Chương 8. NEM CHẢ NGƯỜI ĐẸP – tiếp SẬP HẦM
Ngôi biệt thự nằm bên ngã ba đường; mặt trước đắp những hình khối lạ mắt; những họa tiết cầu kỳ, lòe loẹt – không phù hợp với ông chủ cộc cằn, thô lỗ của nó – Tổng giám đốc Văn Chèo. Chiều nay Văn Chèo gọi điện về thông báo với vợ đang tiếp khách trên Hà Nội. Nhân lúc Chèo đi vắng, các con đi học xa, Huệ tự tay làm món nem cua bể và chả mực mời Nhật.
Chương 8. NEM CHẢ NGƯỜI ĐẸP –tiếp SẬP HẦM
Ngôi biệt thự nằm bên ngã ba đường; mặt trước đắp những hình khối lạ mắt; những họa tiết cầu kỳ, lòe loẹt – không phù hợp với ông chủ cộc cằn, thô lỗ của nó – Tổng giám đốc Văn Chèo.
Chiều nay Văn Chèo gọi điện về thông báo với vợ đang tiếp khách trên Hà Nội. Nhân lúc Chèo đi vắng, các con đi học xa, Huệ tự tay làm món nem cua bể và chả mực mời Nhật.
Hai món ăn đặc sản biển Quảng Ninh được Huệ chế biến cầu kỳ, trình bày đẹp mắt nhưng dường như Nhật không quan tâm đến miếng ăn. Anh lơ đễnh nhìn qua cửa sổ. Dưới ánh đèn, gương mặt anh bàng bạc, không hiểu vui hay buồn.
Rượu mạnh được rót ra. Huệ nâng chén rượu:
-Em mời anh. Chúc anh sức khỏe.
Nhật ỡm ờ:
-Anh đang khổ vì khỏe…
Gắp miếng nem vào bát của Nhật, Huệ mời:
- Kìa, anh ăn đi cho nóng.
Nhật cảm ơn, từ tốn đưa miếng nem lên miệng, vội thốt lên:
-Cay quá!
Bữa ăn có hai món, mỗi món một bát nước chấm. Huệ cho rằng, nước chấm là linh hồn trong bữa ăn nên cô pha rất cầu[CM1] kỳ. Bát chấm nem, Huệ pha nhạt, thêm đường, tỏi …; bát chấm chả là mắm nguyên chất, rắc hạt tiêu; bát nào cô cũng cho ớt. Nhìn anh chảy nước mắt vì cay, cô thấy như có lỗi:
-Chết, em xin lỗi…Để em pha bát khác…
Hai bát nước chấm không ớt, không hạt tiêu được bày ra. Huệ gắp miếng chả, chấm vào bát mắm mặn, mời Nhật:
-Anh ăn món này đi. Món này ăn nóng mới ngon.
Nhật từ tốn đưa miếng chả lên miệng, nhai. Huệ nước nhìn anh:
-Ngon…không anh?
-Hơi mặn.
-Úi, anh ăn nhạt thế cơ à? Để em chế ít nước sôi.
-Thôi, không cần đâu em ạ.
Rồi Nhật khen món chả, món nem đều ngon; khen Huệ là bậc thiên tài; khen Huệ đẹp…Gương mặt Huệ rạng ngời. Cô ngắm nhìn Nhật ăn. Thế ngồi của anh thật đàng hoàng. Anh gắp từ từ. Khi chấm mắm, Nhật nhúng một góc miếng chả từ từ đưa lên miệng. Cái miệng của Nhật khi nhai múm mím, thật đáng yêu. Thi thoảng, Nhật dùng giấy lau chấm chấm nơi khóe mép. Thật tao nhã và lịch lãm. Nhìn Nhật ăn, Huệ chợt tê tái nghĩ đến Chèo.
… Chèo có nết ăn thật xấu. Khi gắp miếng ăn đưa vào miệng, anh vừa nhai nhồm nhoàm, vừa dùng đũa vun thức ăn quanh đĩa rồi đưa đầu đũa lên miệng, mút; rồi anh khạc, anh ho, anh xì mũi, anh gõ bát; thi thoảng móc thức ăn bám trong hàm. Đồ luộc, anh nhúng ngập trong bát mắm. Xong, anh chấm chấm vào đĩa thức ăn bên cạnh để mắm không vãi ra mâm. Huệ khó chịu, nhắc nhở anh, chấm như thế gây phản cảm. Chèo cười hề hề, vẽ chuyện, chấm thế nào chẳng được. Rồi Chèo hồn nhiên kể, ngày bé, bố anh quán triệt cho cả nhà, đồ luộc phải chấm đứng! Ông giải thích, chấm đứng là để hạn chế lượng muối vào cơ thể; là để đề phòng các bệnh như viêm thận, cao huyết áp. Ông nghe đài nói, ở quốc gia nào đó, chính phủ quy định định hạn mức sử dụng muối cho mọi người dân. Là ông giải thích vậy chứ kỳ thực, ông sợ... tốn mắm; cách chấm như Văn Chèo, mắm đâu cho lại! Mỗi lần ngồi vào mâm, bị khống chế, bị theo dõi hành vi... chấm mắm, Văn Chèo thấy khó chịu quá. Bữa nọ, khi ông bố vừa rời mâm, Văn Chèo chớp thời cơ nhúng cả gắp rau muống vào bát mắm. Em gái Văn Chèo thấy thế liền mách bố. Bố Văn Chèo bảo, “Kệ cha hắn. Hắn ăn mặn, hắn uống nước, nổ bụng cho chết cha hắn!”
… Với Huệ, nết ăn của Văn Chèo chưa kinh bằng tư thế ngồi của anh trước miếng ăn. Mùa hè, về nhà anh thường cởi trần. Người anh vâm vấp, cúi rạp xuống mâm; cái bụng đen trũi hằn lên những múi; đôi chân khoanh chữ ngũ, mơi mu bàn chân lộ ra cái tổ đỉa sần sùi. Đã vậy, anh thường ngồi đầu quạt. Mùi mồ hôi nách, mùi rượu, mùi tỏi xộc vào mặt Huệ, tởm lợm.
-Em đang nghĩ gì thế? –Nhật hỏi.
-Không, không – Huệ nhìn ra cửa sổ - Anh nhìn kìa. Thành phố mình đẹp nhỉ, anh nhỉ?
Nhật nhìn ra. Thành phố đã lên đèn. Đường phố tấp nập xe cộ. Tiếng động cơ, tiếng còi xe rú inh ỏi. Nhật “phản biện”:
-Anh lại thấy thành phố như lên cơn động kinh!
Huệ chưng hửng:
-Em… không hiểu…
-Em có biết dòng xe cộ sấp ngủa cuống cuồng kia họ đi về đâu không?
-Sao em biết được. Thì sao ạ?
-Thì đấy là biểu hiện của sự sống gấp gáp, giành giật xuất phát từ lòng tham mù quáng của con người. Sự tham lam giành giật ắt dẫn đến sự xung đột, sự rối loạn. Đó chính là căn bệnh xã hội, em hiểu không?
Lời nói của Nhật ứng nghiệm vào kết cục bi thảm của Chèo, của ông Tạch Già và Đang sau này. Nhưng chuyện này kể sau. Bây giờ, Nhật đang giảng giải cho Huệ Lý luận về vô thức, Lý luận về nhân cách và Thuyết tính dục trong Học thuyết Phơrớt - Nhà tâm lý học người Áo (1856 - 1939). Anh phân tích nguyên nhân của các bệnh tâm thần do bản năng tính dục bị đè nén. Từ Phờrớt, Nhật giải thích với Huệ về sự rối loạn, mất phương hướng của xã hội đương đại.
Huệ chăm chú lắng nghe Nhật nói mặc dù cô không hiểu những lý luận cao siêu mà Nhật đang say sưa giảng giải. Cô bỗng thấy anh uyên bác quá, sáng láng quá và mạnh mẽ nữa. Nhất là khi anh mang Thuyết tính dục của Phờ rớt để “soi rọi” tình cảm của họ. Rằng ham muốn bản năng của anh ghê gớm, như chiếc lò xo bị nén. Đối trọng trên chiếc lò xo là lòng tự trọng, là dư luận và sự bình ổn. Anh lộ liễu kể cho Huệ nghe, có đêm, ham muốn trong anh sôi sục réo đòi, anh phải tự giải tỏa…Huệ không hiểu khái niệm rộng lớn về tính dục của học thuyết Phờrớt. Cô chỉ lờ mờ hiểu rằng, ham muốn bản năng của cô và của anh bị bị kìm hãm, bị đè nén triền miên, nay mới có cơ hội để “bục” ra; để thăng hoa. Người cô râm ran. Không cưỡng nổi, cô nhào sang ôm ghì lấy anh; hôn lên mặt, lên môi anh. Nhật cũng không thể từ tốn, lịch lãm. Anh ôm mông Huệ siết chặt. Anh bật phăng cúc áo của Huệ rồi vục mặt ngấu nghiến vào bầu ngực căng nức, phập phồng. Mùi mắm, mùi tỏi, mùi nen chả vương vãi lên mặt, lên môi, cổ, lên ngực nhau. Huệ lập cập lần xuống quần anh, thốt lên:
-Ôi trời…
Nhật:
-Tý nữa…
Huệ hổn hển:
-Em không chịu được nữa. Cả tháng nay rồi…
Cùng lúc, tiếng còi xe của Văn Chèo đột ngột giục giã, hối thúc. Huệ hốt hoảng chạy xuống mở cổng:
-Sao anh gọi điện bảo anh đi Hà Nội?
-Đâu. Anh bảo là anh bận mời cơm mấy thằng trên Hà Nội. Ăn xong, phải mời chúng nó mấy con bớp mới về được.
Cô nói to, cốt cho Nhật nghe:
-Điện nó phập phù thế nào ý. Tưởng anh không về, em nhờ anh Nhật sửa rồi mời anh ấy ở lại ăn cơm.
Chèo vốn cả tin. Tin rằng, Nhật Điếc không có chức năng đàn ông nên nhiều lần Chèo nhờ Nhật lái xe đưa vợ đi giải quyết công việc của Công ty hay việc riêng. Đây là những cơ hội tốt để họ vụng trộm yêu nhau. Bây giờ, Chèo cười phớ lớ, khen Nhật giỏi, Nhật đa năng. Mùi rượu, mùi tỏi từ mồm Chèo phả ra nồng nặc. Anh bốc miếng chả, nhúng ngập vào bát mắm, đưa lên miệng. Mắm vãi ra bàn, ra áo của Chèo.