Việt Nam có phải là quốc gia kỉ lục về tướng lĩnh?

Nhiều người xem tivi cứ thốt lên: “Bây giờ nước mình sao nhiều tướng thế?” So với nhiều nước trên thế giới, có lẽ nước ta đứng vào hàng kỉ lục về tổng số tướng quân đội, công an tính theo tỉ lệ số dân, số quân. Riêng Bộ Quốc phòng hiện có hơn 400 tướng lĩnh đương chức. Đó là sự thật!

Cách đây 70 năm, sau khi ta thắng Pháp trong chiến dịch thu đông ở Việt Bắc, ngày 19/5/1948 Bác Hồ bàn bạc trong Hội đồng Chính phủ cần phong một số tướng để động viên quân đội xốc tới trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Được Hội đồng Chính phủ nhất trí, ngày 20/5/1948 Bác kí Sắc lệnh phong tướng cho 11 sĩ quan chỉ huy cấp cao đợt đầu tiên. Ngày 28/5/1948 tại xóm Nà Khọm, xã Phú Đỉnh, huyện Định Hoá, Thái Nguyên, Hồ Chủ tịch trao quân hàm tướng: Quân hàm Đại tướng cho đ/c Võ Nguyên Giáp; Trung tướng cho đ/ c Nguyễn Bình(chỉ huy ở Mặt trận Nam Bộ); và 9 Thiếu tướng : Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa và Trần Tử Bình.
Cấc vị tướng này chỉ huy tác chiến tại nhiều mặt trận suốt thời kì kháng chiến chống Pháp, nhiều tướng lập công xuất sắc ở các mặt trận trong cả nước, đặc biệt chiến công lẫy lừng tại Điện Biên Phủ đưa đến thắng lợi vẻ vang, hoà bình lập lại.
Sau năm 1954, vào các năm 1958- 1960 trở đi, Bác Hồ kí sắc lệnh phong một số tướng, trong đó có các sĩ quan cao cấp: Nguyễn Chí Thanh (Đại tướng), Trần Văn Trà, Song Hào, Trần Quốc Hoàn (Trung tướng) và các Thiếu tướng Đỗ Mười, Phan Trọng Tuệ, Lê Quang Đạo, Chu Huy Mân, Trần Độ, Trần Quý Hai, Trần Văn Quang, Hoàng Minh Thảo, Đặng Kim Giang, Bằng Giang, Vương Thừa Vũ, Đàm Quang Trung, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Chánh, Nguyễn Quyết, Phạm Kiệt, Tô Ký, Lê Quang Hoà, Lê Quảng Ba, Vũ Lập, Trầm Nam Trung, Nguyễn Thị Định, Trần Sâm, v.v...Rất tiếc cho mấy vị có công lớn nhưng chưa kịp được phong tướng đã từ trần là Phùng Chí Kiên, Trần Đăng Ninh,v.v...
Các tướng lĩnh trên chỉ huy quân đội trong suốt thời kì xây dựng hoà bình miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả giúp bạn Lào, Căm-pu- chia. Có những tướng chuyển sang lãnh đạo cơ quan Nhà nước như các ông Đỗ Mười, Phan Trọng Tuệ. Trong chống Mỹ, nhiều sĩ quan hàm Đại tá, Thượng tá đảm nhiệm vai trò chỉ huy cấp chiến lược. Ví dụ: Quân chủng Phòng không- Không quân chỉ có hai Đại tá là Phùng Thế Tài làm Tư lệnh, Đặng Tính làm Chính ủy. Tương tự, Bộ Từ lệnh 559 (Bimh đoàn Trường Sơn) chỉ có các Đại tá Đồng Sỹ Nguyên, Võ Bẩm là chi huy cao nhất của mặt trận, tất nhiên cuối cuộc kháng chiến có tăng cường một số cán bộ cao cấp cho mặt trận.
Sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972), Hiệp địnhPa-ri (1/1973) và nhân kỉ niệm lần thứ 30 ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1974), Nhà nước quyết định phong một số tướng lĩnh nhằm động viên quân đội chuẩn bị bước vào chiến dich Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Trong đó có Đại tướng Văn Tiến Dũng, trung tướng Đinh Đức Thiện, 2 Đại tá được phong vượt cấp lên Trung tướng là Đồng Sỹ Nguyên, Lê Đức Anh, 2 thiếu tướng được phong vượt cấp là Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân và một số tướng khác. 
Như vậy, suốt 2 cuộc kháng chiến, kể từ đợt phong tướng đầu tiên năm 1948 đến đợt cuối năm 1974, toàn quân có khoảng 40 tướng. Sau giải phóng miền Nam và trong cuộc chiến tranh biên giới cho đến năm 1990 cả nước cũng có khoảng trên dưới 100 tướng.
Năm 2014, Chính phủ trình QH Dự án luật Sĩ quan QĐND VN (sửa đổi), Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị QH cho quân đội được giữ nguyên tổng số tướng tại chức hiện có (485 người). QH thảo luận tại 2 kì họp và tại kỳ họp thứ 7 (Khoá XIII) đối chiếu quy định về chức danh trong luật đã biểu quyết thông qua và ban hành luật số 72/2014/QH-13 ngày 27/11/1914 thì tổng số tướng được giữ 415 người (giảm 70 tướng so với hiện có).
Đến đây thấy rõ, trong thời bình như hiện nay, quân số chỉ bằng 25-30 phần trăm so với thời chống Mỹ và chiến tranh biên giới nhưng số tướng tại chức năm 2014 tăng gấp 12 lần (nay cũng khoảng 10 lần) và gấp 40 lần thời kì chống Pháp.
Còn ở Bộ Công an, những năm chống Mỹ có số tướng kể cả lực lượng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) cũng chỉ có 4- 5 tướng, lúc đó không có đơn vị cấp Tổng cục. Năm 1980, Bộ Công an (có thời kì là Bộ Nội vụ) thành lập 4 Tổng cục, sau này lên 8 Tổng cục, 2 Bộ Tư lệnh, 126 cục, v.v... Số tướng cũng “phát triển” lên hàng trăm người. Ở cơ quan Bộ, hàm Trung tướng có cả cấp Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thậm chí Phó cục trưởng,v.v...
Trong tình hình kinh tế phát triển chậm và trong điều kiện hoà bình ổn định như nước ta, quân số trong quân đội ít hơn rất nhiều so với thời kì chiến tranh mà gia tăng quá nhiều tướng lĩnh là một gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, cho tiền thuế của người dân phải đóng góp. Bởi vì, thêm một ông tướng là phải đầu tư xe cộ, phương tiện làm việc, trụ sở, người giúp việc, bộ máy phục dịch, tiền lương rất cao, v.v...
Tại Trung Quốc láng giềng, hàm quân đội trước đây có Nguyên soái, Đại tướng. Bây giờ trần quân hàm cao nhất chỉ Thượng tướng như chức Bộ trướng Bộ Quốc phòng đương nhiệm, trong khi số quân của họ chắc đông hơn quân số của nước ta.