Đọc Nguyễn Thanh Vân

Nguyễn Thanh Vân xin có lời cảm ơn những người bạn: Trần Đăng Khoa, Nguyễn Chu Nhạc, Việt An, Biển Lặng, Đỗ Thu Nga và các anh Phạm Quang Hiển, Lã Minh Kính đã hết lòng giúp đỡ để ra đời đứa con tinh thần này. Xin trân trọng giới thiệu bài bình của Nguyễn Thị Én trong tập thơ.

 

ĐIU TRĂN TR TRONG THƠ NGUYNTHANH VÂN

 

Không phải là nhà thơ nhưng Nguyễn Thanh Vân như một người cầm bút chân chính. Tôi thích đọc thơ anh không phải vì những hình ảnh lãng mạn bay bổng hay vì ngôn từ “có cánh” được gọt giũa, trau chuốt mà bởi những điều trăn trở mang tính nhân văn ẩn trong những vần thơ mộc mạc, hồn nhiên chân chất gần gũi với cuộc sống đời thường của anh. Với một trái tim nhạy cảm, anh  đã vẽ nên bức tranh thơ bằng những gam màu tương phản, trên cái nền cảnh của cuộc sống thực tại; lặng lẽ gửi vào đó nỗi ưu tư, trăn trở với đời.

Sinh ra và lớn lên trên một vùng quê đầy nắng gió – Tuyên Hóa, Quảng Bình, Nguyễn Thanh Vân hiểu cuộc sống gian khổ của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh người phụ nữ - người mẹ - người vợ trở thành hình ảnh chủ đạo xuyên suốt trong thơ anh. Tình yêu thương, sự thấu hiểu, lòng cảm thông sâu sắc là cội nguồn của mọi cảm xúc. Chính vì thế, có nhiều bài thơ chỉ là nỗi lòng, là kỉ niệm riêng tư về mẹ, về quê hương của tác giả nhưng lại chạm đến nỗi lòng của rất nhiều người (Mui m hôi, Nghĩa đa làng bên sân gôn, Băng rôn khu hiu, Tháng giêng và  m,…). Đọc thơ Nguyễn Thanh Vân, tôi hình dung anh là người đàn ông lặng lẽ bởi giọng thơ đằm thắm, mạch thơ luôn chậm rãi như dòng chảy nhẹ nhàng, thong thả của dòng Sông Hương quê tôi, dù rằng sau những câu thơ nhẹ nhàng ấy là những ưu tư về cuộc sống, về con người.

Thơ Nguyễn Thanh Vân xoay quanh nhiều đề tài: về mẹ, về những người dân lao động, về tình yêu… Nhưng dù ở đề tài nào, thơ anh cũng chất chứa bao điều trăn trở về tình đời, tình người khiến người đọc phải suy nghĩ. Những cảnh đời trớ trêu cứ lặng lẽ đi vào thơ anh, chắt thành những giọt đời đắng chát:

“Nhng người đàn bà chân ngn
Ng
ười cao nht cũng ch bng chiếc đòn gánh
H
đi gánh thuê
Nh
ng thùng hàng t biên gii v
Nh
ng st hàng t Nam ra
ch
t thành đng trên đường đêm Trn Nht Dut
cao ngang c
u Long Biên.

Khi nh
ng người đàn bà chân dài đã v gic ng êm
Nh
ng người đàn bà chân ngn vn bước trong đêm
m
i miết hành trình kiếm tìm cơm áo.

………………………

Khi đng hàng 
Th
p xung mt đt
Ng
ười đàn bà nht nhng mnh bìa rách
D
n sch màn đêm
Gánh ra b
sông Hng
Ng
i th
Xòe tay đ
ếm nhng đng tin l
Gi
ơ lên
Soi d
ưới ánh bình minh.”

(Người đàn bà gánh đêm)

Những dòng thơ tưởng chừng như lời trần thuật khách quan nhưng lại giấu  bao điều trăn trởxoáy vào lòng người. Trăn trở về những cảnh đời đối lập trong cuộc sống, về nỗi vất vả khó nhọc của mẹ, những hoài niệm về một tình yêu trong sáng… Ta thường bắt gặp trong thơ anh những mảng màu tương phản. Trên cùng một nền cảnh, một giới tính nhưng hai mảnh đời, hai thân phận đối lập nhau. Qua bức tranh đối lập ấy, chúng ta nhận ra tâm sự của tác giả -  xót xa cho những phận người mong manh trong cuộc mưu sinh để tồn tại.

Hẳn bạn đọc không ai không thoáng chút se lòng khi đọc những dòng thơ trên. Và sau cái se lòng nhân văn ấy, ta lại liên tưởng đến tác giả - người cầm bút vẽ nên cảnh đời đối lập kia.  Đọc thơThanh Vân, tôi chợt nhớ đến một cách định nghĩa Thơ: “Thơ là tiếng th dài ca nhng tâm hn giàu lòng trc n…”. Lòng trắc ẩn ấy chính là nhân tố để khi gấp sách lại, hình ảnh thơ vẫn còn đọng lại trong tâm trí người đọc. Dù chưa nhiều nhưng thơ anh đã có những hình ảnh như thế.

Mỗi bài thơ của Nguyễn Thanh Vân là một lát cắt của cuộc sống, tuy thiết diện hẹp nhưng lại là những mảnh ghép mang giá trị nhân văn làm nên cái tình, cái nghĩa giữa con người với con người; phơi bày những cảnh đối lập trớ trêu trong cuộc sống… Một điều đáng nói là những cảnh đối lập ấy không hiếm mà nhan nhản trong cuộc sống, ai cũng từng nhìn thấy và bỏ qua. Nhưng khi đi vào thơanh, những cảnh đời ấy lại làm lay động lòng người (ta tìm thấy ý nghĩa này trong những bài thơ: Người đàn bà gánh đêm; Nghĩa đa làng bên sân gôn; Mui m hôi, Tháng giêng và m,…).

Thơ anh để lại ấn tượng trong lòng người đọc không phải ở ngôn từ bóng bẩy mà chính ởnhững hình ảnh mang hơi thở của cuộc sống đời thường bình dị. Thơ anh thường khắc họa những hình ảnh đối lập giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa nghèo và giàu... khiến người đọc cũng như bị giằng xé bởi hai trạng thái tình cảm: yêu thương và căm ghét, thông cảm và phẫn nộ... Trời sinh ra phận làm người nhưng kẻ vất vả, khốn khó, người sang giàu, phong lưu. Đó sẽ là lẽ thường tình nếu những sốphận ấy cứ lặng lẽ, tách bạch trôi theo dòng đời, mỗi người một phương. Nhưng nếu đặt những sốphận này cạnh nhau thì điểm nhấn sẽ là sự đối lập, gây phản cảm và dẫn đến sự bức xúc trong lòng người. Chúng ta có suy nghĩ gì trước hai hình ảnh đối lập: những ngôi mộ nằm “chen chúc” trong một khoảnh đất nhỏ của nghĩa địa làng, trong khi, bên cạnh đó là sân gôn chiếm một diện tích thênh thang, nơi phục vụ trò chơi giải trí cho giới “thượng lưu”. Dẫu biết rằng, đó là môn thể thao lành mạnh nhưng giá như cuộc sống đừng “mất cân đối” như thế.

“Thanh minh
M
ra đng vi ni chui xanh
N
m hương thơm
đ
t ni lòng trong gió
M
ông, m
m
cha, m m
m
chng, m con
nh
ng  nm đt nh thon
chen chúc nhau trong ngh
ĩa đa.

…………………..

M trách mình sng lâu
Giá đ
ược chết sm hơn bà hàng xóm
Th
ước đt đó vn còn
M
s được bên chng, bên con
M
s giã t kiếp nông dân làm rung
tr
thành cô thôn n
đ
y xe gôn cho nhng ông ch
trên cánh đ
ng làng quê lúa 
thênh thang cánh cò bay

( Nghĩa địa làng bên sân gôn )

Điều làm tôi chú ý trong thơ Nguyễn Thanh Vân là tác giả cứ như vô tình đặt hình ảnh đối lập bên cạnh nhau bằng những dòng thơ mang tính tự sự chậm rãi nhưng đằng sau đó lại phơi bày những cảnh khiến người đọc đắng lòng. Chính tính tự sự khiến những dòng thơ cứ xâu chuỗi, nối kết nhau tạo thành một mạch thơ xuyên suốt trong toàn bài. Vì thế, khi đọc thơ anh, tôi thường đọc chậm rãi một mạch cả bài để suy ngẫm về điều trăn trở của tác giả. Bởi, nếu tách rời từng hình ảnh thì ta khó lòng cảm nhận được cái hay của chiều sâu ý nghĩa. Có lẽ, đây là một đặc điểm tạo nên nét cá biệt của thơ Nguyễn Thanh Vân.

Bên cạnh những cảnh đời khốn khó của người lao động thì hình ảnh mẹ là một trong những hình ảnh làm nên điểm sáng cho thơ Nguyễn Thanh Vân. Những bài thơ viết về mẹ bao giờ cũng chất chứa nỗi nhớ thương, sự thấu hiểu của một người con. Vì thế, đằm sâu trong nỗi nhớ thương là tâm trạng dằn vặt vì thấy mình chưa làm được gì để đền bù cho những tháng ngày gian khổ của mẹ.

“Bn mùa, m ch mc áo nâu 
Chi
ếc áo nào m mc trước mc sau
Nào đâu con bi
ết ?
N
i nhc nhn theo tháng năm đng l
Tr
ng sau lưng vt mui trng m hôi.

Chiếc áo nâu
m
ười tám năm xa cách
con v
n treo bên liếp ca trước hiên nhà
Đ
m không đi xa
M
vác cuc ra đng, ra bãi
M
vn li sông, m vn lên rng…

….

Ôi ht mui m hôi 
M
n chát mt đi …”

(Muối mồ hôi)

Đã biết bao lần tôi đọc bài thơ trên nhưng cứ mỗi lần đọc, lòng tôi lại như có muối xát. Bài thơnhư chính nỗi lòng của tôi vậy! Có lẽ không phải chỉ có anh và tôi mà còn biết bao người con nữa cũng đã cất giữ một kỉ vật của mẹ để cảm nhận mẹ luôn hiện hữu bên mình. Một lần, tôi không nén nỗi xúc động khi nghe giọng nói chậm rãi, trầm buồn của anh qua điện thoại khi tôi hỏi về bài thơ: "Vết hn ca mui bin thì bình thường nhưng mui m hôi ca m thì xót lm. Anh đã gi chiếc áo ca mtrong mt thi gian rt lâu, cho ti khi không gi được na...". Vì thế, anh viết về một người Mẹ cụ thểnhưng lại chạm đến nỗi lòng của biết bao người. Anh đến với thơ không cầu kì, tô vẽ mà tự nhiên nhưhơi thở. Tình cảm, nỗi nhớ thương mẹ được anh viết bằng ngôn từ bình dị, mộc mạc nhưng khiến người đọc lặng người.

Thơ Nguyễn Thanh Vân viết về nhiều đề tài nhưng dù nói về  tình yêu, về người dân lao động hay những hoài niệm về mẹ, về quê hương, … thì đề tài nào cũng chất chứa bao điều suy tư, trăn trở. Chính những điều trăn trở ấy khiến thơ anh “tĩnh mà không tĩnh”, lặng lẽ nhưng xót xa. Đọc thơ anh, tôi suy ngẫm đến lời Phật dạy: “Đi là b kh”. Nhưng nỗi khổ ấy không phải là “nghip chướng luân hi” mà chính ở sự phân hóa giàu nghèo của cuộc đời thực. Dù đôi lúc, để giải tỏa nỗi ưu tư trăn trởtrước cảnh đời trớ trêu, anh đã hướng đến Thiền, tìm về cõi tĩnh để trút bỏ phiền não nhưng ngay cảtrong cõi vô vi ấy, cuộc sống đời thường vẫn luôn kéo anh về với thực tại. Chính vì thế, thơ anh luôn chất chứa bao điều trăn trở…

“Nào em, bt đu t đây
Em nh
m mt li cho đy nng rơi
M
t mình vt v ngược xuôi
Thân cò, cánh v
c, đu tri cui sông.

Đi là sc sc, không không
L
loi mt kiếp, bão giông bn b
Đ
i là sân, hn, si, mê
Em
ơi rũ hết, ta v Bng Lai. 

Hết thin. M mt. Đâu ng ?

Cõi trn mt gánh, ch trưa em v

(Thiền)

Đến với thơ Thanh Vân, thoạt đầu, tôi chỉ chú ý đến tứ thơ - một cái tứ quen nhưng lại rất mới. Nhưng khi thong thả, chậm rãi đọc thơ anh, lại phát hiện thêm những  điều thú vị. Tôi chợt  nghĩ: Sao những vần thơ hồn nhiên, mộc mạc, chân chất, ngôn ngữ thiếu trau chuốt kia lại khiến tôi chú ý? Phải chăng, bởi nó ẩn giấu bao điều suy tư, bao nỗi trăn trở về con người, về cuộc đời? Thế mới biết, cái Tình, cái Nghĩa và cao hơn là cái Tâm của người cầm bút đôi lúc có sức thuyết phục người đọc, làm mờ đi sự “khiếm khuyết” về nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy thơ anh luôn chất chứa bao điều trăn trở về sự phân hóa giàu nghèo tạo nên những cảnh đời đối lập làm xót lòng người đọc nhưng niềm tin lại đem đến cho thơ anh một thanh âm trong trẻo. Niềm tin vào con người và cuộc sống, cao hơn hết là niềm tin vào điều Thiện là cảm hứng đáng quý trong thơ anh. Tuy có ảnh hưởng màu sắc duy tâm của thuyết “Nhân quả ” nhưng cái nhân quả trong thơ anh chính là sự logic của cuộc sống - “Đi qua hết rng già” con người sẽ được “ngm tri xanh/ xanh đến tn cùng...”(Đi trong rừng cổ thụ). Anh tin tưởng sau cơn mưa trời lại sáng, sau gian khổ là hạnh phúc.

Tháng mười hai                                                                             Tháng con trâu
nh
c nhn
đi qua mùa g
t
Đ
t cày lên
ngâm mình trong giá bu

ng
m phù sa đi ht mùa sau.
….
Tháng gói l
i nhng ngày xưa cũ
Tháng đ
ưa tin cơn mưa đông r
Cho hoa Đam Mê 
n
trng mt min quê...”

(Tháng mười hai)

Tuy chưa thật rõ nét nhưng tia sáng niềm tin đã giúp anh đứng vững và có chính kiến trước bao biến thái của cuộc đời. Dẫu thế nào, hãy cứ trân trọng những gì ta có hôm nay để ngày mai không hối tiếc. Hy vọng, đây là nhân tố giúp anh nhẹ lòng trước bao điều suy tư, trăn trở… Tôi tin rằng, nếu anh chú ý trau chuốt ngôn từ để câu thơ thêm “mềm mại”, giàu “chất thơ” hơn thì anh sẽ có những bài thơđầy ấn tượng, thuyết phục người đọc.

Chúc anh giữ mãi những cảm xúc nhân văn khi viết về con người và cuộc sống của họ!

Ngày 14/5/2013

Nguyn Th Én - Trường ĐH Hà Tĩnh