 115
Nguyễn Trọng Hiệp – Thơ – tr. 116
Thuyền Thu – Thơ – tr. 117
Tình đồng đội trong thơ Minh Trang – Huy Trụ – tr. 118
Minh Trang – Thơ – tr. 120
Bùi Minh Trí – Thơ – tr. 121
Nguyễn Thị Thanh Vân – Thơ – tr. 122
Đỗ Thu Yên – Thơ – tr. 123
Hương Trầm thoang thoảng bay – tùy bút của Lê Nguyệt Minh – tr. 124
Ngày đầu đi học của bé Hằng – tản văn củaTrần Mỹ Giống – tr. 125
Năm người đàn bà trong làng – Dương Phượng Toại – tr. 127
Nguyễn Minh Khiêm – Thơ – tr. 131
Đồng Thị Chúc – Thơ – tr. 132 
Hoa đào mùa xuân – Quỳnh Trâm – tr. 133
Đỗ Thanh Tâm – Thơ – tr. 134
Hồ Thanh Tịnh – Thơ – tr. 135
Phan Thị Thanh Minh – Thơ – tr. 136
Nguyễn Ngọc Đấu – Thơ – tr. 136
Bùi Đăng Sinh – Thơ – tr. 136
Vòng mặt trời mùa xuân – tản văn của Trần Thị Hồng Hạnh – tr. 137
Cách hiểu khác về thành ngữ “Xỏ chân lỗ mũi” – Phạm Huy Việt – tr. 139
Lương Văn Toán – Thơ – tr. 140
Thanh Tùng – Thơ – tr.141
Ngôi trường mang tên nữ anh hùng tình báo Nguyễn Thị Lợi – Đinh Ngọc Diệp – tr. 142
Trang Nam Anh – Thơ trào phúng– tr. 143
Trò chuyện với Táo Quân – Trần Mạnh Tuân – tr. 144