Khánh Ly và những hình ảnh 'động lòng người' khi còn trẻ

Khánh Ly sinh năm 1945, là một trong những hiện tượng âm nhạc Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước. Không những sở hữu giọng hát tuyệt vời, Khánh Ly còn được đánh giá là mỹ nhân bậc nhất thời bấy giờ. http://www.giadinhonline.vn/khanh-ly-va-nhung-hinh-anh-dong-long-nguoi-khi-con-tre-d19355.html

 

Khánh Ly (tên thật: Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945). Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ những năm 1960, gắn liền với các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là một trong những tiếng hát tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Khánh Ly cũng rất thành công với các nhạc phẩm tiền chiến và của nhiều nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn... Nghệ danh Khánh Ly được cô ghép từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong Đông Chu Liệt Quốc.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Khánh Ly có nhiều vinh quang và trắc trở. Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi nhưng Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây của nhạc sĩ Anh Việt nhưng không được giải gì.
Khánh Ly khi còn trẻ với vẻ đẹp làm xiêu lòng người
Nhiều ý kiến cho rằng, vào lúc bấy giờ, Khánh Ly là một trong những đệ nhất mỹ nhân của nhạc Việt
Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau "thần đồng" Quốc Thắng.
Năm 1967, do tình cờ cô gặp Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.
Hiện nay Khánh Ly vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình và là một diva (nữ ca sĩ được mến mộ) trụ cột của Trung tâm Thúy Nga
Ngày 24/9 năm nay, Khánh Ly được Cục NTBD cấp phép về Việt Nam biểu diễn (cùng thời điểm cấp phép với Bằng Kiều) tuy nhiên Khánh Ly đã không kịp trở về trong thời hạn giấy phép còn hiệu lực (hết tháng 12/2012).
Tuy nhiên Khánh Ly vẫn xác nhận mong muốn trở về hát, muốn “được kết thúc” ở nơi “khởi đầu”, “muốn có dịp ra thăm con đường Trịnh Công Sơn ở Huế, ra Hà Nội đi dưới hàng cây hoa sữa, nói với chim sâm cầm”.
An Nguyên