Những bà mẹ tự tin sẽ để con gái tự phát triển theo cách con muốn. Họ nhìn con như một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng. Họ hiểu rằng, một bà mẹ “nữ hoàng” vẫn có thể sinh ra một cô con gái có thiên hướng vận động viên, hoàn toàn không mê những “trò con gái”. Một số bà mẹ khác có thể không như vậy, họ thiếu thoải mái và hay càm ràm chuyện ăn mặc của con. Bạn có tìm thấy chính mình trong những hoàn cảnh sau không?
Những cô con gái nhỏ thường đeo đồ trang sức của mẹ, vụng về đánh son phấn của mẹ hy vọng được cả nhà khen xinh. Đến tuổi thanh thiếu niên, có bé đã biết xuất hiện trước đám đông với vẻ ngoài đẹp rạng rỡ, có bé lại thậm chí chưa buồn rửa mặt bởi quan tâm hơn đến vẻ đẹp khác - trí tuệ của mình hay khả năng chơi tốt một môn thể thao nào đó.
Những bà mẹ tự tin sẽ để con gái tự phát triển theo cách con muốn. Họ nhìn con như một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng. Họ hiểu rằng, một bà mẹ “nữ hoàng” vẫn có thể sinh ra một cô con gái có thiên hướng vận động viên, hoàn toàn không mê những “trò con gái”.
Một số bà mẹ khác có thể không như vậy, họ thiếu thoải mái và hay càm ràm chuyện ăn mặc của con. Bạn có tìm thấy chính mình trong những hoàn cảnh sau không?
Người mẹ nghiêm khắc
Mẹ Susan không treo gương đứng trong nhà, đó là lý do cô bé hay phải trèo lên nắp bồn cầu để soi mình trong tấm gương nhỏ bố hay dùng để cạo râu. Susan bị cấm trang điểm. Cũng chẳng có nhiều tiền nên cô phải tự nghĩ cách “xoay” thật sáng tạo. Susan lấy bút dạ đen làm mascara, phấn viết xanh làm màu mắt còn phấn đỏ làm má hồng. Cô bé tự trang điểm trong lúc chờ xe buýt đến đón vào buổi sáng, với một mảnh gương vỡ giấu kín trong ngăn kéo đựng đồ lót.
Một ngày, mẹ Susan phát hiện ra điều đó. Bà rất tức giận, gọi Susan là đồ “vô tích sự”, bắt cô bé phải lau sạch mặt và tịch thu hết “son phấn” của cô.
Mẹ đã quá khắt nghe với Susan. Đến nay, Susan 54 tuổi, trở thành nhà thiết kế website mô tả mẹ là người “thiếu tự tin một cách sâu sắc”. Song Susan cũng hiểu lý do sự khắc nghiệt của mẹ: “Bà sợ nếu tôi cứ chăm chăm mãi vẻ ngoài của mình thì có ngày bị xe tông hoặc sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả”.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, một người mẹ không cho phép con được soi gương là đang phủ nhận cơ hội phát triển của đứa trẻ. Trẻ cần được nhận biết mình thực sự là ai, vẻ ngoài là tấm thẻ để nó giao tiếp với thế giới.
Susan đến nay trở nên cẩn thận hơn với cô con gái 15 tuổi của mình và chị không bao giờ phê bình, chỉ trích con bé. Một ngày con bé kẻ mắt rất đậm trước khi đến trường, Susan nói: “Con có đôi mắt rất đẹp. Kẻ thế này cực hợp vào buổi tối, nhưng ban ngày thì có vẻ hơi đậm”. Khi con bé đã lau bớt, Susan nói: “Đừng quên cách tạo ra đôi mắt ấn tượng vào buổi tối đó nhé, con sẽ phải chỉ mẹ cách làm đấy!”.
Người mẹ quyến rũ
Đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp những tấm hình chụp một bà mẹ nổi tiếng, ăn mặc rất đẹp dắt theo đứa con với vẻ ngoài bình thường. Hầu hết mọi người cho rằng hẳn khó khăn lắm cho đứa trẻ khi có một người mẹ quyến rũ đến thế.
Erika Katz, từng là người mẫu nhí và giờ là tác giả cuốn “Bonding over Beauty”, cuốn sách dành cho những bà mẹ nuôi dạy con cái tuổi thanh thiếu niên cho rằng, người mẹ nên tỏ ra ngưỡng mộ nhiều hơn trước vẻ ngoài của con. Khi đứa con gái 9 tuổi với mái tóc nâu hạt dẻ hỏi cô “tại sao con không có tóc vàng óng như mẹ?”, cô đã trả lời: “Mẹ ước gì có mái tóc óng ả như con ấy. Nếu tóc mẹ đẹp như tóc con, mẹ sẽ chẳng bao giờ cần nhuộm”.
Các cô con gái có thể “ghen tị” tí chút về vẻ đẹp của mẹ, sự cuốn hút của mẹ đối với thế giới. Katz thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và con gái cô không thích nhìn thấy mẹ khi đó. “Con bé sẽ không hôn mẹ cho đến khi tôi về nhà và trút bỏ hoàn toàn lớp son phấn”.
Người mẹ ưa cạnh tranh
Cạnh tranh nhìn chung gây tổn thương, cho dù đó là con gái so sánh mình với mẹ hay mẹ so sánh với con gái.
Khi một người mẹ cạnh tranh với con gái, cô ấy lờ mờ vẽ ra một ranh giới quan trọng. Đôi khi mẹ không thoải mái với việc mình đã già, và ở tuổi trung niên cô ấy sẽ nói “mình mặc quần jeans của con gái được không nhỉ?” - Đó chính là cạnh tranh.
Sharon, 30 tuổi, cho biết sự cạnh tranh gây ảnh hưởng rất xấu đến mối quan hệ của cô với mẹ. Cả hai mẹ con đều đẹp, nhưng mẹ thường hay so sánh hai người với nhau. Ví dụ bà sẽ nói: “Chân con to hơn chân mẹ nhiều đấy”. Sharon cho rằng mẹ không muốn cô nghĩ bản thân mình xinh đẹp. Khi Sharon đến tuổi teen và muốn mặc đồ sexy, hai mẹ con nổ ra nhiều trận cãi cọ, xung đột. Và ở tuổi 20, Sharon hét lên với mẹ: “Con đẹp! Rất đẹp! Và con không cần mẹ!”. Từ đó Sharon không còn nói chuyện với mẹ nữa.
Sharon tự chăm chút cho ngoại hình của mình, nhưng cô không muốn vẻ ngoài quyết định con người cô. Làm việc trong ngành marketing, Sharon cho hay “mọi người không nói chuyện với bạn nếu trông bạn không ưa nhìn. Tôi đã rút ra bài học đó”. Nhưng Sharon có kế hoạch lấy bằng tốt nghiệp tâm lý - ngành không quá coi trọng ngoại hình. Trong cuộc sống riêng tư, Sharon chú tâm đến việc giữ lại quanh mình những người thực sự yêu mến cô vì những lý do khác. Sharon cho rằng cô sẽ biết ngay nếu một người tiếp cận cô chỉ vì cô đẹp, và điều đó không hay ho chút nào.
http://www.giadinhonline.vn/nhung-dieu-me-day-con-gai-ve-sac-dep-d620.html